Các Khoa Của Đại Học Bách Khoa – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Các Khoa Của Đại Học Bách Khoa đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Các Khoa Của Đại Học Bách Khoa trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Học bổng
Học bổng và hỗ trợ tài chính
Bên cạnh các nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Khoa học Máy tính có kết quả học tập tốt nhưng khó khăn về tài chính có cơ hội nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng hội cựu sinh viên / hội doanh nghiệp CNTT hoặc từ các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, Vingroup, VNPT…
Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Trường) với mức thù lao có thể lên tới 4 triệu/tháng, kèm theo Chứng nhận chính thức của Trường để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Trường là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.
Học tích hợp cử nhân – thạc sỹ: sinh viên có cơ hội được nhận học bổng miễn giảm học phí của Nhà trường, học bổng hỗ trợ đào tạo sau đại học của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước.
Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập
Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học Khoa học Ứng dụng Regensburg (OTH, Đức), Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapore), Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Uppsala (Thụy Điển), Đại học Aizu (Nhật Bản), Đại học Công nghệ Tokyo (Nhật Bản)…
Ngoài ra, trong quá trình học sinh Trường được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại hơn 200 doanh nghiệp đối tác của Trường.
Thêm vào đó, Mạng lưới cựu sinh viên của Trường tại Silicon Valley cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ, tư vấn để giúp sinh viên có cơ hội trao đổi, thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu Thế giới.
Cơ hội việc làm
– Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng như: Đại học kỹ thuật Nanyang, Đại học quốc gia Singapore, (Singapore), Đại học Upsala (Thụy Điển), Đại học Aizu, Đại học công công nghệ Tokyo (Nhật Bản), Đại học khoa học kỹ thuật quốc gia Đài Loan…Microsoft, Samsung, VNPT, FPT… với mức hỗ trợ từ 10-50 triệu đồng/học bổng, tổng giá trị học bổng khoảng 500 triệu đồng.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
- Cơ hội nghề nghiệp cho Cử nhân Khoa học Máy tính:
- Lập trình viên, kiểm thử viên, tư vấn, giám sát chất lượng, quản trị dự án, trưởng nhóm phát triển;
- Chuyên viên kỹ thuật tại các phòng công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức Nhà nước.
- Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Công nghệ Phần mềm:
- Kỹ sư phát triển phần mềm, xây dựng giải pháp và dịch vụ CNTT&TT;
- Kiến trúc sư, quản trị dự án, chuyên gia tư vấn, trưởng nhóm phát triển phần mềm, giám đốc kỹ thuật…
- Cơ hội nghề nghiệp cho Kỹ sư Hệ thống thông tin:
- Kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng, đánh giá và quản trị cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức;
- Kỹ sư hệ thống thiết kế, xây dựng và đánh giá các giải pháp (tích hợp) cho các doanh nghiệp, tổ chức.
- Cơ hội nghề nghiệp học sau khi học Cử nhân – Thạc sỹ:
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển của các tập đoàn, tổng công ty trong và ngoài nước;
- Làm việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học;
- Cơ hội học bổng rộng mở để chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh tiến sỹ tại các nước tiên tiến.
- Mức lương khởi điểm trung bình: 15-20 triệu/tháng.
SINH VIÊN TIÊU BIỂU
Học bổng
Học bổng, hỗ trợ tài chính
Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường, sinh viên ngành Hóa học có cơ hội nhận được:
- 5 suất học bổng dành cho sinh viên xuất sắc, tổng giá trị 50 triệu đồng/năm.
- 5 suất học bổng hỗ trợ học tập tổng giá trị 50 triệu đồng/năm.
Học bổng trao đổi sinh viên, cơ hội thực tập
- Sinh viên có cơ hội nhận học bổng trao đổi, thực tập ngắn hạn từ 1 đến 4 tháng ở các trường đại học, viện nghiên cứu lớn tại nước ngoài (Bỉ, Đức, Rumani, Tây Ban Nha, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…)
Cơ hội việc làm
Trên 95% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lượng khởi điểm từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.
Vị trí việc làm tiêu biểu:
- Nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước như Pháp, Nhật, Hàn, Đức…
- Phụ trách nghiên cứu phát triển sản phẩm, kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm trực thuộc tại các công ty, nhà máy thuộc các tập đoàn kinh tế, công nghiệp quốc gia như: Hóa chất, Dầu khí, Xăng dầu, Xi măng, Thủy tinh và Gốm xây dựng, Cao su,…và các tập đoàn, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực Hóa dược, Hóa chất, Kinh doanh thiết bị hóa chất, Phân tích kiểm định…
Học bổng
Học bổng và hỗ trợ tài chính
Bên cạnh nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính của Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên theo học ngành Vật lý Y khoa có cơ hội nhận:
- 100 triệu đồng học bổng dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Sinh viên được hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể xin học bổng từ các quỹ học bổng quốc tế và cơ hội đi trao đổi và thực tập ở nước ngoài.
Ngoài ra, sinh viên có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tốt có thể tham gia làm trợ giảng (Teaching Assistant – TA, hỗ trợ các thầy cô giảng dạy), hay trợ lý nghiên cứu (Research Assistant – RA, hỗ trợ và cùng làm nghiên cứu với các thầy cô tại hệ thống các phòng thí nghiệm của Viện), kèm theo Chứng nhận chính thức của Viện để sau này các em có điều kiện thuận lợi xin học bổng du học. Hiện tại, Viện là đơn vị duy nhất triển khai các chương trình này trong Trường.
Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập
- Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi học tập, nghiên cứu hoặc học chuyển tiếp tại các trường đối tác danh tiếng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, .v.v
- Ngoài ra, trong quá trình học sinh viện được thực tập trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại các tập đoàn, doanh nghiệp, viện nghiên cứu đối tác của Viện.
Cơ hội việc làm
Các vị trí làm việc tiêu biểu:
- Làm tại bệnh viện, trung tâm y tế, các khoa Xạ trị ung bướu, Xạ hình chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, X-quang;
- Các doanh nghiệp, công ty tư vấn – dịch vụ – chuyển giao công nghệ liên quan đến kỹ thuật X-quang, kỹ thuật xạ trị, y học hạt nhân;
- Chuyên viên tham gia hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các linh kiện, máy móc đảm bảo hoạt động ổn định;
- Cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tại các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước về lĩnh vực Vật lý Y khoa
- Cán bộ nghiên cứu, quản lý tại các cơ quan, tổ chức liên quan đến Vật lý y khoa và lĩnh vực khoa học sức khỏe
Cam kết 100% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương từ 8-10 triệu đồng/tháng.
Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 7985 chỉ tiêu
Cụ thể, năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 7985 chỉ tiêu theo 3 phương thức: Xét tuyển tài năng (XTTN); xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD); xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (THPT).
1- Xét tuyển tài năng gồm các phương thức sau:
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:
i) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải.
ii) Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi.
Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng ít nhất một (01) trong những điều kiện sau:
i) Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT;
ii) Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
iii) Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
iv) Có chứng chỉ IELTS (academic) Quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương – xem Bảng 2 quy đổi chứng chỉ tiếng Anh) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế – Quản lý;
v) Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
2- Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;
- Tổ hợp xét tuyển dự kiến: K00 (tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề);
- Xét tuyển vào tất cả các ngành/chương trình trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh;
3- Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
- Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;
- Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;
- Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).
Lưu ý:
- Thí sinh được sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP và quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC … ) để quy đổi thành điểm tiếng Anh khi xét tuyển theo các tổ hợp A01, D01, D07;
- Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau:
- Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương;
- Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của ĐHBK Hà Nội.
Năm 2023, ĐHBK Hà Nội dự kiến tuyển sinh 63 chương trình đào tạo, trong đó:
- Số lượng chương trình đại trà (chương trình chuẩn): 35 (02 chương trình mới)
- Số lượng chương trình chất lượng cao: 23, trong đó:
- Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: 16
- Chương trình có tăng cường ngoại ngữ (Nhật, Pháp): 03
- Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (Nhật, Đức): 04
- Số lượng chương trình PFIEV: 02
- Số lượng chương trình liên kết quốc tế: 03
Bảng 1 – Danh mục chương trình đào tạo, chỉ tiêu và mã xét tuyển
Chương trình/ngành đào tạo | Chỉ tiêu | Mã xét tuyển gốc | |
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN |
|||
1 | Kỹ thuật Sinh học | 80 | BF1 |
2 | Kỹ thuật Thực phẩm | 200 | BF2 |
3 | Kỹ thuật Hóa học | 520 | CH1 |
4 | Hóa học | 120 | CH2 |
5 | Kỹ thuật In | 40 | CH3 |
6 | Công nghệ Giáo dục | 80 | ED2 |
7 | Kỹ thuật điện | 220 | EE1 |
8 | Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa | 500 | EE2 |
9 | Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023) | 60 | EM1 |
10 | Quản lý Công nghiệp | 80 | EM2 |
11 | Quản trị Kinh doanh | 100 | EM3 |
12 | Kế toán | 80 | EM4 |
13 | Tài chính-Ngân hàng | 60 | EM5 |
14 | Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông | 480 | ET1 |
15 | Kỹ thuật Y sinh | 60 | ET2 |
16 | Kỹ thuật Môi trường | 120 | EV1 |
17 | Quản lý Tài nguyên và Môi trường | 80 | EV2 |
18 | Tiếng Anh KHKT và Công nghệ | 180 | FL1 (1) |
19 | Kỹ thuật Nhiệt | 250 | HE1 |
20 | CNTT: Khoa học Máy tính | 300 | IT1 (2) |
21 | CNTT: Kỹ thuật Máy tính | 200 | IT2 |
22 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 300 | ME1 |
23 | Kỹ thuật Cơ khí | 500 | ME2 |
24 | Toán-Tin | 120 | MI1 |
25 | Hệ thống Thông tin quản lý | 60 | MI2 |
26 | Kỹ thuật Vật liệu | 260 | MS1 |
27 | Vật lý Kỹ thuật | 150 | PH1 |
28 | Kỹ thuật Hạt nhân | 30 | PH2 |
29 | Vật lý Y khoa | 40 | PH3 |
30 | Kỹ thuật Ô tô | 200 | TE1 |
31 | Kỹ thuật Cơ khí động lực | 90 | TE2 |
32 | Kỹ thuật Hàng không | 50 | TE3 |
33 | Công nghệ Dệt-May | 220 | TX1 |
34 | Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới) | 40 | MS2 |
35 | Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới) | 40 | MS3 |
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI) |
|||
B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh | |||
36 | Kỹ thuật sinh học (chương trình mới) | 40 | BF-E19 |
37 | Kỹ thuật Thực phẩm | 80 | BF-E12 |
38 | Kỹ thuật Hóa dược | 80 | CH-E11 |
39 | Hệ thống điện và năng lượng tái tạo | 50 | EE-E18 |
40 | Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa | 100 | EE-E8 |
41 | Phân tích Kinh doanh | 100 | EM-E13 |
42 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 120 | EM-E14 |
43 | Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện | 60 | ET-E16 |
44 | Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông | 60 | ET-E4 |
45 | Kỹ thuật Y sinh | 40 | ET-E5 |
46 | An toàn không gian số – Cyber Security | 40 | IT-E15 (2) |
47 | Công nghệ Thông tin Global ICT | 100 | IT-E7 (2) |
48 | Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo | 100 | IT-E10 (2) |
49 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 120 | ME-E1 |
50 | Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu | 50 | MS-E3 |
51 | Kỹ thuật Ô tô | 80 | TE-E2 |
B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ | |||
52 | Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) | 60 | ET-E9 |
53 | Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) | 240 | IT-E6 |
54 | Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) | 40 | IT-EP(2) |
B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác | |||
55 | Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) | 40 | ET-LUH |
56 | Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) | 40 | ME-LUH |
57 | Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) | 90 | ME-NUT |
58 | Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) | 40 | ME-GU |
C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV |
|||
59 | Cơ khí Hàng không | 35 | TE-EP |
60 | Tin học công nghiệp và Tự động hóa | 40 | EE-EP |
D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ |
|||
61 | Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) | 80 | TROY-BA |
62 | Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) | 80 | TROY-IT |
63 | Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng) | 90 | FL2 (1) |
Tổng chỉ tiêu năm 2023 | 7.985 |
Ghi chú:
(1) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi đánh giá tư duy.
(2) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.
– Mã xét tuyển theo từng phương thức tuyển sinh sẽ được thông tin cụ thể trong Đề án tuyển sinh 2023 của ĐHBK Hà Nội.
Bảng 2 – Mã tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT
Tổ hợp | Các môn/bài thi trong tổ hợp |
A00 | Toán, Vật lý, Hóa học |
A01 | Toán, Vật lý, Tiếng Anh |
A02 | Toán, Vật lý, Sinh học |
B00 | Toán, Hóa học, Sinh học |
D01 | Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh |
D07 | Toán, Hóa học, Tiếng Anh |
D26 | Toán, Vật lý, Tiếng Đức |
D28 | Toán, Vật lý, Tiếng Nhật |
D29 | Toán, Vật lý, Tiếng Pháp |
Bảng 3 – Mã tổ hợp xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy
Tổ hợp | Các phần thi trong bài thi |
K00 | Toán, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề |
Quy định về quy đổi tương đương các chứng chỉ tiếng Anh
Bảng 4 – Quy định về các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương
IELTS | TOEFL | CambridgeEnghlish Scale | PTEAcademic | TOEIC | APTIS | VSTEP | ||
iBT | ITP | General | Advanced | |||||
5.0 | 35-45 | 433-450 | 151 – 159 | 36 – 41 | 550-600 | 131 | 110 | B1 |
5.5 | 46-59 | 451-509 | 160 – 170 | 42 – 53 | 601-650 | 153 | 126 | B2 |
6.0 | 60-78 | 510-547 | 171 – 179 | 54 – 64 | 651-700 | 160 | 153 | |
6.5 | 79-89 | 548-569 | 180 – 183 | 65 – 69 | 701-750 | 170 | 160 | C1 |
7.0 | 90-99 | 570-591 | 184 – 191 | 70 – 74 | 75 -800 | 180 | 165 | |
7.5 | 100-109 | 592-613 | 192 – 199 | 75 – 78 | 801-850 | 190 | 170 | |
8.0 | 110-114 | 614-635 | 200 – 210 | 79 – 82 | 851-900 | > 190 | 178 | C2 |
8.5 | 115-119 | 636-657 | 211 – 220 | 83 – 86 | 901-950 | 185 | ||
9.0 | 120 | 658-677 | 221 – 230 | 87 – 90 | 951-990 | 200 |
Bảng 5 – Quy đổi điểm chứng chỉ IELTS (Academic) thành điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07
IELTS | 5.0 | 5.5 | 6.0 | ³ 6.5 |
Điểm quy đổi | 8,50 | 9,00 | 9,50 | 10,00 |
ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ.
Thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023
Cấu trúc bài thi năm 2023
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ GD&ĐT mới triển khai áp dụng từ năm 2022 và đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ.
Theo đó, tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Giải quyết vấn đề (60 phút) với hình thức thi là hoàn toàn Trắc nghiệm.
Bài thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm, thí sinh dự thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.
Bảng 6 – Cấu trúc Bài thi Đánh giá tư duy (điều chỉnh)
TT | Phần thi | Hình thức thi | Thời lượng(phút) | Điểm |
1 | Tư duy Toán học | TN | 60 | 40 |
2 | Tư duy Đọc hiểu | TN | 30 | 20 |
3 | Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề | TN | 60 | 40 |
Tổng | 150 | 100 |
Kế hoạch tổ chức thi năm 2023
(1) Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh THPT, thí sinh tự do.
(2) Phạm vi: Thí sinh ở tất cả các Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc có thể đăng ký dự thi.
(3) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan trong khung thời gian chung là 150 phút.
(4) Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi năm 2023: Tổ chức 03 đợt thi
- Đợt 1: Tháng 5/2023, tại Hà Nội
- Đợt 2: Tháng 6/2023, tại Hà Nội
- Đợt 3: Tháng 7/2023 tại một số địa điểm (Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên…)
(5) Các khối ngành có thể sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023:
- Các khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ;
- Các khối ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng;
- Các khối ngành y, dược;
- Các khối ngành công nghiệp, nông nghiệp.
Giới thiệu chung về trường Đại học bách khoa Hà Nội
Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những ngôi trường “top” đầu trong việc giảng dạy kĩ thuật. Hàng năm, trường thu hút hàng ngàn sinh viên đăng kí với mức điểm chuẩn lên đến 27-28 điểm với một số chuyên ngành.
- Tên tiếng Việt: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi University of Science and Technology
- Địa chỉ: Số 01, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: 0243. 8696099/0243.8692222
- Email: [email protected]
- Web: /span>
Xem thêm: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Thông tin tuyển sinh và cơ hội việc làm
Các chuyên ngành đào tạo của trường Đại học bách khoa Hà Nội
Dưới đây là các ngành và chuyên ngành đào tạo đại học của Bách khoa:
TT | Tên ngành | Tên chuyên ngành và định hướng đào tạo | Khoa/Viện phụ trách | |
Hệ Cử nhân kỹ thuật (4 năm) / Kỹ sư (5 năm) | ||||
1 | Kỹ thuật cơ khí (chế tạo máy) | Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ hàn Cơ khí chính xác và quang học Gia công áp lực Khoa học & công nghệ chất dẻo và Composite |
Viện Cơ khí | |
2 | Kỹ thuật cơ điện tử | Kỹ thuật Cơ điện tử | ||
3 | Kỹ thuật cơ khí (động lực) | Máy và tự động thuỷ khí
Động cơ đốt trong Ô tô và xe chuyên dụng |
Viện Cơ khí động lực | |
4 | Kỹ thuật hàng không | Kỹ thuật hàng không | ||
5 | Kỹ thuật tàu thủy | Kỹ thuật tàu thủy | ||
6 | Kỹ thuật nhiệt | Kỹ thuật năng lượng
Máy và thiết bị nhiệt lạnh |
Viện KH&CN Nhiệt-Lạnh | |
7 | Kỹ thuật điện, điện tử | Hệ thống điện
Thiết bị điện-điện tử |
Viện Điện | |
8 | Kỹ thuật điều khiển và
tự động hóa |
Điều khiển tự động
Tự động hóa công nghiệp Kỹ thuật đo và tin học công nghiệp |
||
9 | Kỹ thuật điện tử-truyền thông | Kỹ thuật điện tử – Kỹ thuật máy tính
Kỹ thuật điện tử hàng không vũ trụ Kỹ thuật thông tin, truyền thông Kỹ thuật Y sinh |
Viện Điện tử-Viễn thông | |
10 | Kỹ thuật máy tính | Kỹ thuật máy tính | Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông | |
11 | Khoa học máy tính | Khoa học máy tính | ||
12 | Truyền thông và mạng máy tính | Truyền thông và mạng máy tính | ||
13 | Kỹ thuật phần mềm | Kỹ thuật phần mềm | ||
14 | Hệ thống thông tin | Hệ thống thông tin | ||
15 | Công nghệ thông tin | Công nghệ thông tin
An toàn thông tin |
||
16 | Toán-Tin | Toán Tin | Viện Toán ứng dụng và Tin học | |
17 | Kỹ thuật hóa học | Công nghệ hữu cơ hóa dầu
Công nghệ vật liệu polime-Compozit Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại Công nghệ vật liệu silicát Công nghệ các chất vô cơ Công nghệ hóa lý Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học Công nghệ xenluloza và giấy Công nghệ hóa dược và hóa chất bảo vệ thực vật Máy và thiết bị công nghệ hóa chất-dầu khí |
Viện Kỹ thuật Hoá học | |
18 | Kỹ thuật in và truyền thông | Kỹ thuật in và truyền thông | ||
19 | Kỹ thuật sinh học | Kỹ thuật sinh học | Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm | |
20 | Kỹ thuật thực phẩm | Công nghệ thực phẩm
Quản lý chất lượng Qúa trình và Thiết bị CNTP |
||
21 | Kỹ thuật môi trường | Công nghệ môi trường
Quản lý môi trường |
Viện KH&CN Môi trường | |
22 | Kỹ thuật vật liệu | Cơ học vật liệu và công nghệ tạo hình
Hóa học vật liệu và công nghệ chế tạo Vật lý vật liệu và công nghệ xử lý |
Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu | |
23 | Kỹ thuật vật liệu kim loại | Kỹ thuật gang thép
Công nghệ và thiết bị cán Đúc Vật liệu học & Xử lý nhiệt bề mặt Vật liệu kim loại màu và compozit |
Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu | |
24 | Kỹ thuật dệt | Công nghệ dệt
Công nghệ nhuộm và hoàn tất |
Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang | |
25 | Công nghệ may | Công nghệ sản phẩm may
Thiết kế sản phẩm may và thời trang |
||
26 | Công nghệ da giầy | Thiết kế sản phẩm da giầy | ||
27 | Vật lý kỹ thuật | Vật lý và kỹ thuật ánh sáng (áp dụng đến hết 2015)
Công nghệ vật liệu điện tử (áp dụng đến hết 2015) Vật lý tin học Vật liệu điện tử và công nghệ nano (áp dụng từ 2016) Quang học và quang điện tử (áp dụng từ 2016) |
Viện Vật lý Kỹ thuật | |
28 | Kỹ thuật hạt nhân | Kỹ thuật năng lượng hạt nhân
Kỹ thuật hạt nhân ứng dụng và vật lý môi trường |
Viện Kỹ thuật Hạt nhân và Vật lý môi trường | |
Hệ Cử nhân (4 năm) | ||||
Cử nhân sư phạm kỹ thuật (4 năm) | ||||
1 | Sư phạm kỹ thuật công nghiệp | Sư phạm kỹ thuật Công nghệ thông tin
Sư phạm kỹ thuật Điện tử Sư phạm kỹ thuật Điện Sư phạm kỹ thuật Cơ khí Sư phạm kỹ thuật Cơ khí |
Viện Sư phạm kỹ thuật | |
Cử nhân khoa học (4 năm) | ||||
1 | Hóa học | Hóa học | Viện Kỹ thuật Hoá học | |
2 | Quản trị kinh doanh | Quản trị kinh doanh | Khoa Kinh tế-Quản lý | |
3 | Quản lý công nghiệp | Quản lý công nghiệp | Viện Kinh tế & Quản lý | |
4 | Kinh tế công nghiệp | Kinh tế năng lượng | ||
5 | Tài chính-Ngân hàng | |||
6 | Kế toán | Kế toán | ||
7 | Ngôn ngữ Anh | Tiếng Anh khoa học kỹ thuật và công nghệ
Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế |
Viện Ngoại ngữ | |
8 | Hệ thống thông tin quản lý | Hệ thống thông tin quản lý | Viện Toán ứng dụng và Tin học | |
Cử nhân công nghệ (4 năm) | ||||
1 | Công nghệ kỹ thuật cơ khí | Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí | Viện Cơ khí | |
2 | Công nghệ chế tạo máy | Công nghệ chế tạo máy | ||
3 | Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử | Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử | ||
4 | Công nghệ kỹ thuật ô tô | Công nghệ kỹ thuật ô tô | Viện Cơ khí động lực | |
5 | Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa | Viện Điện | |
6 | Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử | Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử | ||
7 | Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông | Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông | Viện Điện tử-Viễn thông | |
8 | Công nghệ thông tin | Công nghệ thông tin | Viện Công nghệ thông tin và truyền thông | |
9 | Công nghệ kỹ thuật hóa học | Công nghệ kỹ thuật hóa học | Viện Kỹ thuật Hoá học | |
10 | Công nghệ thực phẩm | Công nghệ thực phẩm | Viện CN Sinh học và CN Thực phẩm | |
Xem thêm: Các ngành của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội