Đại Học Remix – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Đại Học Remix đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Remix trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Tìm hiểu về các chương trình học tại RMIT
RMIT mang đến cho bạn nhiều lựa chọn đa dạng về chương trình liên thông, cử nhân và thạc sĩ tùy theo khả năng, sở thích cũng như định hướng tương lai của bản thân. Hãy chọn cho mình con đường phù hợp nhất!
Chương trình học tại RMIT
Chương trình học tại RMIT
Sinh viên Quốc tế
Sống và học tập tại một trường đại học quốc tế ở đất nước Việt Nam sôi động, bạn sẽ có cơ hội khám phá một đất nước độc đáo với lịch sử lâu đời, nhiều điều mới lạ và có nhịp độ phát triển nhanh.
Chinh phục ước mơ tương lai
Bằng cử nhân tại RMIT Việt Nam được công nhận khắp nơi trên thế giới. Bạn có thể chọn 1 trong hơn 18 ngành học sau đây để biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Bạn sẽ được học chương trình quốc tế với sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên tự tin với kinh nghiệm sẵn có và sẵn sàng cho môi trường làm việc ngay khi tốt nghiệp.
Khởi đầu hành trình chinh phục ước mơ cùng RMIT Việt Nam ngay hôm nay!
RMIT là trường gì?
Đại học RMIT là một phần của RMIT Melbourne – cơ sở giáo dục bậc cao lớn nhất của Úc. Tại Việt Nam, RMIT là trường quốc tế nổi tiếng hiện nay. RMIT Việt Nam được thành lập vào năm 2000. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, RMIT ngày càng khẳng định môi trường đẳng cấp quốc tế.
Đây là môi trường giáo dục xuất sắc trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề, nghiên cứu ứng dụng và tham gia giải quyết nhu cầu doanh nghiệp và cộng đồng.
RMIT nghĩa là gì? RMIT là viết tắt của The Royal Melbourne Institute of Technology – Viện công nghệ hoàng gia. RMIT hoạt động dựa theo sự điều hành của cơ sở tại Úc.
RMIT ở đâu? Bạn có thể theo học RMIT tại 2 địa chỉ chính, đó là:
– Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh: RMIT Phạm Ngọc Thạch, RMIT Nam Sài Gòn. Cơ sở này đi vào hoạt động vào năm 2001 và được đánh giá là cơ sở đầu tiên của RMIT Việt Nam. Nhiệm vụ chính của RMIT Phạm Ngọc Thạch đó là đào tạo các chuyên ngành như Anh Văn, quản trị kinh doanh, luyện thi IELTS.
– Cơ sở tại Hà Nội: Tòa nhà Handi Resco, số 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Cơ sở này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2004.
Các ngành học của RMIT
Hiện nay, Đại học RMIT đang đào tạo các ngành như sau:
- Ngành kinh doanh.
- Ngành truyền thông.
- Ngành thiết kế.
- Công nghệ thông tin.
- Ngành kỹ thuật.
- Ngành ngôn ngữ.
What are you looking for?
Explore your study options
There are many different paths you can take on your higher education journey.
International students
Want to pursue a full-time degree at RMIT Vietnam as an international student? At RMIT you’ll enjoy fantastic opportunities, vibrant campus life and world-class facilities.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1998, Chính phủ Việt Nam ngỏ lời mời Đại học RMIT từ Úc xây dựng một trường đại học nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.[1] Năm 2000, Đại học RMIT Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, theo đó, trường được phép cung cấp các chương trình giáo dục bậc đại học, sau đại học, đào tạo và nghiên cứu.[1]
Đại học RMIT Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2001, bắt đầu cung cấp các chương trình giảng dạy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, trường mở học sở thứ hai tại thủ đô Hà Nội.[1]
Kể từ ngày thành lập tới năm 2015, Đại học RMIT đã trao hơn 800 suất học bổng với tổng giá trị hơn 170 tỉ đồng (tương đương $7.48 triệu USD).[1]
Kể từ khi Giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam được khởi trao năm 2003 tới năm 2018, Đại học RMIT Việt Nam đã nhận được 15 giải liên tiếp cho hạng mục “giáo dục xuất sắc”.[2] Trường cũng được Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham) trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc toàn diện” [3] và nhiều bằng khen từ chính quyền Việt Nam[4][5].
Năm 2008, Đại học RMIT Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vì “có thành tích trong giáo dục, đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam”.[6]
Unfold the V
Chủ tịch Unfold the V (tạm dịch: đưa ra ánh sáng những sự thật trần trụi ở Việt Nam) Đặng Hoàng Bảo Trâm đã tạo ra được tác động ý nghĩa khi dành ra hai năm trung học để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sức khỏe tinh thần.
Tân sinh viên ngành Digital Marketing RMIT Việt Nam nhớ lại: “Từ nhỏ tới lớn tôi chưa thực sự chứng kiến ai đó có vấn đề về sức khỏe tinh thần nên không bao giờ thật sự để tâm. Chỉ đến khi nhận được một lá thư ẩn danh gửi đến Unfold the V, trong đó người gửi tự trách cứ bản thân vì bị trầm cảm, tôi mới nhận ra tính chất phức tạp của các chứng bệnh tâm lý”.
Nhìn chằm chằm vào lá thư trên tay, cô gái trẻ sống ở TP. Hồ Chí Minh tự nhủ, “còn gì tệ hơn khi một người bị bệnh tâm lý tự căm ghét bản thân họ?”.
Khoảnh khắc đó khiến Trâm quyết định dành thời gian tìm hiểu sâu về trầm cảm.
Đặng Hoàng Bảo Trâm nhận học bổng tại buổi lễ diễn ra ở cơ sở Nam Sài Gòn, RMIT Việt Nam, và mừng thành tựu của mình cùng với ba của bạn.
Trâm cùng nhóm điều hành Unfold the V đã lên kế hoạch và tổ chức một buổi diễn thuyết với sự tham gia của các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm cũng như các KOL (những người dẫn dắt dư luận) có tiếng tăm. Sự kiện thu hút được khoảng 300 khách tham dự với độ chủ động tương tác cùng diễn giả rất khả quan. Thành công của sự kiện còn khai sáng Trâm, cho cô thấy một hướng tiếp cận khác giúp duy trì độ tương tác và tham gia của những người ghé thăm trang Facebook của Unfold the V.
Trâm chia sẻ: “Tôi quan sát thấy các diễn giả dành phần lớn thời gian chia sẻ về những câu chuyện cá nhân mà khán giả thấy gần gũi, đồng thời lồng ghép kiến thức học thuật vào những câu chuyện ấy. Từ đó, tôi nhận ra rằng việc tạo ra một không gian an toàn để ai đó chia sẻ chính là nghĩa cử hỗ trợ tinh thần mà người đó cần”.
Và đến khi được bầu làm Chủ tịch mới của Unfold the V, Trâm đã điều chỉnh mục tiêu hành động của tổ chức mà mình sẽ dẫn dắt sang giúp đỡ mọi người thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Blame Your Brain (tạm dịch: Tại não của bạn đó) đã ra đời từ đó. Đây là chùm truyện tranh ngắn vui nhộn được đăng hằng ngày lấy cảm hứng từ Beyond Blue (tạm dịch: Thoát khỏi nỗi buồn) – một tổ chức hỗ trợ sức khỏe tinh thần và phúc lợi ở Australia.
“Chỉ trong hai ngày, chùm truyện tranh đã gặt hái được thành công với gần 11.000 lượng truy cập và nhận được nhiều phản hồi tích cực”, Trâm phấn khởi chia sẻ. “Từ thành công bước đầu đó, tôi càng mong muốn tạo ra những mẩu truyện hấp dẫn hơn để có thể tiếp cận với nhiều cá nhân đang phải vật lộn với vấn đề tâm lý trong cộng đồng”.
Thành công này còn tạo cảm hứng giúp cô gái trẻ ứng tuyển học bổng để vào học tại RMIT, điều mà Trâm tin rằng sẽ cho cô hiểu biết chính xác và sâu sắc thông tin chi tiết về đối tượng mà cô đang nghiên cứu, cũng như nền tảng hoàn thành các mục tiêu tới đây trong cuộc sống.
Lê Ngọc Linh Anh, sinh viên nhận Học bổng toàn phần Đại học RMIT Việt Nam, đã khởi xướng dự án Đom Đóm cùng một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội, với mong muốn gia tăng kiến thức cho cộng đồng về ba chủ đề chính: bản dạng giới, xã hội và nữ quyền.
Cam kết mạnh mẽ cho giáo dục đặc biệt
Giáo dục cho học sinh khiếm thị đã luôn là động lực thôi thúc chàng trai trẻ từ thời thơ ấu khi anh gần như phải bỏ học phổ thông.
Tốt nghiệp Đại học RMIT Việt Nam nhờ sự hỗ trợ của Học bổng Chắp cánh ước mơ mà nhà trường dành trao cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, Vinh từ lâu đã nhận ra rằng trải nghiệm thời trung học của anh đầy khó khăn không phải vì năng lực bản thân mà đa phần đến từ việc giao tiếp thiếu hiệu quả và thiếu hiểu biết giữa học sinh và giáo viên.
“Hồi đó tôi là dạng học sinh cá biệt luôn khiến thầy cô phải nhức đầu, điều mà tôi chưa bao giờ lý giải được tại sao cho đến mãi sau này”, Vinh nhớ lại.
“Đó không phải là vì kỹ năng của giáo viên, cũng chẳng phải do năng lực học của tôi. Tôi chỉ không biết làm sao để truyền đạt nhu cầu của tôi tới giáo viên”.
Ước nguyện trở thành một nhà giáo có thể đem đến càng nhiều lợi ích càng tốt cho học viên của mình trở nên mãnh liệt hơn trong thời gian Vinh học về Truyền thông chuyên nghiệp tại RMIT Việt Nam.
“Tấm bằng đã dạy tôi làm thế nào để truyền đạt rõ ràng ý mình muốn, cũng như xây dựng cầu nối để học viên và giáo viên có thể hiểu nhau”, Vinh nói.
Anh chia sẻ kinh nghiệm của anh về việc hiểu biết lẫn nhau có thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc như thế nào.
Vinh kể về về trải nghiệm của anh với một trong những giảng viên của mình – Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải Đăng.
“Để giải tỏa quan ngại của cô về việc cô chưa có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ sinh viên khiếm thị trước đây, tôi đã thương lượng với cô để thiết lập một kế hoạch đánh giá tiếp cập toàn diện riêng với bài nghiên cứu theo dạng podcast – thay vì làm các bài tập chủ yếu sử dụng nhiều hình ảnh”.
Bản thân cũng là cựu sinh viên RMIT và người từng nhận Học bổng Chevening, Tiến sĩ Đăng còn là nguồn cảm hứng thôi thúc Vinh theo đuổi hoài bão của mình.
Chàng trai trẻ đã nỗ lực vượt bậc để tăng cường hiểu biết và thúc đẩy thay đổi trên diện rộng qua nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc thuyết trình tại RMIT TEDx và tại PricewaterhouseCoopers, và tham gia vào một buổi trò chuyện trao đổi của Đài truyền hình quốc gia về chủ đề người có nhu cầu đặc biệt, sự đa dạng và bao hàm.
Hiểu biết sâu sắc của Vinh về công nghệ hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tính tiếp cận của mô đun học tập tương tác dành cho người dùng trình đọc màn hình mà Đại học RMIT cung cấp cho sinh viên có nhu cầu đặc biệt. Là một phần trong công việc tư vấn của mình, Vinh đã giúp ra mắt RMIT Access (một sáng kiến của Đại học RMIT nhằm đảm bảo tài liệu học tập được thể hiện trong định dạng để tất cả sinh viên có thể truy cập), tổ chức Hội thảo về Khoa học cung cấp thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đồng thời dẫn chương trình hội thảo Thực hành Tiếp cận và Hội nhập trong giáo dục đại học kéo dài hai ngày trong năm 2020.
Dẫn đầu
Sau khi tốt nghiệp đại học, Vinh quyết định thực hiện kế hoạch lấy bằng thạc sĩ về giáo dục đặc biệt. Quyết định này không hề dễ dàng với bất kỳ ai, huống chi là một người khiếm thị, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội do COVID-19.
Đại dịch toàn cầu đẩy Vinh vào tình huống khó khăn khi khoản tiền anh dành dụm được gần như cạn kiệt vì các lớp tiếng Anh của Vinh không thể hoạt động trong sáu tháng liên tục.
“Tôi biết mình phải học cách can đảm đối mặt với thách thức”, Vinh chia sẻ. “Tôi từng lo rằng mình sẽ lung lay và sớm gục ngã vì sức nặng của kế hoạch hai năm đã trôi qua nửa đường mà tôi vẫn chưa làm được gì nhiều”.
“Tuy nhiên, tôi đã đứng thẳng lưng, ngẩng cao đầu chuyển các lớp học của mình sang trực tuyến, đối mặt với thách thức phải kết nối trực tuyến và duy trì tương tác với học viên của mình”.
Vinh chẳng những nâng cao kỹ năng dạy học trực tuyến của bản thân từ việc xem các video trên YouTube, tham dự các lớp học tương tự, đọc nhiều tài liệu về tổ chức các lớp học trực tuyến, học các bí quyết học tập đặc biệt hữu ích với học viên khiếm thị, mà còn tự tin thành công đưa toàn bộ các lớp học của anh lên trực tuyến trong thời điểm biến thể Delta hoành hành, tác động lớn lên cộng đồng, đặc biệt lên người khuyết tật.
Chàng trai trẻ đầy quyết tâm còn đưa ra sáng kiến thành lập ScriVi (chữ kết hợp giữa scrivener – người phác thảo tài liệu và vision – tầm nhìn, hay Việt Nam) nhằm trang bị cho các thành viên khiếm thị kỹ năng chuyển âm thanh thành chữ viết chuyên nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ này cho các nhà nghiên cứu, nhà báo và các khách hàng khác.
“Tháng 4/2021 đánh dấu thành tựu mới của ScriVi khi tôi thành công ký kết một hợp đồng quan trọng với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU)”, Vinh tự hào chia sẻ.
Hiện đã bắt đầu hành trình tại Đại học Exeter, Vinh vô cùng hứng khởi với những gì tấm bằng này có thể đem đến cho anh.
Chàng trai trẻ đầy hoài bão mong muốn cải thiện sự tiếp cận và hòa nhập cho người khuyết tật từ phương diện cá nhân và phi cá nhân.
Anh nói: “Là một trong một số ít người khiếm thị thành công trong giới văn phòng ở Việt Nam, tôi nhận ra rằng bên cạnh sự kỳ thị, còn có khoảng cách cực lớn mà chính phủ, các tổ chức thiện nguyện, các cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng – tất cả đều phải cùng nhau cam kết thu hẹp; bản thân người khuyết tật cũng phải tích lũy kỹ năng, lấy dũng khí và thu thập kiến thức cần thiết để thực hiện bước nhảy vọt cần thiết đó”.
“Họ là những nhóm mà tôi mong muốn sẽ làm việc cùng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Làm việc với các tổ chức giáo dục hướng tới khung hành động, giáo trình bao hàm, hay bản thân việc dạy và học vẫn chưa đủ. Làm việc trực tiếp với người khuyết tật qua quan hệ cố vấn để chia sẻ các kinh nghiệm vô giá trong quá trình họ học hỏi và phát triển sẽ cực kỳ hữu ích sau này khi họ thật sự bước vào làm việc ở chốn công sở, nơi không được xây dựng bởi họ và cũng không xây dựng dành cho họ”.
Bài: Hoàng Hà
A. GIỚI THIỆU
- Tên trường: Đại học RMIT
- Tên tiếng anh: RMIT University Vietnam (RMIT)
- Mã trường: RMU
- Loại trường: Dân lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Liên thông – Tiến sĩ
- Địa chỉ: Tòa nhà Handi Resco, 521 đường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
- SĐT: 0243.7261.460
- Email: enquiries@rmit.edu.vn – hanoi.enquiries@rmit.edu.vn
- Website: /
- Facebook: /truong-thpt-dinh-tien-hoang-thong-tin-tuyen-sinh-dao-tao-dai-hoc-cao-dang/
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM
I. Thông tin chung
1. Thời gian tuyển sinh
Có 03 kỳ nhập học mỗi năm tại RMIT Việt Nam:
- Tháng 02.
- Tháng 06 – 07.
- Tháng 10.
2. Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đáp ứng được các yêu cầu điều kiện theo quy định của nhà trường.
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
– Yêu cầu học thuật:
- Tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông quốc gia với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0.
– Yêu cầu tiếng Anh:
Hoàn thành lớp Cao cấp (Advanced) của Chương trình tiếng Anh cho Đại học tại RMIT Việt Nam; hoặc hoàn thành một trong các loại chứng chỉ tiếng Anh dưới đây:
- IELTS (Học thuật) 6.5 (không kỹ năng nào dưới 6.0).
- TOEFL iBT 79 (điểm tối thiểu từng kỹ năng: Đọc 13, Nghe 12, Nói 18, Viết 21).
- Pearson Test of English (Học thuật) 58 (không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50).
- C1 Advanced (còn được gọi là Cambridge English: Advanced (CAE)) hoặc C2 Proficiency (còn được gọi là Cambridge English: Proficiency (CPE)) 176 (không kỹ năng nào dưới 169).
Ghi chú:
- Kết quả học tập và kết quả thi tiếng Anh được công nhận trong vòng 2 năm kể từ ngày hoàn thành cho đến ngày nhập học tại RMIT, trừ khi có yêu cầu khác.
- Nếu bạn đạt được nhiều kết quả tiếng Anh thông qua nhiều hình thức khác nhau, kết quả mới nhất sẽ được dùng để xét tuyển.
5. Học phí
- Xem chi tiết TẠI ĐÂY
II. Các ngành tuyển sinh
STT | Ngành đào tạo |
Điều kiện xét tuyển |
1 |
Kinh tế và Tài chính |
Xét tuyển theo Yêu cầu và điều kiện riêng của trường |
2 | ||
3 | ||
4 | Quản trị | |
5 | ||
6 |
Digital Marketing |
|
7 |
Kinh doanh Kỹ thuật số |
|
8 |
Thiết kế (Truyền thông số) |
|
9 |
Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo |
|
10 |
Sản xuất Phim Kỹ thuật số |
|
11 | Ngôn ngữ | |
12 |
Truyền thông chuyên nghiệp |
|
13 |
Quản trị Doanh nghiệp Thời trang |
|
14 | Tâm lý học | |
15 | Hàng không | |
16 | ||
17 |
Quản trị Du lịch và Khách sạn |
|
18 | ||
19 |
Kỹ thuật Điện tử và Hệ thống Máy tính |
|
20 |
Kỹ thuật Robot và Cơ điện tử |
|
21 |
Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng |
1. RMIT là gì?
RMIT là viết tắt của cụm từ Royal Melbourne Institute of Technology – Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne. Trường có ba cơ sở ở Melbourne, hai cơ sở ở Việt Nam (ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), một trung tâm ở Tây Ban Nha, một văn phòng đại diện ở Indonesia, và các chương trình trao đổi thông qua các đối tác ở Châu Á và Châu Âu.
Cơ sở tại Việt Nam của trường có tên chính thức là Đại học RMIT Việt Nam (tiếng Anh: RMIT University Vietnam), thường được gọi là RMIT Việt Nam (tiếng Anh: RMIT Vietnam). Trong khi cơ sở chính tại Úc được biết đến với tên gọi Đại học RMIT (RMIT University). Trường hoàn toàn được điều hành và đầu tư bởi cơ sở chính ở Australia, không thuộc khuôn khổ của đại học công lập của Việt Nam.
2. Các chương trình đào tạo của RMIT Việt Nam
2.1. Ngành kinh doanh
Đối với chuyên ngành kinh doanh, sinh viên hiện nay có thể học kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này như:
- Kinh doanh quốc tế
- Kinh tế – tài chính
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Digital marketing
- Quản trị du lịch – khách sạn
- Thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA ….
Tại RMIT, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ các chuyên gia kinh tế hàng đầu để tiếp thu nhanh kiến thức, trải nghiệm thực tế để phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Từ đó, chuẩn bị cho những cơ hội việc làm lương cao trong tương lai.
2.2. Ngành truyền thông
Đối với lĩnh vực truyền thông, sinh viên RMIT cần học trong 3 năm để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhằm bắt kịp những thay đổi của ngành truyền thông trong tương lai. Ngoài ra, còn có một số kỹ năng nghề nghiệp nhất định để theo đuổi các con đường làm truyền thông.
Tại RMIT Việt Nam, sinh viên chuyên ngành truyền thông sẽ có nhiều cơ hội nhận được các vị trí tuyển dụng phù hợp với chuyên môn như:
- Sáng tạo nội dung
- Tư vấn, quản lý dịch vụ khách hàng
- Quan hệ công chúng…..
2.3. Ngành thiết kế
Thiết kế là một lĩnh vực mới phát triển của trường. Ngành thiết kế của RMIT Việt Nam hiện có 2 chương trình đào tạo gồm: thiết kế ứng dụng và truyền thông số.
Sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo bài bản về chuyên môn thiết kế và có nhiều cơ hội thực hành trong môi trường thực tế để nâng cao khả năng của mình. Chỉ cần bạn có bằng tốt nghiệp Đại học RMIT, bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm hoặc thành lập công ty của riêng mình.
2.4. Công nghệ thông tin
Theo học ngành công nghệ thông tin tại Đại học RMIT, bạn sẽ có thể học cách xây dựng và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp, quản lý hệ thống và trang web cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin. Tin. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được đào tạo và nâng cao kỹ năng quản lý và giao tiếp.
Sinh viên có bằng cử nhân công nghệ thông tin của RMIT Việt Nam sẽ được nhiều công ty săn đón. Nhiều người thậm chí đã tìm được một công việc lương cao khi còn đi học. Đặc biệt nếu bạn có thể nói tiếng Anh, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn và nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn.
2.5. Ngành Kỹ thuật
Theo học ngành kỹ thuật tại RMIT, bạn sẽ có các kỹ năng, kinh nghiệm và có cơ hội trở thành một nhà lãnh đạo đầy triển vọng trong tương lai. Có nhiều cơ hội học ngành kỹ thuật, sau khi tốt nghiệp có thể trở thành kỹ sư điện – điện tử, kỹ sư chế tạo rô bốt – cơ điện tử, kỹ sư phần mềm.
2.6. Ngành Ngôn ngữ
Với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc dân, cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngôn ngữ tại RMIT là không hề thấp. Đối với sinh viên đang theo học ngôn ngữ tại trường, bạn có thể phát triển bản thân ở các lĩnh vực nghề nghiệp như:
- Kinh doanh quốc tế
- Du lịch lữ hành
- Tổ chức sự kiện
- Truyền thông đa phương tiện
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Trước 1887[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Working Men’s College of Melbourne được thành lập bởi chính trị gia người Scotland, Ngài Francis Ormond.[3] Kế hoạch bắt đầu vào năm 1881, với mô hình của Ormond dựa trên Royal College of Art và Working Men’s College ở Luân Đôn[3] và những trường đi trước thời đó như Đại học Luân Đôn và Đại học Brighton.[3]
Ormond hiến tặng tổng cộng £5000 vào quỹ của trường.[3] Ông được ủng hộ tại Quốc hội bang Victoria bởi Charles Pearson và tại Melbourne Trades Hall bởi William Murphy.[3] Công đoàn Melbourne tập hợp thành viên để ủng hộ việc quyên góp của ông.[3] Khuôn viên của trường, nằm giữa phố Bowen và phố La Trobe, đối diện thư viện bang Victoria, được đóng góp bởi chính quyền bang.[3]
Working Men’s College (1887-1960)[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Working Men’s College of Melbourne mở cửa vào ngày 4 tháng 6 năm 1887 với một buổi gala chào mừng tại Melbourne Town Hall,[3] trở thành nhà cung cấp giáo dục thứ ba của thuộc địa Victoria (Melbourne Athenaeum được thành lập vào năm 1839 và Đại học Melbourne vào năm 1853). Trường đón 320 lượt nhập học vào đêm mở cửa.[3]
Trường hoạt động dưới hình thức một trung tâm giáo dục buổi tối trong các lĩnh vực “nghệ thuật, khoa học và công nghệ“, như theo lời của nhà sáng lập, “đặc biệt cho người lao động”.[4] Ormond, vốn là một người tin tưởng vào khả năng của giáo dục trong việc thúc đẩy sự chuyển hóa, tin rằng trường sẽ có “tầm quan trọng và giá trị vĩ đại” trong công cuộc công nghiệp hóa của Melbourne cuối thế kỷ XIX.[3][4]
Vào giai đoạn chuyển giao giữa thế kỷ XX và thập kỉ những năm 1930, trường mở rộng ra các khu vực xung quanh nhà tù Old Melbourne Gaol và xây dựng thêm nhiều tòa nhà cho các trường nghệ thuật, kĩ thuật và vô tuyến.[3] Trường cũng bắt đầu đóng góp vào nỗ lực của nước Úc trong chiến tranh dưới hình thức đào tạo những người lính trở về từ Chiến tranh thế giới thứ nhất.[3] Sau một cuộc khảo sát với sinh viên, trường chính thức đổi tên thành Melbourne Technical College vào năm 1934.[3]
Ngôi trường sau khi mở rộng đã giúp nước Úc trong Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách đào tạo một phần sáu sĩ quan quân đội của cả nước, bao gồm một phần lớn nhân viên ngoại giao của Không lực Hoàng gia Úc.[3] Trường cũng đào tạo 2000 dân quân trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và nhận ủy thác của Chính phủ Úc cho việc sản xuất các thành phần máy bay quân sự, bao gồm nhiều thành phần chính của máy bay ném bom thả ngư lôi Bristol Beaufort.[3]
Thành lập RMIT (1960-2000)[sửa | sửa mã nguồn]
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1954, trường trở thành nhà cung cấp giáo dục đại học đầu tiên được nhận bảo trợ từ hoàng gia (bởi nữ hoàng Elizabeth II)[3] và chính thức đổi tên thành Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne vào năm 1960. Trong suốt khoảng thời gian giữa thế kỷ XX, trường tự tái cơ cấu và trở thành nhà cung cấp cả giáo dục đại học lẫn dạy nghề.[3] Lúc này, trường bắt đầu thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nước Đông Nam Á, ban đầu dưới Kế hoạch Colombo của Chính phủ Úc.[3] Năm 1979, trường Kinh tế Nội địa Emily McPherson (Emily McPherson College of the Domestic Economy) nằm bên cạnh đã sáp nhập với RMIT.[3]
Sau cuộc sáp nhập với Học viện Công nghệ Phillip (Phillip Institute of Technology) ở Bắc Melbourne,[12] RMIT trở thành một trường đại học công lập theo lệnh của Chính quyền bang Victoria năm 1992, dưới bộ Luật Học viện Công nghệ Hoàng gia 1992 (Royal Melbourne Institute of Technology Act 1992).[13] Trong những năm 90, trường phát triển mạnh mẽ và sáp nhập với hàng loạt các trường và học viện lân cận. Trường Trang trí và Thiết Kế Melbourne (The Melbourne College of Decoration and Design) gia nhập RMIT vào năm 1993,[12] tiếp nối bởi trường In ấn và Nghệ thuật hình ảnh Melbourne (the Melbourne College of Printing and Graphic Arts) năm 1995.[12]
Cũng trong năm 1995, trường mở khuôn viên vệ tinh đầu tiên tại Bundoora.[12] Năm 1999, RMIT tiếp nhận khuôn viên của Học viện Dệt may Melbourne (the Melbourne Institute of Textiles) tại Brunswick.[12]
Cuối thế kỷ XX, RMIT trở thành đại học đầu tiên của Úc thực thi chính sách đặc biệt về giáo dục quốc tế.[12] Theo kế hoạch, trường mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á bằng việc phát triển hàng loạt chương trình giáo dục liên kết tại Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Sri Lanka và Việt Nam.[14]
Thời kì gần đây (2000-hiện tại)[sửa | sửa mã nguồn]
Bước vào thế kỷ XXI, RMIT nhận lời mời của Chính phủ Việt Nam về việc thành lập đại học ngoại quốc đầu tiên tại Việt Nam.[15] Chi nhánh quốc tế đầu tiên của trường chính thức đi vào hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2001 và chi nhánh thứ 2 tại Hà Nội vào năm 2004.[15] Vào năm 2013, trường đánh dấu sự hiện diện tại Châu Âu với một trung tâm hợp tác ở Barcelona.[16]
RMIT tuyển sinh năm 2022
Chắc hẳn có rát nhiều bạn thắc mắc về cái tên RMIT, đây là viết tắt của tên tiếng anh “the Royal Melbourne Institute of Technology” mang ý nghĩa là Học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì trường được lấy tên gọi là Đại học RMIT Việt Nam tên Tiếng Anh là “RMIT University Vietnam.
Qua tên gọi cũng có thể nhận ra đây là một ngôi trường “sang chảnh”. Đa số những học viên theo học tại đây đều có điều kiện về tài chính bởi mức học phí của RMIT nổi tiếng đắt đỏ.
Trong năm 2022, trường đưa ra thông báo tuyển sinh dựa trên tiêu chí xét tuyển riêng như sau:
– Thí sinh phải đảm bảo điều kiện đã Tốt Nghiệp THPT.
– Điểm trung bình cuối năm lớp 12: Nếu học ngành Công nghệ thông tin điểm trung bình phải từ 7.0 trở lên và Thiết kế (hệ thống đa truyền thông) thì điểm toán phải từ 7.0 trở lên.
– Phải đạt được một trong ba chương trình Tiếng Anh dưới đây:
- Bằng IELTS phải từ 6.5 và không có kỹ năng nào dưới 6.0.
- Bằng TOEFL 580 trở lên và điểm viết từ 4.5.
- Hoàn tất chương trình tiếng Anh cao cấp hoặc dự bị Đại Học tại ĐH RMIT Việt Nam.
Trường Đại học RMIT có những ngành nào?
- Kinh tế và Tài chính
- Quản trị nguồn nhân lực
- Kinh doanh Quốc tế
- Quản trị
- Digital marketing
- Kinh doanh kỹ thuật số
- Thiết kế (Truyền thông số)
- Thiết kế ứng dụng sáng tạo
- Sản xuất phim kỹ thuật số
- Ngôn ngữ
- Truyền thông chuyên nghiệp
- Công nghệ Thông tin
- Kỹ sư phần mềm
- Quản trị du lịch và khách sạn
- Kỹ sư điện và điện tử
- Kỹ sư Robot và cơ điện tử
- Quản trị doanh nghiệp thời trang
- Quản lý chuỗi cung ứng và logistics