Đại Học Dược Tphcm – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Đại Học Dược Tphcm đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Dược Tphcm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
A. GIỚI THIỆU
- Tên trường: Đại học Y Dược TP.HCM
- Tên tiếng Anh: University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh (UMP HCM)
- Mã trường: YDS
- Hệ đào tạo: Trung cấp – Cao đẳng – Đại học chính quy – Sau Đại học – Tại chức – Văn bằng 2 – Liên thông
- Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Q.5, TP. Hồ Chí Minh
- SĐT: (028).3855.8411
- Email: [email protected]
- Website: /
- Facebook: /YDS.UMP/
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022
I. Thông tin chung
1. Thời gian xét tuyển
- Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Đối tượng tuyển sinh
- Người đã được công nhận tốt nghiệp THPT của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương.
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
- Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
- Nhà trường không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT, THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Ngưỡng chất lượng đầu vào do Hội đồng tuyển sinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh quy định.
4.3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng
- Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
5. Học phí
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy của trường Đại học Y Dược TP. HCM như sau:
Tên ngành |
Học phí (đồng) |
Y khoa |
74.800.000 |
Y học dự phòng |
41.800.000 |
Y học cổ truyền |
41.800.000 |
Dược học |
55.000.000 |
Điều dưỡng |
37.000.000 |
Hộ sinh |
37.000.000 |
Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức |
37.000.000 |
Dinh dưỡng |
37.000.000 |
Răng – Hàm – Mặt |
77.000.000 |
Kỹ thuật phục hình răng |
37.000.000 |
Kỹ thuật xét nghiệm y học |
37.000.000 |
Kỹ thuật hình ảnh y học |
37.000.000 |
Kỹ thuật phục hồi chức năng |
37.000.000 |
Y tế công cộng |
37.000.000 |
II. Các ngành tuyển sinh
Ngành học |
Mã ngành |
Tổ hợp môn xét tuyển |
Chỉ tiêu |
Y khoa |
7720101 |
B00 |
280 |
Y khoa (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720101_02 |
B00 |
120 |
Y học dự phòng |
7720110 |
B00 |
84 |
Y học dự phòng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720110_02 |
B00 |
36 |
Y học cổ truyền |
7720115 |
B00 |
140 |
Y học cổ truyền (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720115_02 |
B00 |
60 |
Răng – Hàm – Mặt |
7720501 |
B00 |
84 |
Răng – Hàm – Mặt (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720501_02 |
B00 |
36 |
Dược học |
7720201 |
B00; A00 |
392 |
Dược học (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720201_02 |
B00; A00 |
168 |
Điều dưỡng |
7720301 |
B00 |
147 |
Điều dưỡng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720301_04 |
B00 |
63 |
Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức |
7720301_03 |
B00 |
120 |
Hộ sinh (chỉ tuyển nữ) |
7720302 |
B00 |
120 |
Dinh dưỡng |
7720401 |
B00 |
56 |
Dinh dưỡng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720401_02 |
B00 |
24 |
Kỹ thuật phục hình răng |
7720502 |
B00 |
28 |
Kỹ thuật phục hình răng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720502_02 |
B00 |
12 |
Kỹ thuật xét nghiệm y học |
7720601 |
B00 |
165 |
Kỹ thuật hình ảnh y học |
7720602 |
B00 |
90 |
Kỹ thuật phục hồi chức năng |
7720603 |
B00 |
88 |
Y tế công cộng |
7720701 |
B00 |
63 |
Y tế công cộng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) |
7720701_02 |
B00 |
27 |
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
Lịch sử[sửa (Đại Học Dược Tphcm) | sửa mã nguồn]
Tiền thân của cơ sở giáo dục này là Trường Đại học Y khoa Sài Gòn.
Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập năm 1947, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này.
Cơ sở đầu tiên của trường Y khoa Sài Gòn tại 28 đường Testard Q3 (nay là đường Võ Văn Tần)
Ngày 31 tháng 8 năm 1961, Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn. Ngày 12 tháng 8 năm 1962, Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.
Khi mới thành lập, trụ sở chính được đặt tại số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh), gồm một căn nhà 2 tầng dùng làm văn phòng, thư viện, phòng họp giảng viên, và 3 căn nhà ngang dùng làm nơi giảng dạy lý thuyết.
Các phòng thực tập khoa học cơ bản và y học cơ sở nằm rải rác trong Sài Gòn như Cơ thể học Viện (dùng cho sinh viên thực tập giải phẫu học) ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), bệnh viện Sài Gòn (dùng cho sinh viên thực tập hóa học), Viện Pasteur (dùng cho sinh viên thực tập vi sinh và ký sinh học). Một cơ sở riêng cạnh bên Cơ thể học Viện được dùng làm nơi thực tập cho các môn sinh lý, cơ thể bệnh lý (giải phẫu bệnh) và mô học. Sinh viên y khoa và dược khoa sử dụng chung trường tại số 28 Trần Quý Cáp cho tới năm 1961 khi Dược khoa Đại học đường được thành lập và đặt trụ sở tại nơi khác tại số 169 đường Công Lý (nay là trụ sở Cung văn hóa thiếu nhi TP Hồ Chí Minh, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa).
Ngày 16 tháng 11 năm 1966, Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở Nam Bộ, tổ chức lại các trường thuộc Viện Đại học Sài Gòn, tất cả gom lại còn 8 trường: Đại học tổng hợp (sáp nhập Văn khoa và Khoa học), Đại học Bách khoa (Kỹ thuật Phú Thọ), Đại học Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (Giáo dục Thủ Đức), Đại học Y Dược (sáp nhập Y khoa, Nha khoa, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn), Đại học kinh tế (Luật khoa), Đại học Kiến trúc, Đại học Nông nghiệp, Đại học Sư phạm. Các trường được chuyển về Bộ chủ quản, Viện Đại học Sài Gòn không còn.
Như vậy, đến năm 1976, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn và trường đào tạo Cán bộ Y tế miền Nam.
Từ quyết định này trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được thành lập và trở thành tên gọi thân quen trong suốt nhiều năm vừa qua. Từ 3 trường riêng biệt nay với quyết định sáp nhập lại, mỗi trường trở thành một khoa.
Đến năm 1990 lãnh đạo nhà trường đã bàn bạc và thống nhất với Bộ Y tế về việc xây dựng Viện đại học sức khỏe. Từ đó, ngoài 3 khoa Y, Dược, Răng hàm mặt, nhà trường đã xây dựng thêm 4 khoa mới và một bệnh viện đại học:
– Năm 1994: xây dựng khoa khoa học cơ bản, trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh học, Triết học Mác-Lênin, Ngoại ngữ, thể dục thể thao, Quân sự.
– Năm 1998: xây dựng khoa Y học cổ truyền, trên cơ sở sáp nhập bộ môn Đông y và trường Trung học Tuệ Tĩnh 2.
– Năm 1998: xây dựng khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3.
– Năm 1999: xây dựng khoa Y tế công cộng trên cơ sở sáp nhập bộ môn Y tế công cộng với khoa Tổ chức – quản lý y tế của Viện vệ sinh Y tế công cộng.
– Năm 2000: bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở phát triển phòng khám đa khoa của trường.
– Năm 2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.