Đại Học Quốc Gia Hà Nội Các Ngành – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Đại Học Quốc Gia Hà Nội Các Ngành đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Quốc Gia Hà Nội Các Ngành trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Đôi nét thông tin về đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học quốc gia Hà Nội có địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu Cầu Giấy, ngoài cơ sở chính ở dịch Vọng Hậu thì trường còn có 7 cơ sở tại các quận và xã của Hà Nội.
Trường Đại học quốc gia Hà nội là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Hàng năm và cung cấp ra thị trường rất nhiều lao động với trình độ từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Nguồn lao động được đánh giá cao về chất lượng nên có nhiều cơ hội việc làm. Nội dung tiếp theo sẽ cho các bạn thông tin cụ thể về các ngành của đại học quốc gia Hà Nội, hãy cùng theo dõi nhé.
Xem thêm: Việc làm giáo dục – đào tạo
2. Các ngành của đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội có đến 8 trường đại học thành viên, nội dung sau sẽ chi tiết cho các bạn biết về các ngành của các trường đại học thành viên, hãy cùng tìm hiểu nhé.
2.1. Trường Đại học Công Nghệ
Trường Đại học Công Nghệ là một trong những trường đại học thành viên của trường đại học quốc gia Hà Nội. Mã ngành và nhóm ngành cụ thể của trường như sau:
– Nhóm ngành công nghệ thông tin: được chia thành công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản và công nghệ thông tin.
Có mã xét tuyển là: CN1
Với nhóm ngành này thì thí sinh đăng ký thi khối A00 và A01, điểm xét tuyển vào ngành là từ 28,1 điểm.
– Nhóm ngành máy tính và robot: Được chia thành kỹ thuật máy tính và kỹ thuật robot.
Có mã xét tuyển là: CN 2
Thi sinh muốn thi tuyển vào ngành này thì đăng ký thi khối A00 và A01 với điểm xét tuyển là 27,25 điểm.
– Nhóm ngành vật lý kỹ thuật gồm kỹ thuật năng lượng, vật lý kỹ thuật có mà ngành là CN 3, thi khối A00 và A01 có điểm xét tuyển là 25,1 điểm.
+ Ngành cơ kỹ thuật có mã ngành là CN4, khối thi là A00 và A01 có điểm là 26,5 điểm.
+ Ngành công nghệ kỹ thuật xây dựng có mã ngành là CN5, khối thi là A00 và A01 có điểm trúng tuyển là 24 điểm.
+ Ngành công nghệ hàng không vũ trụ có mã ngành là CN7, khối thi là A00 và A01 và điểm trúng tuyển là 25,35 điểm.
+ Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có mã ngành là CN11, khối thi là A00 và A01 điểm trúng tuyển và 27,55 điểm.
– Các chương trình đào tạo chất lượng cao là ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử có mã ngành là CN 6, khối thi là A00 và A01 điểm xét tuyển vào trường là 25,7 điểm.
– Nhóm ngành công nghệ thông tin gồm có khoa học máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có mã ngành là CN8, Thí sinh muốn thi vào ngành cần phải thi vào ngành A01 và A00 với điểm thi là 27 điểm. Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông có mã ngành là CN9, khối thi là A00 và A01 với điểm trúng tuyển là 26 điểm.
Trên đây là thông tin đầy đủ nhất về mã ngành, khối thi và điểm thi vào trường Đại học công nghệ là một trong 8 trường thành viên của trường đại học quốc gia Hà Nội.
Xem thêm: Việc làm kỹ sư tự động hóa
2.2. Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Nếu bạn đang tìm hiểu các ngành của trường đại học khoa học tự nhiên thì thông tin dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ và chi tiết cho bạn.
– Nhóm ngành Toán học, mã ngành là QHT01 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 23,6 điểm.
– Nhóm ngành Toán tin, mã ngành là QHT02 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 25,2 điểm.
– Nhóm ngành máy tính và khoa học thông tin, mã ngành là QHT90 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 26,1 điểm.
– Nhóm ngành máy tính và khoa học thông tin, mã ngành là QHT40 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 24,8 điểm.
– Nhóm ngành khoa học dữ liệu, mã ngành là QHT93 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 25,2 điểm.
– Nhóm ngành vật lý học, mã ngành là QHT03 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 22,5 điểm.
– Nhóm ngành khoa học vật liệu, có mã ngành là QHT04 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 21,8 điểm.
– Nhóm ngành kỹ thuật điện tử và tin học là QHT94 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 25 điểm.
– Nhóm ngành hóa học có mã ngành là QHT06 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 24,1 điểm.
– Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật hóa học có mã ngành là QHT42 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 18,5 điểm.
– Nhóm ngành hóa dược có mã ngành là QHT43 khối thi là A00, A01, D07, D08 và điểm trúng tuyển là 25,2 điểm.
Và một số ngành khác bạn có thể tham khảo chi tiết trên trang của trường để biết thêm nhiều thông tin.
CV xin việc
2.3. Trường Đại học Ngoại ngữ
– Nhóm ngành ngôn ngữ Anh có mã ngành là 7220201, có khối thi là D01, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 34,6 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Nga có mã ngành là 7220202, có khối thi là D01, D02, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 31,37 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Pháp có mã ngành là 7220203, có khối thi là D01, D03, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 32,54 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Trung Quốc có mã ngành là 7220204, có khối thi là D01, D04, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 34,65 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Đức có mã ngành là 7220205, có khối thi là D01, D05, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 32,28 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Nhật có mã ngành là 7220209, có khối thi là D01, D06, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 34,37 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Hàn Quốc có mã ngành là 7220210, có khối thi là D01, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 34,68 điểm.
– Nhóm ngành ngôn ngữ Ả Rập có mã ngành là 7220211, có khối thi là D01, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 25.77 điểm.
– Nhóm ngành sư phạm tiếng Anh có mã ngành là 7140231, có khối thi là D01, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 35,83 điểm.
– Nhóm ngành sư phạm tiếng Trung có mã ngành là 7140234, có khối thi là D01, D04, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 36,08 điểm.
– Nhóm ngành sư phạm tiếng Đức có mã ngành là 7140235, có khối thi là D01, D05, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 31,85 điểm.
– Nhóm ngành sư phạm tiếng Nhật có mã ngành là 7140236, có khối thi là D01, D06, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 35,66 điểm.
– Nhóm ngành Hàn Quốc có mã ngành là 7140237, có khối thi là D01, D78 và D90 xét tuyển với điểm là 35,87 điểm.
– Nhóm ngành kinh tế tài chính có mã ngành là 7903124QT có điểm trúng tuyển là 24,86 điểm.
Xem thêm: Việc làm biên phiên dịch
2.4. Trường đại học kinh tế
– Nhóm ngành quản trị kinh doanh có mã ngành là QHE40, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 33,45 điểm.
– Nhóm ngành tài chính ngân hàng có mã ngành là QHE41, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 32,72 điểm.
– Nhóm ngành kế toán có mã ngành là QHE42, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 32.6 điểm.
– Nhóm ngành kinh tế quốc tế có mã ngành là QHE43, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 34,5 điểm.
– Nhóm ngành kinh tế có mã ngành là QHE44, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 32,47 điểm.
– Nhóm ngành kinh tế phát triển có mã ngành là QHE40, có khối thi là A01, D01, D09, D10 xét tuyển với điểm là 31,73 điểm.
– Nhóm ngành quản trị kinh doanh có mã ngành là QHE80 có điểm trúng tuyển là 30,57.
Bên cạnh đó còn có mã ngành của trường đại học giáo dục, trường đại học Việt Nhật… bạn có thể tìm hiểu thông tin mã ngành cụ thể tại các website của trường.
Xem thêm: Tìm hiểu về các ngành học của trường Đại học Thương Mại
(Chinhphu.vn) – Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 14.945 chỉ tiêu cho 143 ngành/chương trình đào tạo.
Giảng đường Đại học Quốc gia Hà Nội tại cơ sở Hòa Lạc.
Năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 14.945 chỉ tiêu
Ngày 19/5, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải đã ký ban hành văn bản số 1753/ĐA-ĐHQGHN về Đề án tuyển sinh đại học năm 2023 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo đó, năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội có 12 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 14.945 chỉ tiêu cho 143 ngành/chương trình đào tạo.
Trong đó bao gồm 150 chỉ tiêu dự kiến cho 3 ngành mới sẽ tuyển sinh năm nay, cụ thể: Ngành Sinh dược học của Trường ĐHKHTN, ngành Công nghệ thực phẩm và sức khỏe, ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Trường ĐHVN. Nhà trường cũng sẽ cập nhật thông tin 3 ngành mới ngay sau khi có Quyết định giao nhiệm vụ đào tạo.
Phương thức tuyển sinh
Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh theo ngành/nhóm ngành, theo từng phương thức tuyển sinh, tổ hợp môn
Trường Đại học Công nghệ 1850 chỉ tiêu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên 1750 chỉ tiêu; Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 2000 chỉ tiêu
Trường Đại học Ngoại ngữ 1650 chỉ tiêu
Trường Đại học Kinh tế 2020 chỉ tiêu; Trường Đại học Giáo dục dự kiến 1100 chỉ tiêu
Trường Đại học Việt Nhật 350 chỉ tiêu; Trường Đại học Y dược 650 chỉ tiêu
Trường Đại học Luật 945 chỉ tiêu; Trường Đại học Quốc tế 1400 chỉ tiêu; Trường Quản trị và kinh doanh 380 chỉ tiêu
Khoa các khoa học liên ngành 750 chỉ tiêu
- Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Đại Học Quốc Gia Hà Nội Các Ngành)
- chỉ tiêu tuyển sinh
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thời thuộc địa[sửa | sửa mã nguồn]
Trước nhu cầu nhân lực bản địa trong bộ máy cai trị thuộc địa, Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) được thành lập theo Quyết định số 1514a ngày 16/5/1905 của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau, đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (thời Pháp thuộc là phố Boulevard Bobillot).[7]
Đây là một đại học theo mô hình đa ngành và được đánh giá là thiết chế đại học hiện đại đầu tiên tại Việt Nam. Ban đầu, đại học này có 5 trường thành viên: Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính, Trường Cao đẳng Khoa học, Trường Y khoa Đông Dương, Trường Cao đẳng Xây dựng dân dụng và Trường Cao đẳng Văn chương. Sau này có mở thêm các trường Y dược, Thú y, Thủy lâm, Sư phạm, Thương mại, Tài chính, Luật khoa hành chánh, Mỹ thuật và Kiến trúc.
Tuy có mục đích ban đầu là đào tạo nhân lực cho bộ máy cai trị thuộc địa, nhưng nhiều nhân vật của cách mạng Việt Nam có xuất thân từ viện đại học này như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận…
Thời hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Trường Đại học Quốc gia Việt Nam. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trụ sở của Trường vẫn đặt tại số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Tại buổi lễ khai giảng đầu tiên của ngôi trường mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao bằng tốt nghiệp cho các sinh viên cũ của Đại học Đông Dương đã hoàn thành chương trình đào tạo nhưng bị tạm gián đoạn do cuộc đảo chính Nhật-Pháp trước đó.
Khi Pháp trở lại Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hanoi), đứng đầu là một viện trưởng người Pháp, đồng thời mở một chi nhánh tại Sài Gòn.
Năm 1951, trên chiến khu Việt Bắc, Chính phủ Liên hiệp Quốc dân thành lập Trường Khoa học Cơ bản. Đây là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.
Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC ngày 04/6/1956 của Chính phủ[6] tại địa điểm cũ của Viện Đại học Đông Dương, và có giảng viên đến từ Trường Khoa học Cơ bản. Thời gian này, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng được thành lập; sau đổi thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.
Năm 1967, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở các khoa ngoại ngữ (Nga văn, Trung văn, Anh văn và Pháp văn) của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm 1993, chính phủ Việt Nam tổ chức lại ba trường đại học lớn hiện có tại Hà Nội là: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (cũ) và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành cơ sở giáo dục lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội.[8]
Sau khi thành lập[sửa | sửa mã nguồn]
Trước năm 2000, ĐHQGHN có 05 trường đại học, 01 viện nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Đại cương và một số đơn vị khác.
Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương.
Năm 1999, Trường Đại học Sư phạm lại tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.[6] Vào thời điểm này, Đại học Quốc gia Hà Nội mới có các ngành và lĩnh vực: toán và khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và ngoại ngữ (Trường Đại học Ngoại ngữ).
Ngày 25/5/2004, thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày 06/03/2007, thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở Khoa Kinh tế.
Ngày 03/04/2009, thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm.
Ngày 09/09/2016, thành lập Trường Đại học Việt – Nhật dựa trên ý tưởng của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Ngày 27/10/2020, thành lập Trường Đại học Y Dược trên cơ sở Khoa Y Dược.
Ngày 01/12/2021, thành lập Trường Quốc tế và Trường Quản trị và Kinh doanh trên cơ sở khoa Quốc tế và khoa Quản trị và Kinh doanh.
Ngày 23/9/2022, thành lập Trường Đại học Luật trên cơ sở Khoa Luật.[9]
Tính đến nay, ĐHQGHN đã có 09 trường đại học thành viên; 02 trường và 02 khoa trực thuộc; 06 viện nghiên cứu khoa học thành viên, trực thuộc; 2 trung tâm đào tạo môn chung; 05 Viện nghiên cứu khoa học thành viên, 02 Viện nghiên cứu khoa học trực thuộc, 14 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc; có 04 trường THPT thuộc các trường thành viên của ĐHQGHN; 1 trường THCS.