Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Bàn Thờ Cúng Giao Thừa – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Bàn Thờ Cúng Giao Thừa đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bàn Thờ Cúng Giao Thừa trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: DỌN BÀN THỜ CÚNG MẸ – Nhạc Võ Tá Hân – Thơ Hoang Phong – Ca sĩ Xuân Phú

Bạn đang xem video DỌN BÀN THỜ CÚNG MẸ – Nhạc Võ Tá Hân – Thơ Hoang Phong – Ca sĩ Xuân Phú mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh votahan từ ngày 2010-02-11 với mô tả như dưới đây.

DỌN BÀN THỜ CÚNG MẸ – Nhạc Võ Tá Hân – Thơ Hoang Phong – Ca sĩ Xuân Phú

Một số thông tin dưới đây về Bàn Thờ Cúng Giao Thừa:

1. Sắp dọn bàn thờ

Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, nhang là tinh tú. Hai bát nhang để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc nhang trầm dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát nhang.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và nhang là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát nhang để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

2. Cúng giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, trái cây, rượu nước và vàng mã. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

3. Cúng giao thừa trong nhà

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:

Cỗ mặn: tùy theo sự chuẩn bị của từng gia đình, nhưng thường gồm những món sau:

Đồ nếp truyền thống:

  • Bánh chưng
  • Xôi gấc
  • Chè kho

Các loại giò:

  • Giò lụa
  • Giò xào giòn

Các món nộm, salad, dưa:

  • Nộm đu đủ thịt bò
  • Nộm rau câu
  • Dưa góp : su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối.

Món nguội:

  • Gà luộc
  • Bê tái chanh
  • Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
  • Bắp bò ngâm mắm

Món chiên, rán:

  • Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
  • Chả cá
  • Chả mực
  • Gà rán mật ong, lá chanh
  • Nem

Món hầm:

  • Chân giò hầm măng
  • Mọc nấu măng, mộc nhĩ

Món nước:

  • Miến gà – măng
  • Canh xương măng

Cỗ ngọt và chay: nhang, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.

Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Thực tế, ngoài ý nghĩa tâm linh đẹp đẽ, cúng giao thừa còn là dịp để gia đình được quây quần. Chúc bạn có một mùa Tết đoàn viên thật đầm ấm và nhiều điều tốt lành.

Có thể bạn quan tâm:

Độc giả có thể tham khảo mẫu Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời dưới đây trích từ cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn Hóa – Thông Tin):

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời
Nam mô A di đà Phật (3 lần)

Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
– Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
– Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển
– Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm cũ…………… với năm………., chúng con là: …………….., sinh năm: ………, hành canh: ……….. tuổi, cư ngụ tại số nhà:………, ấp/khu phố:……….., xã/phường ……….., quận/huyện/ thành phố …………………., tỉnh/thành phố ……………………
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân.
Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài cựu niên đương cái Thái tuế, ngài tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc. Sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng.
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất. Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình.

>>>Những lời chúc Tết dành cho cha mẹ thân thương, ý nghĩa nhất

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất.

Sắp lễ cúng giao thừa trong nhà bao gồm những gì?

Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn. Cụ thể gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).

Mời các bạn tham khảo mẫu Văn khấn cúng giao thừa trong nhà dưới đây trích từ cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn Hóa – Thông Tin):

Văn khấn giao thừa trong nhà
Nam mô A di đà Phật (3 lần)

– Nam mô Đương lai Hạ sinh Di Lặc tôn Phật
– Nam mô Đông phương Giáo chủ Dược sư Lưu ly Quang vương Phật
– Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần- các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh.
Nay phút giao thừa năm cũ……… với năm……….
Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi (ví dụ: 75 tuổi), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …………………
Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật – Thánh, dâng hiến tôn thần, tiến cúng tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ thần, Phúc đức chính thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, bá thúc đệ huynh, cô di tỉ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A di đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau khi cúng xong, xem như Tết thực sự đã đến với gia đình. 

>>Những lời chúc Tết hay và ý nghĩa

Cúng giao thừa là gì?

Ngày xưa, giao thừa còn được biết đến với tên gọi là Lễ trừ tịch. Trừ tịch là ngày diệt trừ ma quỷ trong văn hóa phương đông. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ được cử hành vào lúc giao thừa nên được gọi là lễ giao thừa.

Chính bởi nguyên tắc gieo nhân nào, gặt quả đó hay có nghĩa là dựa trên việc con người đã làm và phải nhận lại những hậu quả hay được ban phúc. Nên vì thế trong quan niệm của ông bà ta khi làm lễ cúng phải thần tâm, rất cẩn thận và bày cỗ cho các quan trên Thiên Đình.

Đồng thời, theo một số điển tích đã ghi chép lại rằng, trước kia trong hàng ngũ gồm 12 vị Hành binh, Hành khiển và Phán quan trên Thiên Đình cũng đại diện cho 12 con giáp trong can chi.Trong số 12 các vị vệ binh nhà trời có người Thiện – chuyên hộ trì giúp đỡ con người dưới hạ giới nhưng người Ác lại liên tục mang lại các cản trở về thiên tai, bão lũ, mất mùa và đói kém.

Theo thời gian, cúng giao thừa đã là một nét văn hóa đã tồn tại mang giá trị cao về nhân văn và triết học sâu sắc. Tuy nhiên đến thời điểm ngày nay, ngày dần phai một và có rất nhiều người chưa thực sự hiểu lễ trừ tịch là như nào, được cử hành ra sao cho đúng và đủ.

Ý nghĩa của cúng giao thừa

Nghi lễ cúng giao thừa được diễn ra vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới (tính theo lịch âm) và trong gian dân quan niệm rằng trong thời khắc đấy mọi xui xẻo khó khăn của năm cũ sẽ đi theo dòng chảy thời gian đó và để lại mọi niềm vui, may mắn khi bước sang năm mới.

Mọi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng thật đặc biệt để để tiến cúng tới các vị Thần Linh đã bảo hộ cho gia đình mình trong năm cũ và cũng là lúc đón các vị quay trở lại cùng chào đón một khởi đầu mới với gia chủ.

Văn hóa thờ cúng của người Việt rất coi trọng đã cùng xoay chuyển qua nhiều thập kỷ và không thể bỏ qua vì nó mang ý nghĩa đem lại vận may sung túc, bình an là điều ai cũng hằng mong muốn.

I. Ý nghĩa đêm Giao thừa

Đêm giao thừa là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi những gia đình sum họp. Và chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn sẽ đến, tiễn trừ năm cũ với những điều không may mắn đã qua.

Bởi vậy, đêm giao thừa được xem là khoảng thời gian của sự yên bình, giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng nhất năm của người Việt

Lễ cúng giao thừa là gì

Lễ cúng giao thừa, hay còn gọi là Trừ tịch – tức lễ để trừ khử ma quỷ, điềm xấu hay xui xẻo. Lễ Trừ tịch được cử hành vào giờ tý – từ 23 giờ đến 1 giờ sáng, khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới. Nên còn có tên gọi là Lễ cúng Giao thừa mà chúng ta vẫn thường nghe.

Lễ cúng giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa năm cũ và năm mới. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu, không may mắn của năm cũ sắp qua để đón chào những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

III. Nguồn gốc lễ giao thừa

Theo phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam thì giao thừa được tổ chức để đón các vị Thiên binh (gồm 12 vị Hành khiển). Đây là 12 Phán quan nhà trời tượng trưng cho 12 con giáp cùng nhau luân phiên trông coi việc dưới hạ giới.

Mỗi năm sẽ có một vị Hành khiển cai quản hạ giới, năm kế tiếp tới lượt vị quan tượng trưng của con giáp liền sau. Hết chu kỳ 12 con giáp, lại quay về vị quan đầu tiên của năm con Tý. Vào thời điểm chuyển giao sang năm mới, vị quan cũ sẽ bàn giao công việc cho vị quan mới tiếp nhận.

Người xưa tin rằng dựa vào sớ tấu của các quan Hành khiển mà Ngọc Hoàng sẽ ban phúc hay trừng phạt con người. Việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, nên người xưa làm lễ rất cẩn trọng. Đúng thời khắc giao thừa, mỗi gia đình đều bày mâm cúng chỉn chu nhất để đón tiếp các quan.

cúng giao thừa

Các vị Thiên binh không kịp vào tận bên trong nhà được,  vì khi đi thị sát hạ giới quá bận. Do đó bàn cúng của các gia đình thường được đặt ở ngoài cửa chính. Tương truyền Vương hiệu của mười hai vị Hành khiển và Phán quan theo các năm bao gồm:

  • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
  • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
  • Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
  • Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
  • Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
  • Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
  • Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
  • Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
  • Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
  • Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
  • Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
  • Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Vạn vật cân xứng có hai mặt đối lập. Các vị hành khiển cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có vị nhân từ, cũng có vị khắc nghiệt. Nếu năm đó gặp vị hành khiển nhân từ, đức độ thì nhân dân no đủ, an khang, ít thiên tai, dịch bệnh. Ngược lại, năm nào đói kém nhiều, bệnh tật, tai ương triền miên thì người ta tin rằng đó là hoạ do vị hành khiển năm đó giận dữ giáng xuống.

1. Ý nghĩa ngày cúng giao thừa truyền thống

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì là điều vô cùng quan trọng để chứng giám lòng thành của gia chủ với gia tiên, gia chủ cần phải hiểu ý nghĩa ngày cúng giao thừa truyền thống và sẽ rất nhanh tìm ra được các lễ vật cần thiết trong lễ cúng mà không phải dư thừa.

Theo sách nghi lễ dân gian – Nghi thức lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa ( lễ trừ tịch ) là lễ có ý nghĩa quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán. Vào thời khắc cúng là khoảnh khắc giữa những giờ cuối cùng của năm cũ và những giờ đầu tiên của năm mới, với ý nghĩa xoá hết những cái xấu còn tồn đọng và chào đón những gì mới mẻ tốt đẹp hơn trong năm mới sắp đến.

Ngoài ra, trong nghi thức lễ cúng giao thừa còn là rước ông bà về chơi lễ cùng con cháu trong nhà, gia đình sum vầy hạnh phúc bên nhau. 

Ý nghĩa ngày cúng giao thừa truyền thống

2.Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa trong nhà là mâm cúng gia tiên với ý nghĩa mời rước ông bà chơi tết cùng các thành viên trong nhà, vì vậy mâm cúng được bày trí trên bàn thờ chính trong nhà. Sau đây là các vật phẩm cần có và gia chủ cần phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng và cẩn thận:

    • Bánh chưng/ bánh tét
    • Bánh kẹo
    • Mâm trái cây tươi ngũ quả
    • Hoa tươi
    • Hương nhang thơm
    • Đèn nến
    • Vàng mã để làm nghi thức hoá vàng sau khi khấn
    • Trà hoặc rượu

Trên đây là mâm cúng chay và để có mâm cúng mặn chỉ việc thêm con gà trống vào mâm cúng.Tuy nhiên cũng tuỳ theo quan điểm và văn hoá thờ cúng tại từng vùng miền mà lễ vật sẽ có sự thay đổi đôi chút. 

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì – Hình 2

>>>Xem thêm<<<

Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm những gì – Hình 3

Cứ mỗi năm Tết đến, nhà nhà đều tất bật chuẩn bị cho mâm cúng đêm giao thừa. Vậy mâm cúng giao thừa quan trọng ra sao và cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu nhé!

1 Vì sao cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng?

Nhà nghiên cứu Minh Đường trong sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên cho biết lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán. 

Đó là lễ dâng hương vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới, với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Không chỉ vậy, cúng giao thừa còn là để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi lễ Tết, nhìn con cháu sum vầy vui vẻ bên gia đình.

2 Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời

Chuẩn bị lễ vật vàng mã

Đối với lễ cúng giao thừa, chúng ta cần chuẩn bị giấy cúng giao thừa. Trong nhà có bao nhiêu người sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ đồ thế có in hình người trên đó, có cả nam và nữ. 

Mỗi một người sẽ chuẩn bị 12 bộ đồghi tên lên đó. Khi bày mâm cúng thì để sắp hết các bộ đồ thế lên trên mâm.

Chuẩn bị đồ cúng giao thừa ngoài trời như thế nào? 

Chuẩn bị đồ cúng trên bàn thờ 

Mỗi nhà thường có một bàn thờ được dựng sẵn ngoài trời có lư hương (thường là bàn thờ Ông Thiên). Lễ ở trên bàn thờ này bao gồm:

Một dĩa trầu cau và dĩa trái cây gồm 5 loại quả, đây là mâm ngũ quả cúng đầu năm, đèn dầu, một dĩa muối gạo, 5 chung trà, bánh mứt các loại tùy vào gia đình, 1 bình hoa cúng, vàng mã.

Lễ này thường được trưng mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc.

Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa có thể làm cỗ chay hoặc cỗ mặn được dọn ở một bàn riêng. Cúng xong sẽ dọn đi.

Với cỗ mặn gồm: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, trà, rượu, nước, giò chả, các món cơm canh mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Dọn cùng với chén đũa nếu có nhiều món.

Với cỗ chay thường bao gồm: bánh, kẹo, mứt, cơm canh chay, trà nước.

3 Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà 

Chưng bàn thờ gia tiên trong nhà gồm các bánh mứt, trái cây, hoa, đèn, vàng mã, hương, trà, nước. Bàn gia tiên ở trong nhà cũng được trưng đến mùng 3 hoặc mùng 7 là kết thúc. 

4 Những lưu ý khi sắp mâm cúng

Nên dùng hoa tươi

Hoa bày trên bàn thờ cần phải hoa tươi chứ không được dùng hoa giả, hoa nhựa vì theo quan niệm đó là sự giả dối.

Cúng đất đai ngoài sân trước rồi mới đến cúng trong nhà

Theo nhiều quan niệm phong thủy thì: “Cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà”.

Nên đặt một chiếc bàn cúng nhỏ riêng để cúng giao thừa ở phía dưới bàn thờ chính

Dù làm cỗ cúng mặn hay chay cũng nên để ở chiếc bàn con bên dưới bàn thờ. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã, trà, nước mang tính tượng trưng. 

Mâm cỗ giao thừa đặc trưng của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Cũng tùy theo từng vùng miền mà có các loại đồ cúng khác nhau, cụ thể:

Ở miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết thường tuân theo một nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. 

Các bát này thường có móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, miến lòng gà, mọc. Dĩa thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò lụa, giò xào, nộm và dưa hành muối. Có nhà cũng cúng gà, gà thường là thịt gà trống thiến.

Trên mâm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, dưa món, chả lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên hay chả ram khiến mâm cỗ người miền Trung có đầy đủ các món ăn.

Còn ở miền Nam, mâm cúng thường đơn giản hơn chỉ có hương thắp, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, trà,… Nhưng nếu là mâm mặn đầy đủ sẽ có thịt heo luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè…

Trên đây là thông tin về cách chuẩn bị cho mâm cúng đêm giao thừa mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Bàn Thờ Cúng Giao Thừa

votahan, vo, ta, han, nhạc, Việt, Mẹ khoahoc.tv › Đời sống › Sức khỏe, www.cooky.vn › Blog, laodong.vn › gia-dinh-hon-nhan › mam-co-cung-dem-giao-thua-day-du-v…, bnews.vn › Kinh tế & Xã hội › Đời sống, isocert.org.vn › nghi-thuc-cung-giao-thua-vao-dem-30-tet, giathuecanho.com › cung-giao-thua, dichvudocungbinhduong.com › mam-cung-giao-thua-trong-nha-gom-nhu…, www.baogiaothong.vn › cung-giao-thua-tet-nham-dan-trong-nha-hay-ngo…, www.dienmayxanh.com › Kinh nghiệm hay › Mẹo vặt hay cuộc sống, Cúng giao thừa tiếng Anh là gì, Cúng giao thừa ngoài trời, Nghi lễ cúng giao thừa trong nhà đầu tiên phải cúng ai, Cách bày mâm cúng rằm ngoài trời, Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng, cúng giao thừa. 2023

Ngoài những thông tin về chủ đề Bàn Thờ Cúng Giao Thừa này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Bàn Thờ Cúng Giao Thừa trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button