Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì:

1. Nguyên nhân điện giật

Nguyên nhân điện giật thường do :

  • Sơ ý chạm vào ổ điện
  • Do chạm vào dây điện bị hở
  • Do chập điện
  • Do trụ điện ngã đổ do mưa bảo.

Khi bị điện giật nạn nhân có thể :

Tức thì:

Lâu dài:

  • Di chứng tàn phế, giảm và mất chức năng vận động bình thường
  • Cắt cục chi…

Do đó việc xử trí ban đầu rất quan trọng góp phần làm tăng tỉ lệ cứu sống cho nạn nhân và giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

Trong gia đình tồn tại rất nhiều nguy cơ khiến bị giật điện

2. Xử lý khi bị điện giật

Khi bị điện giật việc cần phải làm là :

  • Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn
  • Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ … tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân
  • Chuyển nạn nhân đến nơi khô ráo, thoáng khí, an toàn
  • Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dỏi và xử trí kịp thời.

Tùy theo tình trạng nạn nhân chúng ta có cách xử lý khi bị điện giật riêng.

Nếu nạn nhân tỉnh:

  • Da niêm hồng mạch rõ, để nạn nhân tự hồi tỉnh và chuyển nạn nhân đến bệnh viện
  • Giữ ấm cho nạn nhân

Bệnh nhân tự hồi tỉnh cần giữ ấm và chuyển tới bệnh viện

Nếu nạn nhân bất tỉnh:

Da niêm tái, không có mạch, chúng ta tiến hành ngay :

  • Để nạn nhân nằm ngửa móc đàm nhớt trong miệng nạn nhân ra
  • Hô hấp nhân tạo, nhồi tim cho nạn nhân tiến hành như sau : đặt tay thẳng góc với xương ức ở 1/3 dưới xương ức ấn xâu 4 đến 6cm , ấn từ 60 đến 100 lần / phút , ấn 10 nhịp thổi vào miệng nạn nhân 1 lần , không được gián đoạn quá 10 giây, làm liên tục và nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Nếu nạn nhân bất tỉnh ngưng thở, ngưng tim:

  • Thực hiện như phần ( B )
  • Không nên đổ nước vào người, đắp bùn, thoa dầu, cạo gió …mà làm trì hoãn việc cấp cứu và vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Việc xử lý cấp cứu người bị điện giật ban đầu nhanh, đúng, hiệu quả sẽ góp phần làm tăng khả năng cứu sống nạn nhân và làm giảm nguy cơ di chứng tàn phế cho nạn nhân.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Dấu hiệu và triệu chứng của giật điện là gì?

Dòng điện khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ra những tác động về nhiệt, sinh lý, phân điện… Những điều này có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bị điện giật.

Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.

Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật, các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.

Khi bị điện giật, dòng điện chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu người bị điện giật

Khi thấy có người bị điện giật, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

1. Tách nạn nhân khỏi tiếp xúc nguồn điện

Bạn rút phích cắm của thiết bị nếu phích cắm không bị hư hại hoặc tắt nguồn thông qua bộ ngắt mạch, hộp cầu chì hoặc công tắc bên ngoài.

Nếu bạn không thể tắt nguồn điện, hãy đứng trên một cái gì đó khô và không dẫn điện, chẳng hạn như báo khô, cuốn sách hoặc bảng gỗ. Sau đó bạn hãy sử dụng vật không dẫn điện như gậy gỗ, tay cầm chổi bằng gỗ hoặc nhựa, ghế hoặc thảm chùi chân cao su… cố gắng đẩy dây điện ra khỏi người nạn nhân.

2. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng

Khi đã cách ly được nạn nhân với nguồn điện, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát.

  • Kiểm tra nạn nhân còn tỉnh hay đã ngất xỉu.
  • Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có còn đập hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch ở hai bên cổ nạn nhân.

Cách sơ cứu người bị điện giật trong trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh

Gọi số điện thoại cấp cứu 115 khẩn cấp.

Theo dõi nhịp tim nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra. Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí chạm vào dòng điện. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại.

Cách sơ cứu người bị điện giật trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh

Để sơ cấp cứu người bị điện giật, bạn đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. Cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chảy ra ngoài, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.

Nếu nạn nhân đã ngừng thở, bạn cần hô hấp nhân tạo kết hợp ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt. Phương pháp này được thực hiện theo hô hấp qua miệng, nếu nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng, bạn cần hô hấp qua mũi nạn nhân.

  • Cách hô hấp nhân tạo như sau: Trước tiên, bạn cần nới rộng quần áo và thắt lưng (cạp quần) của nạn nhân. Nâng đầu nạn nhân cho hơi ngửa ra sau, dùng quần áo hay gối đỡ dưới cổ. Một tay bạn bịt nhẹ mũi nạn nhân, còn tay kia kéo hàm dưới xuống để miệng nạn nhân mở ra. Bạn hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân. Với người lớn và trẻ từ 8 tuổi trở lên, bạn thổi hai hơi liên tục, mỗi phút cần thổi hơi 20 lần. Với trẻ em dưới 8 tuổi, bạn thổi một hơi, mỗi phút thực hiện thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
  • Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực: Bạn ngồi bên trái nạn nhân với hai bàn tay chồng chéo lên nhau và đặt trên ngực. Vị trí này tương ứng với núm vú hai bên hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái. Bạn từ từ ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3 – 4 cm, sau đó nới lỏng tay ra. Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim khoảng 100 lần/phút. Với trẻ em dưới 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim hơn 100 lần/phút. Khi kết hợp đồng thời ép tim với hà hơi thổi ngạt, bạn ép tim 5 lần rồi thổi hơi một lần.

Ngay sau sau khi sơ cấp cứu điện giật, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.

Làm thế nào đ tránh bị điện giật?

Để tránh bị điện giật, bạn cần:

  • Bao bọc tất cả những đầu ra các thiết bị điện bằng nút nhựa an toàn.
  • Rút phích cắm các thiết bị điện như máy sấy tóc hay máy uốn tóc nếu không sử dụng.
  • Giữ dây điện ngoài tầm với của trẻ em để phòng tránh trẻ có thể nhai dây điện. Lưu ý: Tai nạn này thường gây ra vết bỏng ở phần môi hay ở đầu lưỡi nếu trẻ cắn phải dây điện.
  • Không mở đèn hay các thiết bị điện khi đang đứng trên sàn nhà ướt hay vũng nước.
  • Không nên sử dụng các thiết bị điện như máy sấy hay radio khi ở trong bồn tắm. Lưu ý: Sự bất cẩn này có thể dẫn đến giật điện ngay lập tức nếu thiết bị vẫn còn cắm trong ổ điện, ngay cả khi thiết bị đã được bật sang công tắc “TẮT”.
  • Tránh đi vào những vùng có nước, cây cao hay những vật bằng kim loại khi trời đang giông hay sấm sét.
  • Không nên dùng điện để đánh cá, diệt chuột, diệt muỗi để tránh nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin về cách sơ cứu người bị điện giật mà Hello Bacsi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách thức áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, hãy luôn đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh bằng việc thực hiện các cách phòng ngừa tai nạn điện giật nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Nguyên nhân gây ra điện giật nhẹ

Nguyên nhân điện giật nhẹ

Trong cuộc sống hàng ngày có vô số hành động, việc làm mà bạn phải sử dụng đến nguồn điện. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà điện năng mang lại cho kinh tế, tiện ích của con người thì nó cũng tiềm ẩn mối nguy hiểm nghiêm trọng. Cơ thể con người khi chạm trực tiếp vào nguồn điện có thể bị ảnh hưởng to lớn về thần kinh, bị bỏng hoặc thậm chí là tử vong.

Tốc độ truyền điện là rất lớn vì vậy chỉ cần chạm vào nguồn điện trực tiếp trong một thời gian ngắn cũng đủ khiến con người rơi vào nguy hiểm. Tuy nhiên, với những trường hợp chỉ chạm vào lượng điện bị rò rỉ không lớn trên bề mặt một vật nào đó thì không nghiêm trọng giống như thông thường. Đó cũng là một lý do gây ra tình trạng điện giật nhẹ.

Ngày nay, điện giật nhẹ chia làm 2 trường hợp. Đầu tiên như đã nói ở trên là do chạm vào một vật bị rò rỉ lượng điện không lớn. Thứ 2 chính là chạm vào hệ thống điện nhẹ. Đây là hệ thống đang được phát triển chủ yếu, nó không có nguồn điện lớn như điện thông thường. Khi chạm vào loại điện này bạn có thể bị cảm giác tê nhẹ ở nơi chạm vào nhưng không gây nguy hiểm.

2. Điện giật nhẹ có sao không?

Thông thường nguồn điện ở Việt Nam sẽ có điện áp là 220V. Lượng điện này đi vào cơ thể con người có thể nhanh chóng phá hủy nhiều bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học con người đã nghiên cứu ra hệ thống điện nhẹ. Nó được ứng dụng nhiều trong các thiết bị điện tử với các điện áp nhỏ hơn rất nhiều.

Khi bị nguồn điện này chạm vào người bạn cũng không cần lo lắng vì đặc tính của loại điện này là không gây sốc điện. Vì thế nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà chủ quan, bởi nếu bạn cố tình để loại điện này đi vào người quá lâu ít nhiều nó cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. 

Trường hợp bạn bị điện giật do có rò rỉ điện áp từ nguồn điện lớn, hoặc không may chạm vào nguồn điện và nhanh chóng bỏ ra. Bạn sẽ cảm thấy tê liệt phần trên cơ thể chạm vào trong thời gian ngắn. Mặc dù nó cũng được coi là điện giật nhẹ, cũng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng với nguồn điện cao bạn vẫn nên đến bác sĩ để xin ý kiến. Vì có rất nhiều trường hợp bị hoại tử sau vài ngày xảy ra.

Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật

Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân thậm chí là khiến bản thân mình bị điện giật theo. Trước khi tiến hành các cách sơ cứu điện giật, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm,… Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể. 
  • Cố gắng bình tĩnh khi thấy người bị điện giật,  bất kỳ  hành động sai nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân và của bạn. 
  • Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật. 
  • Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ  rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người. Việc gọi hỗ trợ cho công ty điện lực là việc rất cần thiết trong lúc này.
  • Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng. Bởi khi vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn  gấp gáp, có thể lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống, gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi dìu hoặc bế nạn nhân, tìm một nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt nạn nhân xuống.
  • Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.

Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, nếu nạn nhân có những biểu hiện sau hãy gọi cấp cứu gấp: bỏng nặng, khó thở, lú lẫn, loạn nhịp tim, đau cơ và co thắt, co giật, mất ý thức. 

Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu. Nếu như chỉ có một mình, bạn có thể lựa chọn việc tắt nguồn điện trước khi gọi cấp cứu. Còn nếu có thêm người hỗ trợ thì chia nhau, người ngắt nguồn điện, sơ cứu nạn nhân, người gọi ngay cấp cứu 115,… Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách trong thời gian chờ xe cứu thương tới.

Trường hợp nạn nhân bị nguồn điện cao thế, cần sự hỗ trợ của nhân viên điện lực để tắt nguồn điện, không tự ý tắt nguồn.

Ngoài những thông tin về chủ đề Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Bị Điện Giật Nhẹ Nên Làm Gì trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button