Đại Học Quốc Gia Hcm – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Đại Học Quốc Gia Hcm đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Quốc Gia Hcm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video nổi bật
Đại học Quốc gia TP.HCM – Rewind 2020
Năm 2020 là năm ĐHQG TP.HCM khép lại Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2016-2020. Đây cũng là năm ĐHQG-HCM tròn 25 tuổi, mang trong mình rất nhiều khát vọng và dấu ấn.
Nhằm thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và khẳng định vị thế của ĐHQG-HCM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và trên trường quốc tế; truyền cảm hứng đến toàn thể cán bộ viên chức, giảng viên, sinh viên, ĐHQG TP.HCM chọn chủ đề năm 2020 là “Tiên phong – Dẫn dắt – Nâng tầm quốc tế”. Cùng nhìn lại dấu ấn của ĐHQG TP.HCM năm 2020.
Khánh thành Quảng trường Cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa
Quảng trường Cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa được khởi công xây dựng vào ngày 19/5. Công trình có tổng diện tích 1.194 m2 được thiết kế với dạng những đường tròn đồng tâm hướng về cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa, thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh trên nền gạch đỏ, tượng trưng cho Quốc kỳ thiêng liêng. Công trình này có kích thước tương đương kích thước với cột mốc đặt trên đảo Trường Sa lớn, với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ đặt trên nền ngôi sao năm cánh, khẳng định vững chắc chủ quyền biển bảo Việt Nam.
THÀNH LẬP VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN (VIDEO)
Ngày 2/7 ĐHQG-HCM tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICDE) trực thuộc ĐHQG-HCM. Tham dự buổi lễ có đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TP.HCM, đại diện Lãnh sự quán Ý, Hà Lan, Hoa Kỳ, Úc, Phần Lan, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc, cùng các đối tác, doanh nghiệp của ĐHQG-HCM. PGS.TS Nguyễn Hồng Quân được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
Xem thêm
Đào tạo
Các chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng của ĐHQG-HCM
- Đại học (Đại Học Quốc Gia Hcm)
- Sau đại học
- Chương trình liên kết
- PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO
- Đảm bảo chất lượng
Thi Đánh giá năng lực
-
Hơn 44 ngàn thí sinh đăng ký dự thi ĐGNL đợt 2
Sau gần 1 tháng đăng ký dự thi, ĐHQG-HCM ghi nhận hơn 44 ngàn thí sinh đăng ký dự thi.
- 05/05/2023
-
Thi ĐGNL đợt 1: 152 thí sinh trên 1.000 điểm
Sáng 4/4, ĐHQG-HCM công bố kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2023 đợt 1 trên website /p>
- 04/04/2023
-
Hơn 88 ngàn thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL đợt 1 năm 2023
Hơn 88 ngàn thí sinh tham gia kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) tổ chức ngày 26/3 tại 21 địa phương trải dài từ miền Trung đến Tây Nam bộ với 47 cụm thi và 86 điểm thi.
- 26/03/2023
-
Gần 90 ngàn thí sinh xác nhận dự thi ĐGNL đợt 1
Sau 1 tháng (1/2-28/2) mở cổng đăng ký dự thi, gần 90 ngàn thí sinh đăng ký thành công kỳ thi ĐGNL đợt 1 do ĐHQG-HCM tổ chức vào cuối tháng 3 này.
- 16/03/2023
-
Thí sinh thi ĐGNL có được nộp bài và rời khỏi phòng thi trước khi kết thúc thời gian làm bài?
Quy định dành cho thí sinh dự thi kỳ thi ĐGNL 2023, nêu rõ thi sinh không được rời khỏi phòng thi và không được nộp bài trước khi hết giờ làm bài.
- 15/03/2023
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng. [7][8]
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996[9].
Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư.
Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996.[10]
Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg[11] về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, 2 khoa trực thuộc: Khoa Y, Khoa Chính trị – Hành chính và một trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre.
Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh[12]. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển Trường Đại học Việt – Đức về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Việt – Đức tiếp tục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đầu xây dựng trường[13].
Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia.[14][15][16]
Quá trình hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 5/12/2003 trường Đại học Quốc Tế được thành lập căn cứ Quyết định số 260/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu: “Các trường đại học và cao đẵng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần phải đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học, cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, cao đẳng có uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo” và Chiến lược trung hạn xây dựng và phát triển giai đoạn 2001 – 2005 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Thành lập Trường Đại học Quốc Tế trên cơ sở liên kết với các trường nước ngoài có uy tín, tạo điều kiện cho cán bộ, sinh viên du học tại chỗ và qua đó, ĐHQG-HCM có thể học tập, đối chiếu kinh nghiệm và chất lượng, đào tạo của mình”.
Năm 2004: Nhà trường đã tuyển sinh khoá đầu với 2 khoa đầu tiên[5]: khoa Quản trị kinh doanh và khoa Khoa học máy tính và Kĩ thuật.
Niên khoá 2005: Nhà trường tiếp tục mở thêm 2 khoa trong chương trình đào tạo cử nhân[6]: khoa Điện tử Viễn thông và khoa Công nghệ sinh học. Trong năm này, trường cũng đã tiến hành liên kết đào tạo chương trình Đại học theo hình thức 2+2 với Đại học Nottingham và Đại học West of England của Vương Quốc Anh.
Trong năm 2006: Nhà trường tiếp tục liên kết đào tạo chương trình Đại học với Đại học Công nghệ Auckland của New Zealand.
Năm 2007: Khoa Khoa học máy tính và Kĩ thuật của trường mở chuyên ngành đào tạo Khoa học máy tính song song với các chuyên ngành của khoa khác. Trong năm này, trường cũng liên kết đào tạo bậc đại học, ngành Quản trị kinh doanh và Điện tử Viễn thông với Đại học New South Wales[7] của Úc.
Năm 2008: Trường mở thêm liên kết đào tạo với Đại học Rutgers tại tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ.
Năm 2009: Trường tiếp tục hợp tác liên kết đào tạo với Đại học SUNY Binghamton của Hoa Kỳ. Đồng thời trường cũng thành lập thêm Bộ môn Kỹ thuật Y sinh vào tháng 3 năm 2009.
Năm 2010: Trường mở thêm liên kết ngành quản trị kinh doanh với Đại học Houston, USA.
Năm 2013: Trường kỉ niệm 10 năm thành lập, khánh thành toà nhà mới “Khối phòng học và thí nghiệm 2” và đón nhận “Huân chương Lao động hạng Ba”.
Năm 2016: Trường là thành viên đầu tiên của ĐHQG TPHCM đã tham gia kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học do Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục của ĐHQG Hà Nội thực hiện và trường đã chính thức nhận quyết định và Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng vào ngày 17/11/2016[8].
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trường ĐH KHTN) có tiền thân là Trường Cao đẳng Khoa học trực thuộc Viện Đại học Đông Dương được thành lập ở Hà Nội vào năm 1941. Năm 1947, Trung tâm thứ hai được thiết lập tại Sài Gòn và tọa lạc trên phần đất của Bệnh viện Policlinique Dejean de la Batie (nay là Bệnh viện Sài Gòn). Sau đó, Trường chuyển về Đại lộ Nancy (sau này đổi tên thành đại lộ Cộng Hòa, nay là 227 Nguyễn Văn Cừ).[3]
Tháng 11/1953, Trường Cao đẳng Khoa học được đổi tên thành Khoa học Đại học Đường. Năm 1964, Khoa học Đại học Đường xây thêm một chi khoa ở Dĩ An, Bình Dương (nay là cơ sở 2), đào tạo chứng chỉ Sinh lý, Sinh hóa.[3] Tháng 4/1975, Khoa học Đại học Đường một lần nữa được đổi tên thành Trường Đại học Khoa học.[cần dẫn nguồn]
Năm 1977, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh được chính thức thành lập trên cơ sở sáp nhập 02 Trường Đại học Khoa học và Đại học Văn Khoa. Từ 1977-1996, Trường có các Khoa: Toán-Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Công nghệ Thông tin, Kinh tế, Luật, và các Khoa thuộc lĩnh xã hội cùng một số trung tâm nghiên cứu ứng dụng.[3]
Tháng 1 năm 1995, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]
Tháng 3 năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được chính thức ra đời theo Quyết định số 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo và là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[4]
Tiểu sử và học vấn[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh năm 1974 tại xã Gia Minh, Huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông học THCS và THPT ở P.Vàng Danh, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh. Từ năm 1991 ông theo gia đình vào sống ở Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.
Ông tốt nghiệp Khoa Toán – Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) năm 1996 với khóa luận đạt điểm tuyệt đối và được trao giải nhất – Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.[1]
Quá trình công tác[sửa | sửa mã nguồn]
Trong những năm 1999-2001, ông tham gia dự án phát triển hệ thống đào tạo từ xa qua mạng. Kết quả nghiên cứu là hệ thống và chương trình đào tạo từ xa đầu tiên của Đại học Quốc gia TP.HCM được triển khai ở Trung tâm CITD (nay là Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia TP.HCM).
Năm 2001, ông nhận học bổng làm nghiên cứu sinh của Trường Đại học Trento, Italy. Ở đây, ông tham gia nhóm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo với đề tài về dịch tiếng nói đa ngôn ngữ.
Đầu năm 2005, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và nhận học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) của trường Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ.
Từ năm 2007 đến năm 2017, ông tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời giữ nhiều chức vụ quan trọng tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên như: Trưởng phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo (AILab), Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Tháng 10/2017, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM.[2]
Tháng 8/2020, tại Đại hội Đại biểu lần thứ 6 Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, ông được bầu giữ vị trí Bí thư Đảng ủy Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020-2025.[3]
Tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[4]
Tháng 1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tháng 5/2021, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tại đơn vị bầu cử số 1 gồm TP.Thủ Đức với 60,93% số phiếu hợp lệ.[5]
Ngày 26 tháng 4 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 521/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Huỳnh Thành Đạt đã chuyển công tác khác.
Ngày 4 tháng 6 năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị để tiến hành công tác nhân sự. Cụ thể, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về chỉ định nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
PGS.TS Vũ Hải Quân được đào tạo chính quy và có hệ thống ở trong nước và nước ngoài, được rèn luyện và trưởng thành qua nhiều cương vị công tác từ thấp đến cao tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên và tại ĐHQG-HCM. Ông Quân là người tích cực ủng hộ chủ trương đổi mới giáo dục đại học, đóng góp nhiều nội dung cụ thể trong chiến lược xây dựng và phát triển ĐHQG-HCM; Ông cũng là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, có năng lực ngoại ngữ tốt, có thể tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách về chuyển đổi số và các giải pháp chiến lược liên quan đến cuộc cách mạng lần thứ 4.
Nhóm nghiên cứu của ông tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo đã nhận 2 Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2009 và năm 2011 về các ứng dụng liên quan đến nhận dạng và tổng hợp tiếng nói tiếng Việt.
Ngoài ra, PGS.TS Vũ Hải Quân còn là người sáng lập CLB Robotics. Với sự tài trợ của Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ, tính từ 2015 đến nay, đã có hàng ngàn lượt bạn trẻ được đào tạo về lập trình robot, Internet vạn vật. Nhiều bạn đã đạt giải thưởng trong nước và quốc tế.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
1. Đại học Bách Khoa (HCMUT)
Thông tin sơ lược về trường: Đây là một trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, sở hữu diện tích lớn nhất tại TP HCM, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành.
+ Chi nhánh nội thành có quy mô 14,2 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM. Đây là cơ sở chính của trường. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành tại 497, đường Hòa Hảo, quận 10 với quy mô khoảng 1,4 ha, cách trường gần 1,5 km.
+ Chi nhánh ngoại thành (làng đại học) có quy mô 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành với quy mô gồm 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với sức chứa 12.000 chỗ, tại phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh với quận Thủ Đức, cách trường gần 1,5 km.
+ Điểm chuẩn tham khảo mỗi năm của trường trên 19 điểm.
2. Đại học Khoa học Tự nhiên (US)
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng sở hữu hai cơ sở ở nội thành (quận 5) và ngoại thành. Riêng ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức, gây ấn tượng với khuôn viên gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh xanh ngắt cho khuôn viên của trường.
Lĩnh vực chuyên đào tạo: Kỹ thuật, máy móc, công nghệ thông tin,..được đông đảo sinh viên lựa chọn là nơi nghiên cứu về ngành nghề mà mình yêu thích.
+ Chi nhánh nội thành: 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TP.HCM
+ Chi nhánh ngoại thành (làng đại học): Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM
3. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH)
Quá trình hình thành: Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngôi trường này sau nhiều quá trình từ Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở của Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và một thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn. Ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.
Lĩnh vực trường đào tạo: Nghiên cứu, củng cố và nâng cao chất lượng của nhiều ngành như Báo chí – Truyền thông, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, ngôn ngữ,..thu hút không chỉ sinh viên trong nước mà còn có sinh viên quốc tế đến đây học tập và nghiên cứu ngắn hạn.
+ Chi nhánh nội thành: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
+ Chi nhánh ngoại thành: Quảng Trường Sáng Tạo, Khu Phố 6, Thủ Đức, TP.HCM
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Đại Học Quốc Gia Hcm
vnuhcm.edu.vn, vi.wikipedia.org › wiki › Đại_học_Quốc_gia_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh, www.facebook.com › … › Cao đẳng & Đại học › Đại học Quốc gia TP.HCM, www.tienland.vn › Tin tức › Tin tức dự án, diemthi.vnexpress.net › dai-hoc-quoc-te-dai-hoc-quoc-gia-tp-hcm-286, tuyensinhso.vn › school › dai-hoc-quoc-gia-tphcm, hcmut.edu.vn, Các trường Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM điểm chuẩn, Đại học Quốc gia TP HCM có những ngành nào, 8 trường Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM điểm chuẩn 2022, Đại học Quốc gia TPHCM xét học bạ, đại học quốc tế – đại học quốc gia tphcm điểm chuẩn