Các Ngành Ftu – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Các Ngành Ftu đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Các Ngành Ftu trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: [LIVESTREAM TVTS] Tập 3: CÙNG FTU GIẢI MÃ CÁC CHUYÊN NGÀNH, CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Bạn đang xem video [LIVESTREAM TVTS] Tập 3: CÙNG FTU GIẢI MÃ CÁC CHUYÊN NGÀNH, CHƯƠNG TRÌNH HỌC mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II tại TPHCM từ ngày 2022-01-17 với mô tả như dưới đây.
Những người thông minh luôn biết cách định hướng tương lai và chuẩn bị sẵn sàng cho hành trang của bản thân trước khi bước vào một môi trường mới. Một môi trường phù hợp với bản thân có thể giúp em phát triển nhanh hơn so với bạn đồng lứa của mình.
🤔 Vậy đứng trước lựa chọn ưu tiên “Nguyện vọng”, liệu em có đang lo lắng không biết nên chọn trường Đại học nào phù hợp với mình? Hay liệu em có đang phân vân, thắc mắc về các thông tin liên quan đến về chuyên ngành, chương trình học của Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh?
🤔 Nếu em muốn chủ động tìm hiểu và được giải đáp tất tần tật mọi băn khoăn, thắc mắc về FTUHCM để đưa ra những lựa chọn đúng đắn nhất, đừng ngần ngại để hỏi em nhé!
‼ Khung giờ phát sóng: 20 giờ 00 (15/01/2022) tại Fanpage Trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II
🥰 Đặt câu hỏi cho Trường Đại học Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh tại: https://bom.to/eJ5rdr
Đào tạo quốc tế chờ bạn gắn tên trên bảng vàng🔺
Các ngành đào tạo
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) tuyển sinh 2020 với các ngành đào tạo như sau:
1. Bảng tổ hợp môn xét tuyển của các chuyên ngành
Tên ngành, chuyên ngành |
Mã xét tuyển |
Tổ hợp môn xét tuyển |
Ngành Luật, chuyên ngành Luật thương mại quốc tế |
NTH01-01 |
A00,A01,D01,D07 |
Ngành Kinh tế |
NTH01-02 |
|
Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại |
A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06,D07 |
|
Chuyên ngành Thương mại quốc tế |
A00,A01,D01,D07 |
|
Ngành Kinh tế quốc tế |
||
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế |
A00,A01,D01,D03,D07 |
|
Chuyên ngành Kinh tế và phát triển quốc tế |
A00,A01,D01.D07 |
|
Ngành Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế |
NTH02 |
A00,A01,D01,D07 |
Ngành Kinh doanh quốc tế |
||
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế |
A00,A01,D01,D07 |
|
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản |
A00,A01,D01,D06,D07 |
|
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế |
A00,A01,D01,D07 |
|
Ngành Quản trị khách sạn, chuyên ngành Quản trị khách sạn |
A00,A01,D01,D07 |
|
Ngành Tài chính – Ngân hàng |
NTH03 |
|
Chuyên ngành Tài chính Quốc tế |
A00,A01,D01,D07 |
|
Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính |
A00,A01,D01,D07 |
|
Chuyên ngành Ngân hàng |
A00,A01,D01,D07 |
|
Ngành Kế toán |
||
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán |
A00,A01,D01,D07 |
|
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA |
A00,A01,D01,D07 |
|
Ngành ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại |
NTH04 |
D01 |
Ngành ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại |
NTH05 |
D01, D03 |
Ngành ngôn ngữ Trung, chuyên ngành Tiếng Trung thương mại |
NTH06 |
D01, D04 |
Ngành ngôn ngữ Nhật, chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại |
NTH07 |
D01, D06 |
2. Chỉ tiêu chi tiết theo ngành của từng phương thức của Nhà trường
2.1. Chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển riêng của Nhà trường
* Lưu ý đối với Phương thức xét tuyển 1:
+ Chỉ tiêu được phân bổ đều cho 3 đối tượng xét tuyển theo phương thức này: (1) HS tham gia kỳ thi học sinh giỏi QG; (2) HS đạt giải tỉnh/thành phố; (3) Học sinh hệ chuyên.
+ Cho phép thí sinh trúng tuyển theo chương trình tiêu chuẩn trong bảng trên được chuyển sang chương trình tiêu chuẩn khác mong muốn thuộc ngành trúng tuyển
2.2. Chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020
2.3. Chỉ tiêu theo phương thức tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo
Thông tin chung về trường Đại học ngoại thương
- Tên trường: Trường Đại học ngoại thương (hay Foreign Trade University)
- Thành lập: 20/8/1960 (trường công lập)
- Tên viết tắt: FTU
- Mã trường: NTH
- Số điện thoại: (024) 32 595158
- Email: qldt@ftu.edu.vn
- Website: /
- Địa chỉ:
Trụ sở chính: Số 91 phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 1: 15 đường D5, phương 25, Q. Bình Thạnh, TP HCM
Cơ sở 2: Số 260 Bạch Đằng, Nam Khê, tỉnh Quảng Ninh
Giới thiệu trường
Tiền thân của đại học ngoại thương chính là ngành ngoại thương tại trường đại học kinh tế – Tài chính (NEU hiện nay) được mở vào năm 1960. Tức là cho đến nay, trường đã có lịch sử hình thành 62 năm.
Năm 1962, ngành học ngoại thương tách riêng khỏi đại học kinh tế – Tài chính trở thành trường Cán bộ Ngoại giao (trực thuộc bộ ngoại giao). Cho đến năm 1967, trường Cán bộ Ngoại giao tách làm trường ngoại giao và trường ngoại thương.
Sau một thời gian dài phát triển, trường ngoại thương đổi mới, mở rộng dần dần thêm các ngành học. Trường mở ra những phương hướng phát triển tối ưu và trở thành ĐH ngoại thương như hiện nay.
Đại học ngoại thương điểm chuẩn
Đại học ngoại thương nổi tiếng là trường có điểm chuẩn cao nhất trong các trường đào tạo khối ngành kinh tế. Nhiều học sinh mơ ước thi tuyển vào ngôi trường này, chính vì thế nên tỷ lệ chọi khá cao. Cụ thể, ngành kinh doanh quốc tế là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất là 28,5 điểm đối với khối A. Thấp nhất là ngành luật với điểm khối A là 28,05 điểm.
Còn riêng các ngành về ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Pháp,… thì điểm môn số 3 sẽ nhân đôi. Mức điểm đầu vào ngôn ngữ Trung là cao nhất với 39,35 điểm cho khối D1.
Điểm chuẩn các ngành tại ĐH ngoại thương
GIỚI THIỆU CHUNG
- Tên trường: Trường Đại học Ngoại thương
- Tên tiếng Anh: Foreign Trade University (FTU)
- Mã trường: NTH
- Trực thuộc: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Loại trường: Công lập
- Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên kết quốc tế – Liên thông – Trực tuyến – Bồi dưỡng ngắn hạn
- Lĩnh vực: Kinh tế – Quản trị
- Địa chỉ: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại:
- Email:
- Website: /
- Fanpage: /cac-truong-dai-hoc-o-hai-ba-trung-thong-tin-tuyen-sinh-dao-tao-dai-hoc-cao-dang/
THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022
(Dựa theo Thông báo xét tuyển đại học chính quy năm 2022 của trường Đại học Ngoại thương cập nhật mới nhất ngày 24/6/2022)
1. Các ngành tuyển sinh
Các ngành đào tạo, mã xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh của trường Đại học Ngoại thương (Hà Nội) tuyển sinh năm 2022 như sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Các tổ hợp xét tuyển
Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học năm 2022 theo các khối xét tuyển sau:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, tiếng Anh)
- Khối D01 (Toán, Văn, tiếng Anh)
- Khối D02 (Toán, Văn, tiếng Nga)
- Khối D03 (Toán, Văn, tiếng Pháp)
- Khối D04 (Toán, Văn, tiếng Trung)
- Khối D06 (Toán, Văn, tiếng Nhật)
- Khối D07 (Toán, Hóa, tiếng Anh)
3. Phương thức xét tuyển
Trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:
- Xét học bạ THPT
- Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và học bạ THPT hoặc chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên các trường THPT/trường THPT quốc tế
- Xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và ĐHQGHCM
- Xét tuyển thẳng năm 2022
Thông tin chi tiết về từng phương thức xét tuyển như sau:
Phương thức 1. Xét học bạ THPT
Thời gian đăng ký: Từ ngày 20/6 – 12/7/2022.
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký theo từng đối tượng:
a) Thí sinh tham gia/đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, thuộc lĩnh vực phù hợp với các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Nhà trường (các môn Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật)
- Tốt nghiệp THPT
- Tham gia/đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn trong tổ hợp xét tuyển hoặc trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức mà nội dung đề tài được Hội đồng tuyển sinh đánh giá là phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường.
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 8.0
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên.
b) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố lớp 11 hoặc 12 (gồm cả thí sinh thi vượt cấp) một trong các môn thi riêng biệt thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (các môn Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật)
- Tốt nghiệp THPT năm 2022
- Học sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi chọn sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố lớp 11 hoặc 12 (bao gồm cả thí sinh vượt cấp) 1 trong các môn Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật.
- Có điểm TBC học tập từng nhăm lớp 10, 11, HK1 lớp 12 >= 8.0 điểm.
- Có điểm TBC học tập của 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (có Toán và môn thi đạt giải học sinh giỏi) >= 8.5 điểm (tính TBC của cả 3 môn và làm tròn đến 1 chữ số thập phân).
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên.
c) Với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn, Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (Theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên)
- Tốt nghiệp THPT năm 2022
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 8.5
- Có điểm TBC học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 của cả 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Nhà trường (trong đó có Toán) >= 9.0 điểm (tính TBC của 3 môn, làm tròn đến 1 chữ số thập phân)
- Hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11 và 12 loại khá trở lên.
Hồ sơ đăng ký xét học bạ:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo quy định (đăng ký nguyện vọng tại /li>
- Bản sao công chứng học bạ THPT hoặc Xác nhận kết quả học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12
- Bản sao công chứng CCCD hoặc CMND còn hiệu lực
- Bản sao công chứng Giấy tờ minh chứng ưu tiên theo đối tượng chính sách (nếu có)
- Thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi chọn HSG quốc gia/Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia chuẩn bị thêm:
(1) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Cuộc thi KHKT của Bộ GD&ĐT tổ chức. Riêng thí sinh tham gia/đạt giải Cuộc thi KHKT cấp quốc gia yêu cầu phải nộp thêm bản tóm tắt mô tả đề tài có xác nhận của nơi tổ chức cuộc thi để Hội đồng tuyển sinh đánh giá mức độ phù hợp với môn thuộc tổ hợp xét tuyển.
(2) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia (nếu có).
- Thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật cần chuẩn bị thêm: Giấy tờ xác nhận học lớp chuyên theo quy định của Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên (theo mẫu của trường Đại học Ngoại thương, bản gốc) hoặc Giấy báo trúng tuyển hệ chuyên, trường chuyên (bản sao công chứng).
Các bước đăng ký và nộp hồ sơ:
- Bước 1: Đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống xét tuyển trực tuyến /6 – 12/7/2022 và in phiếu đăng ký
- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ theo yêu cầu
- Bước 3: Gửi/nộp hồ sơ chỉ bằng đường bưu điện/chuyển phát nhanh trước 17h00 ngày 12/7/2022 (tính theo dấu bưu điện)
Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có), trong đó:
- Điểm M1, M2, M3: Điểm TBC học tập 5 học kỳ (gồm HK1, 2 lớp 10, HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12) của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường.
- Thí sinh thuộc đối tượng HSG quốc gia hoặc HSG tỉnh/thành phố: Trong tổ hợp 3 môn xét tuyển phải có môn thí sinh tham gia thi/đạt giải HSG.
- Với chương trình Ngôn ngữ thương mại: M1, M2, M3 là 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
- Thí sinh chỉ sử dụng môn ngoại ngữ chính (môn bắt buộc hoặc môn chuyên) để xét tuyển. Môn ngoại ngữ thứ 2 (tự chọn) không được dùng để xét tuyển theo các tổ hợp của trường.
Về cộng điểm ưu tiên (nếu có):
*Thí sinh thuộc đối tượng HSG quốc gia: Các học sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia mà đề tài được đánh giá là phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường được cộng điểm như sau:
- Giải nhất: +4 điểm
- Giải nhì: +3 điểm
- Giải ba: +2 điểm
- Giải khuyến khích: +1 điểm
*Thí sinh thuộc đối tượng HSG tỉnh/thành phố đạt giải nhất, nhì các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường năm lớp 11 hoặc 12 được cộng điểm như sau:
- Giải nhất: +2 điểm
- Giải nhì: +1 điểm
*Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách theo Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành, không sử dụng điểm ưu tiên khu vực.
*Thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm 1 lần ứng với giải cao nhất đạt được.
Phương thức 2: Xét kết hợp chứng chỉ quốc tế và học bạ
Thời gian đăng ký: Từ ngày 20/6 – 12/7/2022.
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký:
a) Thí sinh thuộc hệ chuyên các môn chuyên Toán, Toán – Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật của các trường THPT trọng điểm quốc gia/ THPT chuyên
*Các chương trình CTTT, CLC và ĐHNNQT không phải CLC ngành Ngôn ngữ:
- Tốt nghiệp THPT năm 2022
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 8.0
- Có điểm TBC học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong đó có Toán và Văn/Lý/Hóa >= 8.5 (tính TBC của 2 môn, làm tròn đến 1 chữ số thập phân).
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính tới ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6/5 hoặc TOEFL iBT từ 79 hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) từ 176 điểm hoặc giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 loại khá trở lên.
*Với các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2022
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 8.0
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11 và 12 loại khá trở lên
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như sau:
Tên ngành | Yêu cầu | Cụ thể |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Anh | Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển | IELTS 6.5 |
TOEFL iBT 79 | ||
Chứng chỉ Cambridge từ 176 điểm | ||
Đạt giải môn tiếng Anh quốc gia | Giải ba trở lên | |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Nhật | Chứng chỉ Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) | N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên |
Bài thi môn tiếng Nhật trong kỳ thi du học Nhật Bản | Từ 220 điểm | |
Đạt giải quốc gia môn tiếng Nhật | Giải ba trở lên | |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Pháp | Bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) | DELF – B2 trở lên |
Đạt giải quốc gia môn tiếng Pháp | Giải ba trở lên | |
Chương trình CLC ngành Ngôn ngữ Trung | Chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) | HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên |
Đạt giải quốc gia môn tiếng Trung | Giải ba trở lên |
b) Thí sinh hệ chuyên và không chuyên hoặc thí sinh các trường quốc tế có các chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT hoặc A-Level
*Các chương trình CTTT, CLC, ĐHNNQT không phải CLC ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Có chứng chỉ SAT từ 1260 trở lên hoặc ACT từ 27 điểm trở lên hoặc A-Level với điểm môn Toán (Mathematics) từ điểm A trở lên. Các chứng chỉ được cấp trong thời gian 3 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ) đạt IELTS (Academic) 6.5 hoặc TOEFL iBT từ 79 điểm hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) từ 176 điểm trở lên hoặc đạt giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.
*Với các chương trình CLC ngành Ngôn ngữ
- Tốt nghiệp THPT năm 2022
- Có chứng chỉ SAt từ 1260 điểm trở lên hoặc ACT từ 27 điểm hoặc chứng chỉ A-Level với điểm môn Toán từ điểm A trở lên. Các chứng chỉ được cấp trong thời gian 3 năm kể từ ngày dự thi đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể như bản trên.
Lưu ý: Thí sinh tốt nghiệp THPT do nước ngoài cấp bằng phải kiểm định bằng tốt nghiệp theo quy định của Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo quy định (đăng ký nguyện vọng tại /li>
- Bản sao công chứng Học bạ THPT hoặc Xác nhận kết quả học tập 5 học kỳ lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 hoặc Chứng chỉ năng lực quốc tế SAT, ACT (bản sao) nếu có hoặc A-Level bản sao công chứng (nếu có)
- Bản sao công chứng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
- Bản sao công chứng CMND/CCCD còn hiệu lực
- Bản sao công chứng giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
- Thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật cần chuẩn bị thêm: Giấy tờ xác nhận học lớp chuyên theo quy định của Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên và Thông tư 12/2014/TT-BGDĐT ngày 18/04/2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế tổ chức hoạt động của trường THPT chuyên (theo mẫu của trường Đại học Ngoại thương, bản gốc) hoặc Giấy báo trúng tuyển hệ chuyên, trường chuyên (bản sao công chứng).
Các bước đăng ký và nộp hồ sơ: Tương tự phương thức 1.
Cách tính điểm xét tuyển:
*Với những thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT:
ĐXT = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có), trong đó:
- Điểm M1, M2 là điểm TBC học tập 5 học kỳ (bao gồm HK1, HK2 lớp 10, 11 và HK1 lớp 12) của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có Toán+Lý hoặc Toán+Hóa hoặc Toán+Văn). Với các ngành ngôn ngữ thương mại, tổ hợp 2 môn xét tuyển phải là Toán+Văn.
- M3: Điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh, Pháp, Trung, Nga, Nhật.
- Điểm ưu tiên: Thí sinh thuộc đối tượng HSG quốc gia: Các học sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia mà đề tài được đánh giá là phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường được cộng điểm như sau: Nhất (+4 điểm), nhì (+3 điểm), ba (+2 điểm) và khuyến khích (+1 điểm).
Lưu ý:
- Thí sinh đã dùng giải Thí sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ để quy đổi điểm M3 thì không được cộng thêm điểm ưu tiên cho giải này.
- Thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm 1 lần ứng với giải cao nhất đạt được.
- Điểm ưu tiên đối tượng chinh sách (nếu có) theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành, không sử dụng điểm ưu tiên khu vực.
*Với những thí sinh sử dụng chứng chỉ năng lực quốc tế SAT/ACT/A-level:
Căn cứ đánh giá hồ sơ: Xác định hồ sơ đủ điều kiện dựa trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu và điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển được xác định theo thang điểm 30 và làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Cụ thể như sau:
ĐXT = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có), trong đó:
- Điểm M1: Điểm quy đổi kết quả chứng chỉ SAt, ACT hoặc điểm môn Toán trong chứng chỉ A-level.
- Điểm M2: Điểm quy đổi kết quả điểm môn bất kỳ khác Toán trong chứng chỉ A-level nếu thí sinh sử dụng chứng chỉ A-level để xét tuyển.
- Điểm M3: Điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn ngoại ngữ.
- Điểm ưu tiên: Thí sinh thuộc đối tượng HSG quốc gia: Các học sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia mà đề tài được đánh giá là phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường được cộng điểm như sau: Nhất (+4 điểm), nhì (+3 điểm), ba (+2 điểm) và khuyến khích (+1 điểm).
Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Thời gian đăng ký xét tuyển: Dự kiến từ ngày 25/7 – 29/7/2022.
Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:
a) Với các chương trình CTTT, CLC và ĐHNNQT không phải là CLC Ngôn ngữ thương mại:
- Tốt nghiệp tHPT hoặc tương đương.
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 7.5
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 loại khá trở lên.
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6.5 hoặc TOEFL iBT từ 79 hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge từ 176 điểm trở lên hoặc đạt giải ba quốc gia môn tiếng Anh trở lên.
- Có tổng điểm 2 môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT 2022 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển trong tuyển sinh) trong tổ hợp môn của Nhà trường trong đó có môn Toán và 1 môn khác không phải ngoại ngữ (bao gồm 1 trong các môn Lý, Hóa, Văn) từ điểm sàn xét tuyển của trường (dự kiến công bố điểm sàn xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi THPT 2022)
b) Với các chương trình CLC ngôn ngữ thương mại
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 7.5 điểm.
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11 và 12 khá trở lên.
- Có tổng điểm 2 môn thi THPT năm 2022 môn Toán và Văn (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) đạt điểm sàn xét tuyển của trường (dự kiến công bố điểm sàn xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi THPT 2022)
- Có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cụ thể tương tự phương thức 2.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo quy định (đăng ký nguyện vọng tại /li>
- Bản sao công chứng học bạ THPT
- Bản sao công chứng Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
- Phiếu kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc giấy tờ xác nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (bản sao)
- Bản sao công chứng CMND/CCCD
- Bản sao công chứng giấy tờ ưu tiên khác (nếu có)
Các bước đăng ký và nộp hồ sơ:
- Bước 1: Đăng ký xét tuyển trực tuyến tại /li>
- Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ theo yêu cầu
- Bước 3: Gửi/nộp hồ sơ chỉ bằng đường bưu điện/chuyển phát nhanh trước 17h00 ngày 29/7/2022 (tính theo dấu bưu điện)
Cách tính điểm xét tuyển: ĐXT = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có), trong đó:
- Điểm M1, M2: Kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của 2 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường, trong đó có Toán và môn không phải ngoại ngữ (thí sinh có thể chọn Toán+Lý hoặc Toán+Hóa hoặc Toán+Văn). Thí sinh xét tuyển các ngành ngôn ngữ Thương mại phải chọn tổ hợp Toán+Văn.
- Điểm M3: Điểm quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn ngoại ngữ.
- Điểm ưu tiên (nếu có):
+ Thí sinh thuộc đối tượng HSG quốc gia: Các học sinh đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi HSG cấp quốc gia hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia mà đề tài được đánh giá là phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường được cộng điểm như sau: Nhất (+4 điểm), nhì (+3 điểm), ba (+2 điểm) và khuyến khích (+1 điểm).
+ Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành.
Phương thức 4: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
- Tốt nghiệp THPT
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 7.0
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 loại khá trở lên.
- Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Có tổng điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển của trường và điểm ưu tiên khu vực và đối tượng đạt mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của trường theo quy định.
- Trường Đại học Ngoại thương không sử dụng kết quả miễn thi môn Ngoại ngữ hoặc kết quả điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Phương thức 5: Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHCM và ĐHQGHN tổ chức
Thời gian đăng ký xét tuyển: Dự kiến từ ngày 20/6 – 12/7/2022.
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
- Tốt nghiệp THPT
- Có điểm TBC học tập từng năm lớp 10, 11 và HK1 lớp 12 >= 7.0
- Có hạnh kiểm từng năm lớp 10, 11, 12 loại khá trở lên.
- Có kết quả thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐHQGHN từ 100/150 điểm hoặc kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHCM năm 2022 từ 850/1200 điểm.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển theo quy định (đăng ký nguyện vọng tại /li>
- Bản sao công chứng học bạ THPT
- Bản sao công chứng Phiếu kết quả thi đánh giá năng lực hoặc giấy tờ xác nhận kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN hoặc ĐHQGHCM.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD còn hiệu lực
- Bản sao công chứng giấy tờ ưu tiên (nếu có)
Quy trình đăng ký và nộp hồ sơ tương tự phương thức 1.
Phương thức 6: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
Thời gian nộp hồ sơ: Dự kiến từ ngày 30/6 – 12/7/2022.
a) Xét tuyển thẳng
Đối tượng xét tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng với các đối tượng theo quy định tại điểm a, b, c, d, e gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng theo mẫu (tải xuống)
- Bản sao công chứng hợp lệ ít nhất 1 trong các giấy tờ sau:
(1) Giấy chứng nhận đạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia. Thí sinh tham gia cuộc thi KHKT phải nộp kèm bản thuyết minh tóm tắt nội dung đề tài trên 1 trang A4 có xác nhận của đơn vị tổ chức thi.
(2) Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn HSG quốc gia các môn Tiếng Anh, Nhật, Trung, Pháp.
(3) Giấy chứng nhận đối tượng tuyển thẳng khác
Hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng với các đối tượng theo quy định tại điểm f gồm:
- Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng theo mẫu phụ lục 2 (tải xuống)
- Bản sao công chứng hợp lệ học bạ THPT
- Bản sao công chứng hợp lệ hộ khẩu thường trú và Giấy chứng nhận đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng khác.
a) Ưu tiên xét tuyển
Đối tượng ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT
Hồ sơ ưu tiên xét tuyển:
- Phiếu đăng ký xét ưu tiên xét tuyển theo mẫu phụ lục 1 (tải xuống)
- Bản sao hợp lệ: Giấy chứng nhận đạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia hoặc giấy chứng nhận đạt giải Cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Thí sinh đạt giải Cuộc thi KHKT phải nộp kèm bản thuyết minh tóm tắt nội dung đề tài trên 1 trang A4 có xác nhận của đơn vị tổ chức thi.
THỜI GIAN CÔNG BỐ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ: Trường Đại học Ngoại thương công bố kết quả đánh giá hồ sơ từng phương thức trên hệ thống xét tuyển của Nhà trường:
- Phương thức 1, 2: Dự kiến trước ngày 18/7/2022.
- Phương thức 3: Dự kiến trước ngày 4/8/2022.
- Phương thức 4: Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT
- Phương thức 5, 6: Dự kiến trước ngày 18/7/2022.
Đại học Ngoại thương có những ngành nào?
Đại học Ngoại thương có những ngành nào? Sẽ là câu hỏi đặt ra khá nhiều khi mùa tuyển sinh lại đến, để biết thêm nhiều thông tin về các trường để có nhiều sự lựa chọn khi vào đại học. Đại học Ngoại thương – FTU là một trường với thế mạnh về các ngành Tài chính – Kinh tế, luôn nằm trong top đầu cả nước nên không khó để thấy các ngành đào tạo chính của trường là các ngành thuộc khối ngành kinh tế làm ngành mũi nhọn gồm:
Các ngành đào tạo hệ tiêu chuẩn ở Đại học Ngoại thương có những ngành nào?
Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập với một mục tiêu và nỗ lực mong muốn sẽ đào tạo được nhân tài nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ.
- Ngành kinh tế: Có 2 chuyên ngành là kinh tế đối ngoại và thương mại quốc tế
- Ngành tài chính ngân hàng: Có 3 chuyên ngành là tài chính quốc tế, phân tích đầu tư tài chính và ngân hàng
- Ngành quản trị kinh doanh: Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế
- Ngành kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành kinh doanh quốc tế
- Ngành kinh tế quốc tế: Gồm có 2 chuyên ngành là kinh tế quốc tế và kinh tế phát triển quốc tế
- Ngành luật: Có chuyên ngành luật thương mại quốc tế
- Ngành kế toán: Gồm 3 chuyên ngành gồm kế toán kiểm toán và kế toán kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA
- Ngành quản trị khách sạn: Chương trình Chất lượng cao Quản trị khách sạn
- Ngành ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành tiếng Anh thương mại
- Ngành ngôn ngữ Pháp: Chuyên ngành tiếng Pháp thương mại
- Ngành ngôn ngữ Trung: Chuyên ngành tiếng Trung thương mại
- Ngành ngôn ngữ Nhật: Chuyên ngành tiếng Nhật thương mại
Đặc biệt, ngành Kế toán tại trường Đại học Ngoại thương có tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp khá cao.
Bên cạnh đó, năm 2022 nhóm ngành Marketing số đã chính thức được trường Đại học Ngoại thương bổ sung vào chương trình đào tạo và giảng dạy. Cụ thể, ở cơ Hà Nội tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Marketing số; Cơ sở II-TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh Chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế Truyền thông Marketing tích hợp, thuộc ngành Marketing.
Các ngành đào tạo chất lượng cao ở Đại học Ngoại thương có những ngành nào?
Song song với chương trình ngành đào tạo hệ tiêu chuẩn đại học, trường cũng có chương trình đào tạo chất lương lương cao (CLC). Chất lương cao là trương trình dựa trên nền tảng giáo dục bằng tiếng Anh, được chỉ dạy bởi những giảng viên xuất sắc và có nhiều kinh nghiệm trong trường.
Trường Đại học Ngoại thương đào tạo chương trình CLC 100% là bằng tiếng Anh, và chọn học bằng chương trình 3+1 năm, sau 3 năm hoàn thành chương trình sinh viên có thể đi Mỹ hoặc các trường có liên kết hệ đào tạo chương trình học này và lấy bằng nước ngoài. Sau đây sẽ là một số ngành CLC mà ở trường FTU đang đào tạo:
- Chất lượng cao Kinh tế đối ngoại
- Chất lượng cao Kinh doanh quốc tế
- Chất lượng cao Kinh tế quốc tế
- Chất lượng cao Quản trị kinh doanh quốc tế
- Chất lượng cao Ngân hàng và Tài chính quốc tế
- Chất lượng cao Quản trị khách sạn
- Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản
- Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế
Chương trình tiên tiến ở Đại học Ngoại thương có những ngành nào?
Chương trình tiên tiến là chương trình được học tập từ các chường trình đào tạo từ trường đối tác nước ngoài, được giảng dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo sư uy tín của trường đối tác và giảng viên của FTU giống như CLC… Nhưng điểm xét tuyển của chương trình tiên tiến này lại cao hơn CLC.
Chương trình tiên tiến được có sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và phải chấp hành các quy định riêng do Bộ Giáo dục đào tạo yêu cầu.
- Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại
- Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh
- Chương trình tiên tiến Tài chính – Ngân hàng
Trong đó chương trình tiên tiến là chương trình đào tạo về kinh doanh với cơ hội chuyển tiếp, trao dồi và nhận bằng quốc tế theo chương trình 3+1 rộng mở nhất hiện nay.
>>> Tham khảo thêm: Học phí trường HUTECH mới nhất 2022 dành cho sinh viên
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thời kỳ tiền thân[sửa | sửa mã nguồn]
Ngành học Ngoại thương chính thức ra đời vào ngày 20 tháng 8 năm 1960, sơ khai là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, vị trí đặt tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (tiền thân của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NEU).[3][4] Trong Khoa Quan hệ quốc tế có hai bộ môn là Bộ môn Ngoại giao (tiền thân của Học viện Ngoại giao, DAV) và Bộ môn Ngoại thương.[5] Từ thời điểm ban đầu, bộ ba trường NEU, FTU và DAV tích hợp lại với nhau, dần dần thay đổi và vẫn giữ vững liên kết cho đến thời hiện đại.[6] Khóa đầu tiên của Bộ môn Ngoại thương được chiêu sinh vào năm học 1960 – 1961 với 42 sinh viên. Ngày 20 tháng 6 năm 1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương tức DAV và FTU tiền thân trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.[7]
Ở mốc lịch sử này, Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trở thành một cơ sở giáo dục đại học độc lập, có chức năng đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác Ngoại thương có trình độ cao bởi Khoa Ngoại thương. Năm 1965, trường được chính thức công nhận thuộc hệ thống các trường đại học của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[8] Cơ sở vật chất ngày đầu mới thành lập của trường tọa lạc trên khu đất khoảng 4,0 hecta nguyên là cơ sở xay xát và nhà kho chứa thóc của Bộ Lương thực.[Ghi chú 3] Lúc ban đầu, cơ sở này có khoảng 10 dãy nhà cấp bốn với tường gạch, lợp ngói đã cũ nát và các dãy nhà này được cải tạo thành các lớp học, các phòng ở cho sinh viên và cho một số cán bộ, giảng viên của trường. Thời kỳ tiền thân đánh dấu sự ra đời của trường Ngoại thương, khởi đầu giáo dục chính thức với các khóa học cùng những giảng viên đầu tiên có thể kể tới các nhà giáo Lê Văn Ngọ, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Doãn Đính, Doãn Tường Vân, Lê Đức Dục, và Thủ tướng miền Nam Việt Nam Huỳnh Tấn Phát.[9]
Thời kỳ chiến tranh và đổi mới[sửa | sửa mã nguồn]
Thay đổi phù hiệu trong các giai đoạn trường Ngoại thương.
Ngày 5 tháng 8 năm 1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng quyết định chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương).[10] Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này. Ngay sau khi thành lập, do có chiến tranh, Trường Đại học Ngoại thương phải sơ tán về huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.[Ghi chú 6] Trường lúc này đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ Ngoại thương, Khoa Ngoại ngữ và Bộ môn Chính trị. Cuối năm 1967, trường chuyển từ nơi sơ tán trở lại Hà Nội. Trong thời kỳ chiến tranh, trường Ngoại thương song song giải quyết các vấn đề về đảm bảo an toàn trong không khí chiến đấu của cả nước, vừa nỗ lực đào tạo phục vụ cho hoạt động kinh tế ngoại thương với các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước khác.[11]
Năm 1985, một năm sau Đổi Mới, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước. Đến cuối năm 1998, trường vẫn chỉ đào tạo một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, mở rộng thêm ngành Quản trị kinh doanh năm 1999 và chuyển hướng đào tạo đa phương diện kinh tế cùng với xã hội từ đây. Ngày 16 tháng 7 năm 1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập bởi quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.[12][13] Trường được trao Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất các năm 1985, 1990, 1995.[14]
Thời hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]
Phương hướng phát triển[sửa | sửa mã nguồn]
Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam nói riêng chuyển sang giai đoạn mới về hội nhập và toàn cầu hóa. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế. Từ đây, trường Ngoại thương với nhiệm vụ chú trọng đào tạo về kinh tế đối ngoại được mở rộng về cả vị thế lẫn chức năng, đóng vai trò dẫn đầu trong nghiên cứu, giảng dạy, thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế đa phương của đất nước. Với việc xúc tiến hợp tác đa quốc gia, khu vực, Trường Đại học Ngoại thương được nhiều trường đại học quốc tế công nhận chương trình đào tạo và thiết lập quan hệ đào tạo từ nhiều nước như Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Úc, Ý, Nga, Pháp về cả chương trình liên kết lẫn hợp tác du học, trao đổi sinh viên. Năm 2009, để mở rộng việc đào tạo hỗ trợ liên thông, cao đẳng, trường đề cử mở thêm cơ sở mới ở vùng Đông Bắc, nhằm hỗ trợ cho giáo dục khu vựcm, phát triển mạnh ảnh hưởng Vịnh Bắc Bộ.[15] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã nhất trí và quyết định mở Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở III tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh trọng điểm kinh tế mới.[16]
Cũng từ những năm 2000, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu xây dựng các chương trình tuyển sinh mức độ cao. Với các khối tuyển khác nhau, Ngoại thương trở thành một trong những trường khó trúng tuyển nhất của Việt Nam, thu hút thí sinh đến từ nhiều vùng khắp đất nước, thường lấy điểm tuyển sinh cao nhất cả nước. Trong quá trình đào tạo, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương làm việc trong nước cũng như ở nước ngoài đều được đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt mức cao hàng đầu về giáo dục.[17][18] Đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương còn nổi tiếng năng động, sáng tạo và tự tin. Số lượng sinh viên xuất thân từ Đại học Ngoại thương giành được học bổng du học đại học và sau đại học tại nước ngoài luôn chiếm ưu thế trong số sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Chính nhờ những kết quả đó, Trường Đại học Ngoại Thương đã được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi Mới vào tháng 5 năm 2010[19] và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phong tặng danh hiệu Huân chương Độc lập hạng Nhất vào tháng 9 năm 2012.[20]
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Các Ngành Ftu
#ftu, #cs2, #ftucs2, #dtqt, #daotaoquocte