Đại Học Mở Hcm – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Đại Học Mở Hcm đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Mở Hcm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
A. GIỚI THIỆU
- Tên trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
- Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Open University (OU)
- Mã trường: MBS
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Tại chức -Văn bằng 2 – Liên thông – Liên kết nước ngoài
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1:97 Võ Văn Tần, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2:35-37 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 3:371 Nguyễn Kiệm, P. 3, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 4:02 Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 5:68 Lê Thị Trung, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
- Cơ sở 6:Đường số 9, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Cơ sở 7:Tổ dân phố 17 P. Ninh Hiệp, Thị Xã Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
- SĐT: 028 3836 4748
- Email: [email protected]
- Website:
- /
- /
- Facebook: /TruongDaiHocMo
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022
I. Thông tin chung
1. Thời gian tuyển sinh
- Theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT và kế hoạch của trường.
2. Đối tượng tuyển sinh
-
Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
-
Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trên cả nước và quốc tế.
4. Phương thức tuyển sinh
– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
– Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
– Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh thỏa 1 trong các điều kiện sau:
(1) Dựa trên bài thi tú tài quốc tế (IB) tổng điểm 26 trở lên.
(2) Chứng chỉ quốc tế A-level của trung tâm khảo thí ĐH Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên.
(3) Kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1100/1600.
– Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển Học sinh Giỏi.
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
(1) Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2022;
(2) Có hạnh kiểm tốt 02 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12;
(3) Kết quả học lực 02 năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt loại giỏi.
(4) Điểm trung bình các môn học trong tổ hợp xét tuyển của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 phải từ 7,0.
– Phương thức 5: Ưu tiên xét tuyển học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Điều kiện đăng ký: thí sinh thỏa mãn cùng lúc 02 điều kiện:
(1) Thí sinh thỏa mãn các điều kiện của Phương thức 6;
(2) Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn 02 năm:
+ Các ngành Ngôn ngữ: IELTS đạt 6.0 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).
+ Các ngành còn lại: IELTS đạt 5.5 (hoặc các chứng chỉ khác tương đương – Tham khảo PL2).
– Phương thức 6: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT:
Điều kiện đăng ký hồ sơ: Tổng Điểm trung bình môn học các môn trong tổ hợp xét tuyển (Điểm Đăng ký xét tuyển – không bao gồm điểm ưu tiên) phải đạt từ 18,00 điểm trở lên đối với các ngành Công nghệ sinh học (đại trà và chất lượng cao), Công tác xã hội, Xã hội học, Đông Nam Á học. Các ngành còn lại từ 20,00 điểm trở lên.
5. Học phí
Mức học phí dự kiến của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021 – 2022 như sau:
- Chương trình đại trà: 18,5 – 23.0 triệu đồng/năm học.
- Chương trình đào tạo chất lượng cao: 36.0 – 37.5 triệu đồng/năm học.
II. Các ngành tuyển sinh
STT | Ngành/Chương trình | Mã ngành | Chỉ tiêu (Dự kiến) |
Tổ hợp xét tuyển |
A. | Chương trình đại trà | |||
1 | Ngôn ngữ Anh (1) | 7220201 | 200 | Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01); Văn, Sử, Anh (D14); Văn, KHXH, Anh (D78). |
2 | Ngôn ngữ Trung Quốc (1) | 7220204 | 85 |
Văn, Toán, Ngoại Ngữ; |
3 | Ngôn ngữ Nhật (1) | 7220209 | 140 | |
4 | Ngôn ngữ Hàn Quốc (1) | 7220210 | 45 | |
5 | Kinh tế | 7310101 | 200 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Hóa, Anh (D07); Toán, Văn, Anh (D01). |
6 | Xã hội học | 7310301 | 110 |
Toán, Lý, Anh (A01); |
7 | Đông Nam Á học | 7310620 | 140 | |
8 | Quản trị kinh doanh | 7340101 | 240 |
Toán, Lý, Hóa (A00); |
9 | Marketing | 7340115 | 110 | |
10 | Kinh doanh quốc tế | 7340120 | 130 | |
11 | Tài chính – Ngân hàng | 7340201 | 220 | |
12 | Kế toán | 7340301 | 230 | |
13 | Kiểm toán | 7340302 | 100 | |
14 | Quản lý công (Ngành mới) | 7340403 | 40 | |
15 | Quản trị nhân lực | 7340404 | 70 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Sử, Văn (C03); Toán, Văn, Anh (D01); Toán, Lý, Anh (A01) |
16 | Hệ thống thông tin quản lý | 7340405 | 160 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01); Toán, Hóa, Anh (D07) |
17 | Luật (2) | 7380101 | 120 |
Toán, Lý, Hóa (A00); |
18 | Luật kinh tế (2) | 7380107 | 170 | |
19 | Công nghệ sinh học | 7420201 | 170 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Hóa, Anh (D07); Toán, Lý, Sinh (A02); Toán, Hóa, Sinh (B00). |
20 | Khoa học máy tính (3) | 7480101 | 180 |
Toán, Lý, Hóa (A00); |
21 | Công nghệ thông tin (3) | 7480201 | 210 | |
22 | Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng (3) | 7510102 | 170 | |
23 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 7510605 | 45 | |
24 | Công nghệ thực phẩm | 7540101 | 80 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Hóa, Anh (D07); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00). |
25 | Quản lý xây dựng (3) | 7580302 | 100 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01); Toán, Hóa, Anh (D07). |
26 | Công tác xã hội | 7760101 | 100 |
Toán, Lý, Anh (A01); |
27 | Du lịch | 7810101 | 65 | Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Sử, Văn (C03); Toán, Văn, Anh (D01); Toán, Lý, Anh (A01) |
B. | Chương trình chất lượng cao | |||
1 | Ngôn ngữ Anh (1) | 7220201C | 190 | Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01); Văn, Sử, Anh (D14); Văn, KHXH, Anh (D78). |
2 | Ngôn ngữ Trung Quốc (1) | 7220204C | 35 |
Văn, Toán, Ngoại Ngữ |
3 | Ngôn ngữ Nhật (1) | 7220209C | 35 | |
4 | Kinh tế (Ngành mới) (1) | 7310101C | 40 |
Toán, Hóa, Anh (D07); |
5 | Quản trị kinh doanh (1) | 7340101C | 250 | |
6 | Tài chính ngân hàng (1) | 7340201C | 200 | |
7 | Kế toán (1) | 7340301C | 140 | |
8 | Luật kinh tế (1) | 7380107C | 90 | Toán, Hóa, Anh (D07); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Văn, Anh (D01); Văn, Sử, Anh (D14) |
9 | Công nghệ sinh học | 7420201C | 40 | Toán, Sinh, Anh (D08); Toán, Lý, Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hoá, Anh (D07) |
10 | Khoa học máy tính (3) | 7480101C | 50 |
Toán, Lý, Hóa (A00); |
11 | Công nghệ kỹ thuật công trình xây (3) | 7510102C | 40 |
Ghi chú:
(1) Môn Ngoại ngữ hệ số 2;
(2) Điểm trúng tuyển tổ hợp Văn, Sử, Địa cao hơn các tổ hợp còn lại 1.5 điểm;
(3) Môn Toán hệ số 2;
– Các ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (đại trà, chất lượng cao), Ngôn ngữ Nhật (đại trà, chất lượng cao), Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đông Nam á học, Công tác xã hội, Xã hội học: Ngoại ngữ gồm Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Trung, Hàn Quốc.
– Các ngành Luật và Luật kinh tế: Ngoại ngữ gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
Đại học Mở TP HCM
Mã trường: MBS TP HCM
Tuyển sinh (Đại Học Mở Hcm)
Điểm chuẩn
Liên hệ
-
Địa chỉSố 97 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3
-
Điện thoại1800 5858 84
-
Website/
-
E-mailtuyensinh@ou.edu.vn
Tải về đề án tuyển sinh
Năm 2022
Năm 2021
Phương thức tuyển sinh năm 2022
Tổng chỉ tiêu: 4.900
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT
- Xét kết quả học tập 3 năm THPT (học bạ)
- Ưu tiên xét tuyển Học sinh giỏi 3 năm THPT
- Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh theo bài thi tú tài quốc tế (IB),Chứng chỉ quốc tế A-level , bài thi SAT
- Ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ,
Điểm chuẩn
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm 2006. Đến nay, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh luôn là lá cờ đầu trong lĩnh vực đào tạo từ xa khu vực phía Nam và là một trong những trường đại học tiên phong tại Việt Nam triển khai phương thức đào tạo trực tuyến.[3]
Gần 3 thập kỷ qua, Nhà trường không ngừng cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc chủ động mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác chất lượng trên thế giới. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác với nhiều Trường và tổ chức giáo dục danh tiếng như:[3]
– Hội đồng Quốc tế về Đào tạo theo phương thức Mở và hình thức từ xa (ICDE)
– Hiệp hội các Trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)
– Trung tâm đào tạo Mở khu vực trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC, Indonesia)
– Trường HAMK University of Applied Science (Phần Lan)
– Hệ thống Đại học ASEAN (The ASEAN University Network) (AUN) Thái Lan.
Lịch sử hình thành và ý nghĩa tên trường[sửa | sửa mã nguồn]
Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thành lập được 30 năm và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 451/TCCB về việc thành lập Viện Đào tạo mở rộng trực thuộc Trường Cán bộ Quản lý Đại học – THCN và Dạy nghề, là tiền thân của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.[4]
Với sự phát triển nhanh chóng và nhu cầu học tập của xã hội, ngày 26 tháng 7 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trường Đại học Mở bán công TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện Đào tạo mở rộng TP. Hồ Chí Minh, với chức năng là đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại các điểm vệ tinh,… nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật cho đất nước.[4]
Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 146/2006/QĐ-TTg chuyển loại hình một số trường đại học và cao đẳng bán công, dân lập [5]. Theo quyết định này, Trường Đại học Mở bán công TPHCM được chuyển sang thành trường đại học công lập và có tên gọi là Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.[6]
Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nội dung:
1. Về việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
2. Về tổ chức bộ máy, nhân sự.
3. Về tài chính.
4. Về chính sách học bổng, học phí.
5. Về đầu tư, mua sắm.
6. Về cơ chế giám sát.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 và các văn bản khác có liên quan.[6]
Thông qua các hình thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, tại chỗ và các điểm vệ tinh thực hiện đào tạo theo các chương trình: Đào tạo sau Đại học (Cao học), Đào tạo đại học (cấp bằng kỹ sư, cử nhân đại học), Cao đẳng (cấp bằng cử nhân cao đẳng), Trung cấp chuyên nghiệp, Bồi dưỡng nâng cao trình độ và đổi mới kiến thức (cấp chứng chỉ). Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phổ biến thông tin khoa học – kỹ thuật, truyền bá và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.
Bên cạnh đó, Trường còn tổ chức các hoạt động hợp tác, giao lưu quốc tế. Các chương trình, nội dung đào tạo phong phú, đa cấp phù hợp với nhu cầu xã hội: người học có thể lấy văn bằng đại học – sau đại học, văn bằng nghề hoặc chứng chỉ cập nhật kiến thức. Phương châm gắn nhà trường với xã hội; học gắn liền với thực tiễn. Đặc biệt trường áp dụng đào tạo theo phương thức tín chỉ tạo cơ hội rút ngắn quá trình học tập cho sinh viên.
Ngày 12 tháng 6 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015–2017.[7]
Ý nghĩa tên trường[sửa | sửa mã nguồn]
Có người bảo cái tên “Mở” bắt nguồn từ lịch sử hình thành trường. Lúc đó, khi chỉ mới có các trường truyền thống “công lập” thì ngành Giáo dục quyết định thử nghiệm xây dựng trường đại học đào tạo mở, tự hạch toán.
Có sinh viên chia sẻ: “Mở” là do trường đào tạo đa ngành nghề và có tính chất “mở” đối với hoạt động sinh viên cũng như liên kết quốc tế.
Có người lại nói rằng Đại học Mở TPHCM là lá cờ tiên phong trong lĩnh vực đào tạo từ xa, là một trong những trường đại học đầu tiên tại Việt Nam triển khai chương trình đào tạo trực tuyến. Vì vậy, nó có tên là “Mở”. “Mở“ ý là không gian học tập được rộng mở, bạn có thể theo học chương trình của trường bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào.
Điểm chuẩn đại học Mở – TP. HCM năm 2022
Theo đề án tuyển sinh Đại học năm 2022, trường ĐH Mở đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến khoảng 4900 sinh viên.
Điểm chuẩn đại học Mở năm 2022 vừa được được công bố thông qua kết quả xét tuyển các phương thức 4 đến 6 (đợt học bạ) theo trình độ đại học chính quy. Điểm trúng tuyển vào trường theo thông tin mới nhất như sau:
Xem thêm: Điểm chuẩn Học viện ngân hàng
STT | Mã ngành | Tên ngành | Điểm chuẩn HSG (PT4) |
Điểm chuẩn UT CCNN (PT5) |
Điểm chuẩn học bạ (PT6) |
Ghi chú |
1 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | 27.10 | x | x | (1) |
2 | 7220201C | Ngôn ngữ Anh CLC | 26.5 | (3) | ||
3 | 7220204 | Ngôn ngữ Trung Quốc | 26.70 | x | x | (1) |
4 | 7220204C | Ngôn ngữ Trung Quốc CLC | x | (4) | ||
5 | 7220209 | Ngôn ngữ Nhật | x | x | (2) | |
6 | 7220209C | Ngôn ngữ Nhật CLC | 24.75 | (3) | ||
7 | 7220210 | Ngôn ngữ Hàn Quốc | 26.90 | x | x | (1) |
8 | 7310101 | Kinh tế | 26.50 | x | x | (1) |
9 | 7310101C | Kinh tế CLC | 25 | (3) | ||
10 | 7340403 | Quản lý công | 23 | (3) | ||
11 | 7340101 | Quản trị kinh doanh | 27.50 | x | x | (1) |
12 | 7340101C | Quản trị kinh doanh CLC | 24.8 | (3) | ||
13 | 7340115 | Marketing | 28.70 | x | x | (1) |
14 | 7340120 | Kinh doanh quốc tế | 28.50 | x | x | (1) |
15 | 7510605 | Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng | 28.90 | x | x | (1) |
16 | 7810101 | Du lịch | 26.80 | x | x | (1) |
17 | 7340201 | Tài chính – Ngân hàng | 27.50 | x | x | (1) |
18 | 7340201C | Tài chính – Ngân hàng CLC | 24.5 | (3) | ||
19 | 7340301 | Kế toán | 26.60 | x | x | (1) |
20 | 7340301C | Kế toán CLC | 23.25 | (3) | ||
21 | 7340302 | Kiểm toán | 26.60 | x | x | (1) |
22 | 7340404 | Quản trị nhân lực | 27.80 | x | x | (1) |
23 | 7340405 | Hệ thống thông tin quản lý | x | (4) | ||
24 | 7380101 | Luật (C00 cao hơn 1.5 điểm) | 25.70 | x | x | (1) |
25 | 7380107 | Luật kinh tế (C00 cao hơn 1.5 điểm) | 26.60 | x | x | (1) |
26 | 7380107C | Luật kinh tế CLC | 25.25 | (3) | ||
27 | 7420201 | Công nghệ sinh học | 18 | (3) | ||
28 | 7420201C | Công nghệ sinh học CLC | 18 | (3) | ||
29 | 7540101 | Công nghệ thực phẩm | 26.25 | (3) | ||
30 | 7480101 | Khoa học máy tính | x | (4) | ||
31 | 7480101C | Khoa học máy tính CLC | 26.5 | (3) | ||
32 | 7480201 | Công nghệ thông tin | 27.25 | x | x | (1) |
33 | 7510102 | CNKT CT công trình xây dựng | 21 | (3) | ||
34 | 7510102C | CNKT công trình xây dựng CLC | 21 | (3) | ||
35 | 7580302 | Quản lý xây dựng | 21 | (3) | ||
36 | 7310620 | Đông Nam á học | 22 | (3) | ||
37 | 7310301 | Xã hội học | 23.5 | (3) | ||
38 | 7760101 | Công tác xã hội | 18 | (3) |
Theo bảng điểm xét tuyển nêu trên, các thí sinh cần lưu ý như:
– (1): Chỉ xét Học sinh Giỏi (PT4)
– (2): Nhận tất cả Học sinh Giỏi (PT4) đủ điều kiện xét tuyển.
– (3): Nhận tất cả Học sinh Giỏi (PT4) đủ điều kiện xét tuyển, học sinh có Chứng chỉ ngoại ngữ (PT5) đủ điều kiện xét tuyển và học sinh xét tuyển học bạ (PT6) theo mức điểm.
– (4): Nhận tất cả Học sinh Giỏi (PT4) và học sinh có Chứng chỉ ngoại ngữ (PT5) đủ điều kiện xét tuyển.
– Đối với các ngành có điểm thành phần nhân hệ số: Điểm chuẩn được tính trên thang điểm 30. Điểm xét tuyển được làm tròn 2 chữ số thập phân.
– Điểm trúng tuyển ngành Luật, Luật kinh tế: tổ hợp Văn, Sử, Địa (C00) cao hơn 1.5 điểm.
– Các ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, CTKT công trình xây dựng, Quản lý xây dựng: Toán nhân hệ số 2.
– Ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc: Ngoại ngữ nhân hệ số 2.
– Về các ngành Chất lượng cao: Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Kinh tế: Ngoại ngữ hệ số 2.