Bày Mâm Cúng Tất Niên – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Bày Mâm Cúng Tất Niên đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bày Mâm Cúng Tất Niên trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Bất ngờ nơi an nghỉ cuối cùng của chị my đầy gian nan và vất vả trao
Bạn đang xem video Bất ngờ nơi an nghỉ cuối cùng của chị my đầy gian nan và vất vả trao mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh Tài Quách từ ngày 2022-09-06 với mô tả như dưới đây.
Lễ cúng tất niên có nguồn gốc và ý nghĩa gì?
Cứ vào những ngày giáp Tết là trên mọi miền đất nước đi đâu người ta cũng thấy những mâm cỗ cúng cuối năm với khỏi hương quyện tỏa, đèn nến linh thiêng, lễ vật ấm cúng gợi nhắc cho mọi người thấy nôn nao trong lòng về một cái Tết sắp đến.
Tất niên tức là kết thúc một năm cũ và bắt đầu một năm mới. Lễ cúng Tất niên ban đầu được hiểu như buổi lễ báo hoàn tất (công việc) trong năm, tức cúng các tổ nghề đã phù hộ cho công việc làm ăn, nhưng vì không phải thợ nào cũng có vị tổ nghề rõ ràng nên dần dà, mọi nhà đều cúng. Lễ cúng thường vào các ngày từ 23 đến 29 hoặc 30 Tết.
Phong tục cúng tất niên, đây là phong tục tập quán lâu đời của người Việt mang nét đẹp văn hóa. Vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng nhau đón giao thừa và gửi những lời chúc tốt đẹp cho nhau nhân dịp năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực và là phong tục lâu đời của người Việt ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc Tất niên vào những buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời chào đón năm mới đang đến gần với lễ tất niên cuối năm ý nghĩa. Tiếp theo chúng tôi giới thiệu thành phần không thể thiếu đầu tiên trong lễ cúng tất niên là mâm cơm cúng tất niên và các thứ lễ vật liên quan khác
Tất niên là gì?
Tất niên là một nghi thức không thể bỏ qua trong dịp Tết. Đây là bữa tiệc được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm nhằm kép lại một năm cũ và chào đón nhiều điều tốt đẹp sẽ đến ở năm mới.
Thông thường, những bữa tiệc tất nhiên sẽ được tổ chức vào 29 -30 Âm lịch. Trong gia đình, mọi người sẽ cùng quây quần cùng nhau, nấu những món ngon và trò chuyện vui vẻ.
Đặc điểm của tiệc tất niên
Thông thường mâm cúng tất niên sẽ được tổ chức vào ngày 29 hoặc 30 tháng chạp trong thời khắc chờ đón giao thừa. Trong đó, mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và mâm cúng ở ngoài sân.
Tùy vào mỗi điều kiện gia đình và phong tục tập quán ở từng nơi mà nghi thức tổ chức tất niên cũng khác nhau. Nhìn chung, mâm cúng này không thể thiếu các vật dụng sau: nhang, đèn, vàng mã, bánh kẹo, trái cây, hoa,…Hơn thế, bữa tiệc tất niên không chỉ tổ chức ở gia đình mà còn tại công ty. Đây là cơ hội mọi người gặp gỡ, giao lưu với nhau, cùng nhau chia sẻ mọi chuyện trong suốt thời gian qua.
Ý nghĩa của mâm cúng tất niên
Tất niên là một nghi thức kết thúc một năm và chuẩn bị những dự định sang năm mới. Nghi lễ này được tổ chức vào những ngày cuối năm là ngày 30 âm lịch. Đây là dịp giúp các thành viên gắn kết với nhau, cùng nhau gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sang một năm mới. Do đó, hãy cùng nhau chuẩn bị một năm mới may mắn bình an.
Tổng kết mọi thứ trong một năm vừa qua
Mỗi người đã cùng nhau trải qua một năm cũ. Vì vậy, tất niên là nơi tổ chức trong sự hân hoan của nhiều người khi được chia sẻ những câu chuyện của mình. Đồng thời, đưa ra những lời khuyên bổ ích hơn cho những dự định sắp tới.
Tăng cường các mối quan hệ
Ngày tất niên sẽ được nhiều người bạn đến tham dự sẽ khiến không khí vui nhộn nhịp hơn. Đây là dịp mọi người cùng nhau hỏi thăm nhau và có thể trở thành một tình bạn mới. Khi mọi người cùng nhau gặp gỡ, trao đổi với nhau những điều cũ. Nhờ vậy, công việc trong năm mới sẽ được suôn sẻ hơn.
Cảm ơn đến mọi người
Những buổi tất niên ấm cúng cùng là cơ hội cực kỳ tốt và ý nghĩa để mọi người trao đổi nhau hơn. Đồng thời không quên những lời cảm ơn chân thành vì sự cố gắng trong suốt năm qua.
Tạo động lực và lời hứa cho năm mới
Đây không chỉ thời khắc cùng nhau tổng kết lại năm cũng mà còn là bữa tiệc thật vui, thúc đẩy mọi người hoàn thành tốt các công việc trong năm mới. Đồng thời là dịp mọi người cùng nhau đặt ra mục tiêu, phấn đấu cùng nhau để có thể giúp nhau tiến bộ hơn.

Những ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị một mâm lễ cúng tất niên là việc không thể thiếu của mỗi gia đình.
Mỗi năm, vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, mọi thành viên trong gia đình đều sum vầy. Trong dịp này, mỗi nhà sẽ làm một mâm lễ cúng tất niên để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, tiễn năm cũ đi, chuẩn bị đón năm mới đến.
Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cũng tùy thuộc vào các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, có những món cơ bản không thể thiếu.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị, mâm cỗ cúng có những đặc trưng riêng tùy theo vùng miền.
Mâm cỗ tất niên của miền Bắc
Mâm cỗ cúng tất niên của gia đình miền Bắc. Ảnh: Văn hóa và Đời sống |
Mâm cỗ tất niên ở miền Bắc thường gồm 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa…có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Cụ thể, mâm cỗ cúng tất niên truyền thống của người miền Bắc bao gồm các món sau:
1. Bánh chưng
2. Dưa hành
3. Giò nạc, giò thủ
4. Hành cuốn
5. Nem
6. Rau nộm
7. Măng ninh lưỡi lợn
8. Mọc nước
9. Cơm 3 bát
Mâm cỗ tất niên của miền Trung
1. Bánh chưng, bánh tét
2. Dưa món củ kiệu
3. Giò lụa
4. Thịt đông
5. Gỏi gà bóp rau răm
6. Nem
7. Măng ninh khô
8. Canh miến
9. Cá chiên hay ram
10. Cơm 3 bát
Mâm cỗ tất niên của miền Nam
1. Bánh tét
2. Dưa giá củ kiệu
3. Thịt heo luộc
4. Thịt kho tàu
5. Gỏi cuốn
6. Nem
7. Gỏi tôm thịt
8. Măng tươi ninh
9. Khổ qua nhồi thịt
10. Cơm 3 chén
Mâm ngũ quả: Nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín. Có thể chọn chuối, bưởi, dưa hấu, cam, quýt, phật thủ, táo… Không nên dùng quả xanh, quả giả để cúng gia tiên. Hoa bày bàn thờ có thể là một cành đào nhỏ hoặc các loại hoa ly, thược dược…
Cách bài trí mâm cỗ cúng cũng hết sức quan trọng. Tùy theo cách bố trí bàn thờ của gia chủ mà có cách bày hợp lý. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn nên bày ở một chiếc bàn con, đặt dưới bàn thờ chính. Mâm ngũ quả, hoa tươi, vàng mã đặt ở trên.
Sau khi hoàn thành mâm cỗ, người lớn tuổi trong nhà hoặc chủ nhà sẽ thắp hương đọc văn khấn. Những người còn lại làm lễ theo. Việc cúng lễ này chính là lòng thành của con cháu để gửi lời mời ăn Tết tới thần linh, tổ tiên, gia tiên…
T.T (tổng hợp)
Gợi ý mâm cỗ cúng giao thừa đơn giản, đầy đủ
Cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.
Bài cúng tất niên theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Bài cúng 30 Tết Nguyên đán – Văn khấn tất niên được VietNamNet tổng hợp theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, độc giả có thể tham khảo.
Bài cúng giao thừa theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Bài cúng giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trong nhà và ngoài trời theo văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Cách chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng tất niên
Mâm cỗ mặn thông thường không thể thiếu được món gà trống, ngoài ra còn được bày biện trang nghiêm với các món như: canh măng, canh mọc, gà luộc, nem rán, rau, giò, bánh chưng…
Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn được chuẩn bị rất bài bản, thường trên mâm có 4 bát, 4 đĩa. Cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng.
Bốn bát gồm: bát giò heo hầm măng lưỡi lợn, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Bốn đĩa của mâm cỗ gồm: đĩa giò lụa, đĩa chả quế, đĩa thịt gà, đĩa thịt heo.
Mâm cơm tất niên miền Trung ít cầu kỳ hơn, thường có: bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua…
Trong khi đó, trong mâm cỗ tất niên của người miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt…
Trước đây, mâm cỗ tất niên của miền Bắc nói riêng và mâm cỗ tất niên của người Việt nói chung luôn luôn đảm bảo đủ 6 bát (măng, bóng, mực, nấm thả, miến, mọc) và 8 đĩa (thịt gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, lòng gà xào dứa và cá kho).
Nhưng theo thời gian, nhiều món ăn truyền thống dần mất đi mà thay vào đó là những món ăn đặc sản thời hiện đại hoặc các món khoái khẩu của các thành viên trong gia đình như các món bò, vịt quay…
Dưới đây là văn khấn lễ tất niên ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa – Thông tin):
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …
Tín chủ (chúng) con là: …
Ngụ tại…
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).
>>> Gợi ý 7 mâm cỗ Tết truyền thống
>>> Mâm cỗ cúng Thần Tài cần có những gì?
>>> Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không thể thiếu những món ăn này
Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên
Cúng Tất niên là phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, được truyền từ nhiều thế hệ trước cho đến nay. Ban đầu nghi thức này được hiểu như là buổi lễ báo hoàn tất công việc trong năm, tức cúng các tổ nghề trong công việc làm ăn. Tuy nhiên, không phải nghề nghiệp nào cũng có tổ nghề rõ ràng, nên dần dần Tất niên trở thành lễ cúng truyền thống của người Việt.
Tất niên có nghĩa là đã hoàn tất một năm, lúc này mọi người sẽ chuẩn bị mâm lễ để báo cáo những việc đã làm được và chưa làm được; đồng thời cảm ơn các vị thần phật, ông bà tổ tiên và tổ nghề đã phù hộ trong năm qua và cầu cho năm mới được thuận lợi, sung túc và an lành. Với những ý nghĩa tốt đẹp này, nên các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, cửa hàng… cũng thường tổ chức tiệc Tất niên vào cuối năm để tổng kết lại năm cũ và chào đón năm mới.
Thời gian cúng Tất niên chuẩn nhất
Lễ cúng Tất niên thông thường sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo âm lịch, tức ngày 29 hoặc 30 Tết. Nếu năm đó tháng 12 âm thiếu thì sẽ làm lễ vào ngày 29; nếu tháng 12 âm lịch đủ thì lễ cúng cuối năm sẽ được thực hiện vào ngày 30. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cúng vào ngày cuối cùng của năm. Ví dụ như con cái có nhà ở thành phố, nhưng cuối năm lại muốn về quê đón Tết cùng ông bà. Do đó, các gia đình có thể làm lễ cúng trước đó, miễn sao đảm bảo mâm cỗ, lễ vật tươm tất và chu đáo, cùng với bài cúng Tất niên đúng cho từng mâm lễ.
Đối với các doanh nghiệp, đoàn thể do người lao động được nghỉ sớm để về quê hoặc sắm Tết. Do đó, tiệc tất niên có thể tổ chức vào ngày làm việc cuối cùng của cơ quan, hoặc bất kỳ ngày nào mà cơ quan có thể thu xếp được thời gian và địa điểm.
Ý nghĩa mâm cúng tất niên cuối năm
Lễ tất niên hay tiệc Tất niên là dịp lễ đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ nhiều sự kiện và chào đón một năm mới trong một niềm hân hoan, phấn khởi. Lễ Tất niên vốn là một nghi thức đã có từ rất lâu rồi và mang đậm nét đẹp của văn hóa con người Việt Nam.
Người dân Việt Nam thường cúng Tất niên vào chiều 30 Tết. Đây cũng là dịp để tất cả những người thân yêu, họ hàng quây quần bên nhau tổng kết và ôn lại một năm đã qua rồi cùng nhau chào đón năm mới. Thật là tuyệt vời biết bao nhiêu khi mọi thành viên quây quần bên nhau tận hưởng không khí ấm cúng và tràn ngập năm hành phút sau một năm làm việc, học tập vất vả.
Hơn hết, bữa tiệc Tất niên cũng là nghi thức thể hiện nếp sống tâm linh của người Việt qua bao thế hệ. Sau những ngày tháng làm việc và học tập vất vả thì vào những ngày cuối năm, mọi người thường tất bật dọn nhà cửa sạch sẽ tinh tươm để cúng tất niên và chào đón năm mới thật ấm cúng.
Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Vào mỗi dịp như thế này thì các gia đình đều quây quần làm mâm cơm cúng tất niên cuối năm. Vậy mâm cơm cúng tất niên gồm những gì? Cùng điểm qua những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tất niên nhé!
1. Bánh chưng
Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm cúng tất niên ngày tết. Đây cũng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng thành kính và biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên. Với các nguyên liệu đơn giản như gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ, lá danh và hành đã làm nên một món bánh chưng cúng Tết thơm ngon, đậm đà nét đẹp văn hóa Việt Nam.
2. Thịt gà
Cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tất niên đơn giản đó là món thịt gà luộc. Món gà luộc có màu vàng ươm tượng trưng cho cuộc sống ấm no, thịnh vượng và việc khởi đầu năm mới bằng con gà luộc vàng óng sẽ mang lại niềm may mắn và sung túc cho gia đình hơn. Không chỉ ngày tết mà đây còn là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ cưới, cúng giỗ,…
3. Canh giò heo măng khô
Mỗi dịp Tết đến xuân về thì chúng ta không thể bỏ qua món canh giò heo măng khô. Với sự kết hợp của nguyên liệu măng có độ mềm vừa tới cùng với móng giò mềm béo ngậy đã tạo nên một món canh giò heo măng khô thơm ngon hấp dẫn. Đây cũng là một món ăn rất được ưa chuộng vào các dịp lễ Tất niên, Tết cổ truyền,…
4. Miến xào lòng gà
Góp mặt trong thực đơn mâm cơm cúng tất niên, miến xào lòng gà là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Đây là món ăn nhẹ nhàng bên cạnh các món giàu chất đạm như thịt gà, thịt lợn. Thật là một sự thiếu sót nếu như mâm cỗ cúng Tất niên thiết đi món ăn thơm ngon hấp dẫn này.
5. Xôi đậu xanh
Xôi đậu xanh là món ăn quen thuộc trong các mâm cỗ cúng tất niên ngày tết, mâm cúng giỗ,… Vị dẻo của gạo nếp cùng với vị bùi bùi của đỗ xanh đã tạo nên một món ăn mang đậm đà bản sắc văn hóa người Việt Nam. Nhìn thấy xôi đỗ xanh hiển nhiên là nhìn thấy tết đến xuân về.
6. Cơm trắng
Không thể thiếu trên các mâm cơm cúng Tết đó là cơm trắng. Đối với người dân Việt Nam, cơm trắng chính là tinh túy mà đất trời ban tặng cho con người. Chính vì vậy, đây món không thể thiếu trong mâm cỗ để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên.
7. Thịt heo luộc
Giải đáp cho câu hỏi mâm cúng tất niên gồm những gì thì câu trả lời là món thịt heo luộc. Món này sau khi cúng xong thì các bạn có thể đem chấm với nước mắm chua ngọt để thưởng thức. Một món ăn tuy có cách chế biến đơn giản nhưng lại chưa bao giờ vắng bóng tại các mâm cỗ ngày Tết.
8. Canh khổ qua nhồi thịt
Sở dĩ người ta làm món canh khổ qua nhồi thịt để cúng Tất niên là bởi rất nhiều lý do. Nhiều người cho rằng có bát canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ khiến cho lòng trở nên an yên như thể mỏi cơ cực khổ nhọc rồi cũng sẽ qua như cái tên của món ăn vậy. Hơn nữa, đây là món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, có thể chữa khỏi được nhiều loại bệnh.
9. Chả thủ đông ( thịt đông)
Khi nói đến các món ăn để làm mâm cúng Tất niên thì không thể bỏ qua món thịt đông. Đây là món ăn khá độc đáo bởi vì thay vì thưởng thức khi ấm nóng thì chúng ta lại ăn khi đã nguội lạnh, thường ăn nhất là vào dịp đông sang, tết đến. Thịt đông cũng là món ăn đặc trưng của người miền Bắc.
10. Trái cây
Để cúng tết hay cúng Tất niên thì chắc không thể thiếu mâm ngũ quả rồi. Người ta thường chuẩn bị một mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây để bày biện trên bàn thờ tổ tiên. Mỗi loại trái cây với màu sắc khác nhau thể hiện mong muốn của gia chủ cũng như ước nguyện năm mới hạnh phúc, bình an.
Ý Nghĩa Của Mâm Cúng Tất Niên
Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Lễ được tiến hành vào những ngày cuối năm vào ngày 30 âm lịch. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình được sum họp. Họ gặp mặt và chuẩn bị bữa cơm thân mật sau một năm làm việc mệt mõi. Và cùng nhau chuẩn bị cho một năm mới may mắn, bình an.
Chuẩn Bị Cho Mâm Cúng Tất Niên
Mâm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.
Về cơ bản, tại gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm “cành vàng lá ngọc“ (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Mâm ngũ quả không đặt trước chính giữa bát hương vì chắn mất trục khí chính, mà nên để ở hai bên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, cần phải hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.