Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Tp Hcm – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Tp Hcm đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đại Học Tài Chính Ngân Hàng Tp Hcm trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
A. GIỚI THIỆU
- Tên trường: Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
- Tên tiếng Anh: Banking University of Ho Chi Minh City (BUH)
- Mã trường: NHS
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau Đại học – Liên thông – Văn bằng 2 – Liên kết quốc tế
- Địa chỉ:
- Trụ sở chính: 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở Hàm Nghi: 39 Hàm Nghi, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
- Cơ sở Hoàng Diệu: 56 Hoàng Diệu II, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh
- SĐT: (028) 38 291901 – (028) 38 212 430
- Email: [email protected]
- Website: /
- Facebook: /DHNH.BUH/
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022 (Dự kiến)
I. Thông tin chung
1. Thời gian xét tuyển
– Phương thức 1: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Phương thức 2: Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển tại link: xettuyen.buh.edu.vn, (Link đăng ký mở từ 01/3/2022), sau khi đăng ký xét tuyển thí sinh in phiếu đăng ký từ trang đăng ký và nộp hồ sơ về Trường.
- Đợt 1: Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 01/3/2022 đến ngày 15/4/2022.
- Đợt 2: Theo thông báo của Trường (nếu có).
– Phương thức 3:
- Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển tại link: xettuyen.buh.edu.vn, sau khi đăng ký xét tuyển thí sinh in phiếu đăng ký từ trang đăng ký và nộp hồ sơ về Trường.
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển dự kiến từ ngày 05/4/2022 đến 17h00 ngày 6/5/2022.
– Phương thức 4: Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Phương thức 5:
- Đợt 1: 1/3 đến 31/5
- Đợt 2: 1/6 đến 30/6
- Đợt 3: 1/7 đến 10/7
- Đợt 4: 11/7 đến 20/7
- Đợt 5: 21/7 đến 31/7
- Đợt 6: 1/8 đến 10/8
- Đợt 7: 16/8 đến 31/8
- Đợt 8: 01/9 đến 15/9
2. Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT(theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
- Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương thức 2: Phương thức xét tuyển tổng hợp. Cụ thể, xét tuyển kết quả học tập và thành tích bậc THPT của thí sinh.
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Phương thức 4 : Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
- Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng cho chương trình ĐHCQ quốc tế do đối tác cấp bằng).
4.1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT
– Phương thức 1: Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo tại khoản 2, 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2020 và Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển tại Đề án tuyển sinh đại học năm 2022 của Trường.
– Phương thức 2:
- Thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2022, 2021, 2020 và thỏa các điều kiện sau:
- Học sinh có điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên;
- Điểm quy đổi xét tuyển theo trung bình tổ hợp môn đăng ký HK1-Lớp 11, HK2-lớp 11 và HK1-lớp 12 đạt từ 72 trở lên (Không bao gồm bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực, điểm quy đổi theo tiêu chí khác).
– Phương thức 3:
- Thí sinh có điểm trung bình học tập HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên;
- Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức đợt 1 năm 2022, có tổng điểm từ 700 trở lên (Dự kiến). Trường sẽ thông báo điều chỉnh ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) khi có phổ điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức đợt 1, năm 2022.
– Phương thức 4:
- Có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
- Tổng điểm xét tuyển dự kiến áp dụng đối với tất cả các ngành/nhóm ngành/Chương trình đào tạo phải đạt từ 18 điểm trở lên bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (Nếu có). Trường sẽ thông báo thay đổi ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng ngành xét tuyển (nếu có) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo lịch chung của Bộ GD&ĐT.
– Phương thức 5:
- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Xét điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12;
- Thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh;
- Thí sinh được tuyển thẳng đặc cách vào học chuyên ngành (năm 2) khi đạt đủ các điều kiện sau: Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp) như sau: IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương,
Đạt điểm đánh giá của Hội đồng tuyển sinh từ 80% trở lên.
5. Học phí
Mức học phí dự kiến:
– Học phí Chương trình Đại học chính quy chuẩn: Dự kiến năm học 2022 – 2023: 6.250.000đ/ học kỳ.
– Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: Dự kiến năm học 2022-2023: 18.425.000đ/ học kỳ.
– Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau:
+ Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).
+ Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 26.500.000 đ/học kỳ.
+ Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.
II. Ngành tuyển sinh
Ngành đào tạo |
Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Chỉ tiêu |
Chương trình đại học chính quy chất lượng cao: – Tài chính – ngân hàng – Kế toán – Quản trị kinh doanh |
7340001 |
A01; A01; D01; D07 |
1400 |
Chương trình đại học chính quy quốc tế song bằng: – Quản trị kinh doanh (ĐH Bolton – Anh Quốc và ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi bên cấp một bằng cử nhân) – Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng (ĐH Toulon – Anh Quốc và ĐH Ngân hàng TP HCM mỗi bên cấp một bằng cử nhân) |
7340002 |
A01; A01; D01; D07 |
120 |
Chương trình đại học chính quy chuẩn |
|||
Tài chính – ngân hàng + Chuyên ngành Tài chính + Chuyên ngành Ngân hàng + Chuyên ngành Công nghệ tài chính |
7340201 | A00; A01; D01; D07 | 505 |
Quản trị kinh doanh + Chuyên ngành Quản trị kinh doanh + Chuyên ngành Digital Marketing + Chuyên ngành Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng |
7340101 | A00; A01; D01; D07 | 190 |
Kế toán (Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán) |
7340301 | A00; A01; D01; D07 | 150 |
Kinh tế quốc tế |
7310106 | A00; A01; D01; D07 | 270 |
Luật kinh tế |
7380107 | A00; A01; C00; D01 | 180 |
Hệ thống thông tin quản lý + Chuyên ngành Hệ thống thông tin doanh nghiệp và chuyển đổi số + Chuyên ngành Quản trị thương mại điện tử + Chuyên ngành Khoa học dữ liệu trong kinh doanh |
7340405 | A00; A01; D01; D07 |
230 |
Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) |
7220201 |
A01; D01; D14; D15 |
240 |
Chương trình liên kết đào tạo quốc tế do đại học đối tác cấp bằng |
|||
Quản trị kinh doanh (Do Đại học Bolton Anh Quốc cấp bằng) Quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản lý chuỗi cung ứng (Do Đại học Bolton Anh Quốc cấp bằng) |
Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn |
280 |
|
Bảo hiểm – Tài chính – Ngân hàng (Do Đại học Toulon – Pháp cấp bằng) |
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
1. Giới thiệu chung về trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM
Tên trường: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB), tên tiếng Anh: Ho Chi Minh University of Banking
Các cơ sở:
- Trụ sở chính: 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở Hàm Nghi: 39 Hàm Nghi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ sở Hoàng Diệu: 56 Hoàng Diệu II, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Website: <span href="//hub.edu.vn
Facebook: /DHNH.BUH/
Mã tuyển sinh: NHS
Hotline tuyển sinh: (028) 0888 35 34 88
Email: dhnhtphcm@buh.edu.vn
Ngày 16/12/1976, Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng cơ sở II TP.HCM được thành lập dựa trên Quyết định số 1229/NH-TCCB với mục tiêu đào tạo nên các cán bộ nhân viên ngành Ngân hàng.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, đến ngày 20/08/2002, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM chính thức được thành lập theo quyết định số 174/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Trường cũng bắt đầu được trao quyền đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ từ 19/01/2004.
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM luôn hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
Sứ mệnh của trường
Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của ngành ngân hàng và toàn xã hội, tạo ra các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa, các nghiên cứu khóa học có giá trị. Hệ sinh thái học tập tại HUB giúp sinh viên được phát triển toàn diện, sáng tạo, cơ hội học tập suốt đời.
Tầm nhìn
HUB có định hướng trở thành trường đại học đa – liên ngành và uy tín trong nhóm trường đại học khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, trường cũng tiên phong trong vấn đề nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong đào tạo, giải quyết vấn đề.
Đội ngũ nhân sự
Với hơn 40 năm xây dựng và phát triển, HUB hiện nay có đội ngũ cán bộ giảng viên trình độ cao, cứ 20 sinh viên có 1 giảng viên quản lý. Gần 600 giảng viên, cán bộ với 20% sở hữu trình độ phó giáo sư, tiến sĩ, 70% trình độ thạc sĩ.
2. Cơ sở vật chất
Với 2 cơ sở tọa lạc tại trung tâm thành phố HCM cùng 1 cơ sở tại Quận Thủ Đức, trường có quy mô đào tạo lên tới 8.000 sinh viên.
Các giảng đường được lắp đặt trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với nhu cầu học tập, các hội thảo tổ chức tại trường. ĐH Ngân hàng TP.HCM hiện có hơn 100 giảng đường, hệ thống máy chiếu, bảng trắng đầy đủ tại tất cả các phòng.
Hội trường lớn của HUB tại cơ sở Thủ Đức có sức chứa lên tới 900 chỗ. Thư viện trường bao gồm kho tài liệu, tạp chí trong nước và quốc tế, sách bảo về lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính… với trên 40.000 đầu sách.
Ngoài ra, thư viện số của nhà trường cũng được liên thông với 2 nguồn cơ sở dữ liệu điện tử từ các tạp chí tiếng Anh như Proquest, Wilson cùng nhiều trường đại học trong nước.
Tại quận Thủ Đức, trường có tới 2 khu ký túc xá, gồm 328 phòng, đủ sức chứa cho hơn 2.600 sinh viên. Ngoài ra, trường cũng có 40 phòng đặc biệt với đầy đủ tiện nghi tại khu ký túc xá 4 tầng.
Thư viện của trường Đại học Ngân hàng sau khi được tu sửa và xây dựng lại
Cơ sở Thủ Đức của HUB có tới 7 phòng máy tính, cơ sở quận 1 có 2 phòng, các máy có cấu hình mạnh và kết nối mạng giúp sinh viên thuận tiện trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hoạt động thể chất cũng được trường ĐH Ngân hàng TP.HCM chú trọng. Trường xây dựng 1 nhà thi đấu bóng bàn, 2 sân bóng chuyền, 3 sân bóng đá cùng CLB Judo,… hay các hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe khác.
Ngoài ra, cơ sở Hoàng Diệu cũng được phủ sóng wifi giúp giảng viên, sinh viên dễ dàng truy cập internet phục vụ cho quá trình học tập, khai thác thông tin.
5 phương thức tuyển sinh
Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 và các quy định của Trường về xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển tại Đề án tuyển sinh năm 2023.
Nguyên tắc xét tuyển:
Thực hiện xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển tại đề án tuyển sinh của Trường.
Phương thức 2: Phương thức xét tuyển tổng hợp.
Phương thức xét tuyển tổng hợp của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM (Phương thức 2) là phương thức xét tuyển kết quả học tập và thành tích bậc THPT của thí sinh. Được quy định cụ thể như sau:
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2021, 2022, 2023 và thỏa các điều kiện sau:
– Học sinh có điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên;
– Điểm quy đổi xét tuyển theo trung bình tổ hợp môn đăng ký HK1 – Lớp 11, HK2 – lớp 11 và HK1 – lớp 12 đạt từ 72 trở lên (không bao gồm bao gồm điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm quy đổi theo tiêu chí khác).
Cách thức tính điểm xét tuyển:
Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi theo tổ hợp môn + Điểm quy đổi theo tiêu chí khác (nếu có) + tổng điểm ưu tiên quy đổi (nếu có).
Điểm quy đổi theo tổ hợp môn = Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK1 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK2 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm TB theo tổ hợp HK1 lớp 12.
Điểm quy đổi theo tiêu chí khác = Điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế + Điểm quy đổi kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) + Điểm quy đổi Trường chuyên/Năng khiếu + Điểm quy đổi xếp loại HSG.
- Thí sinh có các chứng chỉ tiếng anh quốc tế được chấp nhận ở Bảng 3 được quy đổi sang điểm ở Bảng 2 để cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, cấp quốc gia tất cả các môn học THPT được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh học các Trường chuyên/ năng khiếu được quy đổi điểm ở Bảng 2 cộng vào điểm xét tuyển.
- Thí sinh xếp loại học lực Giỏi của 3 học kỳ: Học kỳ 1, 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 được quy đổi điểm cộng vào điểm xét tuyển theo Bảng 2.
Ví dụ: Thí sinh chọn tổ hợp D01 (Toán – Văn – Anh).
Điểm quy đổi theo tổ hợp môn =Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 1 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 2 lớp 11) + Điểm quy đổi (Điểm trung bình 3 môn Toán, Văn, Anh ở Học kỳ 1 lớp 12).
Bảng 2. Bảng điểm quy đổi các tiêu chí của Phương thức xét tuyển tổng hợp.
Bảng 3. Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng anh quốc tế theo IELTS được chấp nhận
*Lưu ý:
- Tổ hợp môn xét tuyển xem tại Bảng 1
- Không có môn học nhân hệ số trong tổ hợp môn đối với phương thức này.
- Thí sinh quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế thi từ ngày 15/7/2021 đến nay.
- Điểm trung bình tổ hợp môn được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
- Điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực của Phương thức xét tuyển tổng hợp được quy đổi theo thang điểm 150 và thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT hiện hành.
Nguyên tắc xét tuyển:
- Thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
- Xét theo điểm sau khi đã quy đổi từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu;
- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh năm 2023
Điều kiện đăng ký xét tuyển:
Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2023 và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ GD&ĐT; Có điểm trung bình học tập HK1, HK2 năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 đạt từ 6.5 trở lên.
Trường sẽ thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khi có phổ điểm kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Ngân hàng TP. HCM tổ chức năm 2023 trên trang tuyển sinh của Trường /p>
Thí sinh xem lịch thi Đánh giá năng lực do Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh tổ chức trên các kênh thông tin của Trường và Website của Trung tâm Ngoại ngữ Tin học thuộc Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh: /
Nguyên tắc xét tuyển:
– Thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng có thứ tự ưu tiên cao nhất;
– Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 (theo quy định của Đại học Ngân hàng TP.HCM) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có); xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng; và được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT hiện hành.
– Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình cộng điểm học tập của học kỳ 1 năm lớp 12.
– Thí sinh được tham gia nhiều đợt thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Kết quả thi của các đợt thi trong năm chỉ được xét tuyển vào đúng năm tuyển sinh và đúng thời gian quy định nhận hồ sơ xét tuyển đại học theo phương thức này.
Phương thức 4 : Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Đối tượng
– Có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
– Ngưỡng điểm đảm bảo đầu vào dự kiến: 18. Trường sẽ thông báo thay đổi ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với từng ngành xét tuyển (nếu có) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 trên trang tuyển sinh của Trường /p>
Nguyên tắc xét tuyển
Được thực hiện theo “Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện hành. Điểm xét tuyển bao gồm: kết quả điểm 3 bài thi/môn thi trong kỳ thi THPT năm 2023 theo tổ hợp đăng ký xét tuyển cho nhóm ngành/ngành/chương trình đào tạo; điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng của thí sinh (nếu có) được tính căn cứ vào Quy chế tuyển sinh năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình không nhân hệ số:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = (M1 + M2 + M3) + Điểm ưu tiên
Đối với ngành/nhóm ngành/chương trình có môn/bài thi nhân hệ số 2:
Điểm xét tuyển (ĐXT) = ((M1 + M2 + M3 x 2)x 3)/4 + Điểm ưu tiên
(Điểm xét tuyển được quy về tổng điểm 30, điểm số thập phân làm tròn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Lưu ý: Điểm ưu tiên đối với thí sinh thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GDĐT hiện hành.
Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo theo nhóm ngành, ngành (đã trừ số lượng được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, học sinh dự bị) và danh sách thống kê thí sinh đăng ký xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Trường xem xét và quyết định phương án điểm trúng tuyển theo nguyên tắc ĐXT từ cao đến thấp;
Không phân biệt điểm xét trúng tuyển đối với các tổ hợp bài thi/môn thi đăng ký xét tuyển khác nhau của thí sinh vào cùng nhóm ngành hoặc ngành cụ thể;
Không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp xử lý các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau theo quy định sau: “Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau trong cùng ngành/nhóm ngành xét tuyển, Trường ưu tiên xét tuyển thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn (điều kiện phụ)”.
Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng cho chương trình ĐHCQ quốc tế do đối tác cấp bằng)
Đối tượng:
Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Nguyên tắc xét tuyển:
– Xét điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12;
– Thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp (bằng tiếng Anh và tiếng Việt) với Hội đồng tuyển sinh;
– Thí sinh được tuyển thẳng đặc cách vào học chuyên ngành (năm 2) khi đạt đủ các điều kiện sau:
+ Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp) như sau: IELTS từ 5.5 trở lên; hoặc tương đương;
+ Đạt điểm đánh giá của Hội đồng tuyển sinh từ 80% trở lên.
Học phí dự kiến và lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
- Mức học phí dự kiến:
– Học phí Chương trình Đại học chính quy: Dự kiến năm học 2023 – 2024: 7.050.000đ/ học kỳ.
– Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao: Dự kiến năm học 2023-2024: 17.922.500đ/ học kỳ.
– Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng như sau:
P Tổng học phí tối đa: 212,5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).
P Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 26.500.000 đ/học kỳ.
P Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.
- Lộ trình tăng học phí:
– Đối với hệ đại học chính quy chuẩn : Lộ trình tăng học phí theo quy định Nhà Nước.
– Đối với hệ đại học chính quy chương trình chất lượng cao:
Lộ trình dự kiến mức học phí hệ đại học chính quy chương trình đào tạo chất lượng cao năm học 2023 – 2024 tăng không quá 10%.
– Đối với hệ đại học chính quy chương trình quốc tế cấp song bằng:
Tổng học phí toàn khóa học (bao gồm Học phí các môn học chính khóa, tiếng anh tăng cường, kỹ năng mềm) là 212.500.000 đ/toàn khóa, tương đương 26.500.000 đ/học kỳ. Học phí này cam kết không đổi cho toàn khóa học.
Trường hợp chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền: mức học phí thực hiện theo lộ trình quy định.
Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển
Phương thức 1: Phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phương thức 2: Phương thức xét tuyển tổng hợp theo quy chế tuyển sinh của Trường.
Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển tại link: xettuyen.hub.edu.vn, sau khi đăng ký xét tuyển thí sinh in phiếu đăng ký từ trang đăng ký và nộp hồ sơ về Trường như sau:
- Địa điểm nhận hồ sơ:
Hội đồng tuyển sinh – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM – Tầng trệt – 36 Tôn Thất Đạm – P. Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TP.HCM.
Ngoài bìa hồ sơ vui lòng ghi rõ “Hồ sơ xét tuyển Đại học chính quy năm 2023”
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển:
– Đợt 1:
+ Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Dự kiến từ ngày 12/04/2023 đến ngày 27/5/2023.
+ Trường thông báo kết quả xét tuyển: Dự kiến trước 15/6/2023;
Thí sinh được công nhận đạt điều kiện trúng tuyển đăng ký trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định. Trường gọi thí sinh xác nhận nhập học theo đúng thời gian quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
– Đợt 2: Theo thông báo của Trường (nếu có).
Ghi chú: Thời gian nộp hồ sơ tính theo dấu bưu điện.
- Hồ sơ xét tuyển gồm có:
– Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu);
– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực);
– Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có);
– Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (bản photo chứng thực) (nếu có);
– Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, Quốc gia, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (bản photo chứng thực) (nếu có);
– Giấy xác nhận điểm hoặc bản sao học bạ cụ thể như sau:
Trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT:
Nộp giấy xác nhận điểm có xác nhận của trường THPT (Mẫu giấy xác nhận điểm đính kèm). Trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực) và các hồ sơ khác theo quy định vào thời điểm trúng tuyển và làm thủ tục xác nhận nhập học.
Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT:
Nộp bằng tốt nghiệp THPT và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực).
- Lệ phí xét tuyển:
Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng/nguyện vọng.
Cách nộp lệ phí:
+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại phòng Tài chính Kế toán – Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 36 Tôn Thất Đạm Quận 1
+ Cách 2: Chuyển khoản (Thông qua các ngân hàng thương mại hoặc thí sinh liên hệ tại bưu điện nơi nộp hồ sơ để được hướng dẫn hỗ trợ.
Chủ tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Số tài khoản: 1111.000.000.4541
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn
Nội dung:Thí sinh ghi rõ nội dung nộp với cú pháp “HỌ VÀ TÊN – NGÀY SINH –CCCD – SỐ ĐIỆN THOẠI – SỐ NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN”.
Ví dụ: Nguyễn Văn A ngày sinh 25/7/2022, căn cước công dân: 023569874, số điện thoại: 0903055286, đăng ký 02 nguyện vọng.
Nộp dung nộp lệ phí: NGUYỄN VĂN A – 25.07.2002- 023569874 – 0903055286 – 2 NV.
– Thí sinh có trách nhiệm hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
– Trường không hoàn trả lại khoản thu dịch vụ tuyển sinh, lệ phí xét tuyển liên quan đến hồ sơ xét tuyển không hợp lệ hoặc không đầy đủ theo quy định của Trường.
Phương thức 3: Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh:
Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển tại link: xettuyen.hub.edu.vn, sau khi đăng ký xét tuyển thí sinh in phiếu đăng ký từ trang đăng ký và nộp hồ sơ về Trường như sau:
- Địa điểm nhận hồ sơ: Như phương thức tổng hợp tại mục 6.2 Phương thức xét tuyển tổng hợp theo quy chế tuyển sinh của Trường.
- Hồ sơ xét tuyển:
– Phiếu đăng ký xét tuyển (Sau khi đăng ký xét tuyển trực tuyến thành công, thí sinh in phiếu đăng ký và ký tên lên phiếu);
– Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực);
– Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có);
– Giấy xác nhận điểm hoặc bản sao học bạ cụ thể như sau:
Trường hợp thí sinh chưa tốt nghiệp THPT:
Nộp giấy xác nhận điểm có xác nhận của trường THPT (Mẫu giấy xác nhận điểm đính kèm). Trường sẽ yêu cầu thí sinh nộp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực) và các hồ sơ khác theo quy định vào thời điểm trúng tuyển và làm thủ tục xác nhận nhập học.
Trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT:
Nộp bằng tốt nghiệp THPT và học bạ đầy đủ 3 năm học THPT (bản photo chứng thực)
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển:
+ Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển dự kiến từ ngày 12/04/2023 đến 17h00 ngày 27/5/2023.
+ Lịch thi Đánh giá năng lực của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh sẽ được công bố trên website và các kênh thông tin của trường.
+ Trường thông báo kết quả xét tuyển: Dự kiến trước 15/6/2023;
Thí sinh được công nhận đạt điều kiện trúng tuyển đăng ký trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định. Trường gọi thí sinh xác nhận nhập học theo đúng thời gian quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Lệ phí xét tuyển: tương tự tại mục 6.2 áp dụng đối với Phương thức xét tuyển tổng hợp theo quy chế tuyển sinh của Trường.
Phương thức 4: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022:
Thực hiện theo kế hoạch và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức 5: Phương thức xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn (Áp dụng đối với Chương trình đại học chính quy quốc tế do đối tác cấp bằng)
- Địa điểm nhận hồ sơ:
– Phòng Tuyển sinh quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM – Tầng trệt – 39 Hàm Nghi – P. Nguyễn Thái Bình – Quận 1 – TP.HCM.
Ngoài bìa hồ sơ vui lòng ghi rõ “Hồ sơ xét tuyển Cử nhân quốc tế”
- Các đợt nộp hồ sơ xét tuyển:
STT |
Đợt nộp hồ sơ |
Thời gian |
Công bố kết quả |
1 |
Đợt 1 |
1/3 đến 31/5 |
Công bố kết quả hàng tháng theo từng đợt nộp hồ sơ |
2 |
Đợt 2 |
1/6 đến 30/6 |
|
3 |
Đợt 3 |
1/7 đến 10/7 |
|
4 |
Đợt 4 |
11/7 đến 20/7 |
|
5 |
Đợt 5 |
21/7 đến 31/7 |
|
6 |
Đợt 6 |
1/8 đến 10/8 |
|
7 |
Đợt 7 |
16/8 đến 31/8 |
|
8 |
Đợt 8 |
01/9 đến 15/9 |
- Hồ sơ gồm có:
– Đơn dự tuyển (Nhận trực tiếp tại Phòng tuyển sinh quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM hoặc download Đơn tại website: /buhibp);
– Bản sao bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (01 bản tiếng Việt có công chứng và 01 bản tiếng Anh có công chứng);
– Học bạ nguyên cuốn (01 bản tiếng Việt có công chứng và 01 bản tiếng Anh có công chứng), trường hợp chưa có học bạ thí sinh nộp bảng điểm có xác nhận của Trường kèm theo giấy cam kết bổ sung học bạ bản photo chứng thực;
– Chứng chỉ tiếng Anh (Nếu có);
– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (01 bản tiếng Việt có công chứng);
– 04 tấm hình 3×4 (Hình thẻ chụp không quá 06 tháng).
- Lệ phí và hình thức nộp lệ phí xét tuyển
– Lệ phí xét tuyển : 500.000 đồng/hồ sơ
– Cách nộp lệ phí:
+ Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh quốc tế – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cơ sở 39 Hàm Nghi, Quận 1
+ Cách 2: Chuyển khoản (Thông qua các ngân hàng thương mại hoặc thí sinh liên hệ tại bưu điện nơi nộp hồ sơ để được hướng dẫn hỗ trợ.)
Chủ tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Số tài khoản: 133691709
Tại: Ngân hàng TMCP Á Châu – Phòng giao dịch Bình Chánh
Nội dung:Thí sinh ghi rõ nội dung nộp với cú pháp “HỌ VÀ TÊN – CMND/CCCD – SỐ ĐIỆN THOẠI – IBP21”. Ví dụ ; NGUYỄN VĂN A – 271921999 – 0903055286 – IBP21
Lưu ý: Trường không hoàn trả lại hồ sơ xét tuyển cho thí sinh dưới mọi trường hợp.
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT
Đối với phương thức xét tuyển tổng hợp
LIÊN HỆ:
Tin tức – Sự kiện
Yêu cầu để được học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
26/05/2023
Sự kiện
Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (FBU) là một chương trình đào tạo sau đại học chất lượng cao, được thiết kế để cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thực tiễn cần thiết để đạt được…
Hội nghị Khoa học sinh viên Viện CNTT năm 2023
10/05/2023
Tin tức
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, NGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sáng ngày 25/03/2023, Viện Công nghệ thông tin Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội đã tổ chức buổi đánh giá, nghiệm thu các đề tài NCKH của sinh viên ngành CNTT…
Học ngành kế toán chất lượng ở đâu Hà Nội?
05/10/2022
Tin tức
Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng trong những năm tới đây thì ngành kế toán sẽ là một trong những nghề đắt giá nhất. Hiện tại thì kế toán vẫn luôn là ngành học HOT được các bạn trẻ và các bậc phụ huynh ưu tiên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp…
HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM 2023 – VIỆN PHÁP LUẬT KINH TẾ
28/04/2023
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Tiếp nối thành công của Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ Nhất và thúc đẩy khả năng nâng cao tự nghiên cứu, phát triển tư duy trong sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo. Ngày 27/4/2023, tại hội trường tầng 9, Trường Đại học Tài chính –…
Lợi ích học ngành quản trị kinh doanh?
11/10/2022
Sự Kiện
Quản trị kinh doanh là sự kết hợp giữa quản lý con người và quản lý doanh nghiệp. Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ bản về ngành kinh tế đến những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Lợi ích của việc học quản trị kinh…
ĐẦU XUÂN – KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI
24/01/2022
Tin tức
Thực hiện Quy định của Điều Lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn về tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới, được sự đồng ý của Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội. Ngày 24/ 01/2022 Chi bộ Khoa cơ bản – Sau đại học…
Lợi thế khi học ngành tài chính ngân hàng
30/08/2022
Tin tức
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì ngành tài chính ngân hàng là một ngành được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn theo học. Vậy tại ngành tài chính ngân hàng học những gì và lợi thế khi học ngành tài chính ngân hàng là gì mà lại được…
Khái quát về ngành tài chính ngân hàng
Ngành Tài chính ngân hàng là chuyên ngành liên quan đến tất cả hoạt động, dịch vụ giao dịch trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Giúp thông qua qua ngân hàng và các công cụ tài chính của ngân hàng để thực hiện tất cả dịch vụ giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ bao gồm: bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Ngành tài chính ngân hàng nên học trường nào tại TP.HCM?
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành tài chính ngân hàng ở nước ta hiện nay.
Ngành Tài chính ngân hàng nên học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
- Đối với trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Các khoa thuộc ngành Tài Chính – Ngân Hàng xây dựng chương trình đào tạo dựa theo chương trình của các trường thuộc Top 100 trên Thế giới.
- Chất lượng đầu vào của sinh viên trong các mùa tuyển sinh luôn ở Top cao trong tất cả các trường. Sinh viên trong 5 – 10 năm trở lại đây, ngay khi đi thực tập thì 50% sinh viên được các ngân hàng, công ty chứng khoán và các quỹ nhận vào làm nhân viên tập sự. Chỉ sau 6 tháng ra trường thì 98 -100% sinh viên đã có việc làm tương ứng với nguyện vọng của các bạn.
Ngành Tài chính ngân hàng nên học tại trường Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
- Sinh viên theo học chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Tài chính – Marketing sẽ được truyền đạt các kiến thức về kinh tế, tài chính, kinh doanh và xã hội. Ngoài các bộ môn giáo trình chuyên ngành, sinh viên còn được bồi dưỡng thêm về các kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp để có thể ứng phó, thích nghi trong môi trường làm việc đầy biến động.
Ngành Tài chính ngân hàng nên học tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (BUH)
- Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh là một trong nhóm 4 trường đào tạo về kinh tế tốt nhất tại miền Nam Việt Nam. Trường đứng đầu về đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng tại Việt Nam. Là trọng điểm đào tạo nhân lực cho ngành Tài chính – Ngân hàng tại miền Nam Việt Nam.
Ngành Tài chính ngân hàng nên học tại trường Đại học Hoa Sen
Đại học Hoa Sen đào tạo ngành tài chính ngân hàng gồm chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Tài chính đầu tư quốc tế.
- Trang bị các kiến thức và kỹ năng như: Công cụ phân tích định lượng; Nguyên lý quản trị và kinh tế học cơ bản; Nguyên lý quản trị tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rủi ro và đầu tư; Phương pháp định giá doanh nghiệp, trái phiếu, cổ phiếu, quản lý và phân tích danh mục đầu tư…
- Người học có thể lựa chọn chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt;
- Môn học tiêu biểu: Tư duy phản biện, – Kỹ năng giao tiếp, – Luật kinh tế, – Tài chính doanh nghiệp,…
Học ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành
SV ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành có khả năng phân tích và thẩm định được một dự án đầu tư trên thực tế, từ đó đánh giá được rủi ro, lợi nhuận và mức độ hiệu quả của dự án đầu. Bên cạnh đó, SV còn biết cách xác định cấu trúc vốn tối ưu trong doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp nên theo đuổi chính sách cổ tức nào cho phù hợp. Qua đó, các SV sẽ nắm vững được cách xác định thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu cho các doanh nghiệp…
Ngoài kiến thức chuyên môn, SV còn được đào tạo các kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm…
Bên cạnh đó còn có:
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng