Đh Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Đh Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Đh Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: (VTC14)_Sự thật ít người biết về tên gọi “thành phố Hồ Chí Minh”
Bạn đang xem video (VTC14)_Sự thật ít người biết về tên gọi “thành phố Hồ Chí Minh” mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh KÊNH VTC14 từ ngày 2017-04-30 với mô tả như dưới đây.
(VTC14) -Hôm nay 30/4, tròn 42 năm ngày đất nước thống nhất. Ngay sau thời khắc xe tăng của Quân đội ta húc đổ cánh cổng ở Dinh độc lập báo hiệu sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ nhiều người hoạt động cách mạng, nhà thơ, nhà văn đã gọi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định là thành phố HCM để tưởng nhớ công lao của vị lãnh tụ trong công cuộc thống nhất đất nước.
Video nổi bật
Đại học Quốc gia TP.HCM – Rewind 2020
Năm 2020 là năm ĐHQG TP.HCM khép lại Kế hoạch Chiến lược giai đoạn 2016-2020. Đây cũng là năm ĐHQG-HCM tròn 25 tuổi, mang trong mình rất nhiều khát vọng và dấu ấn.
Nhằm thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và khẳng định vị thế của ĐHQG-HCM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và trên trường quốc tế; truyền cảm hứng đến toàn thể cán bộ viên chức, giảng viên, sinh viên, ĐHQG TP.HCM chọn chủ đề năm 2020 là “Tiên phong – Dẫn dắt – Nâng tầm quốc tế”. Cùng nhìn lại dấu ấn của ĐHQG TP.HCM năm 2020.
Khánh thành Quảng trường Cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa
Quảng trường Cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa được khởi công xây dựng vào ngày 19/5. Công trình có tổng diện tích 1.194 m2 được thiết kế với dạng những đường tròn đồng tâm hướng về cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa, thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh ngôi sao vàng năm cánh trên nền gạch đỏ, tượng trưng cho Quốc kỳ thiêng liêng. Công trình này có kích thước tương đương kích thước với cột mốc đặt trên đảo Trường Sa lớn, với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ đặt trên nền ngôi sao năm cánh, khẳng định vững chắc chủ quyền biển bảo Việt Nam.
THÀNH LẬP VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN (VIDEO)
Ngày 2/7 ĐHQG-HCM tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICDE) trực thuộc ĐHQG-HCM. Tham dự buổi lễ có đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TP.HCM, đại diện Lãnh sự quán Ý, Hà Lan, Hoa Kỳ, Úc, Phần Lan, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc, cùng các đối tác, doanh nghiệp của ĐHQG-HCM. PGS.TS Nguyễn Hồng Quân được bổ nhiệm làm Viện trưởng.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng. [7][8]
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996[9].
Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Trường Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư.
Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996.[10]
Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg[11] về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, 2 khoa trực thuộc: Khoa Y, Khoa Chính trị – Hành chính và một trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre.
Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh[12]. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển Trường Đại học Việt – Đức về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Việt – Đức tiếp tục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đầu xây dựng trường[13].
Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia.[14][15][16]

1. Đại học Bách Khoa (HCMUT)
Thông tin sơ lược về trường: Đây là một trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, sở hữu diện tích lớn nhất tại TP HCM, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành.
+ Chi nhánh nội thành có quy mô 14,2 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM. Đây là cơ sở chính của trường. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành tại 497, đường Hòa Hảo, quận 10 với quy mô khoảng 1,4 ha, cách trường gần 1,5 km.
+ Chi nhánh ngoại thành (làng đại học) có quy mô 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành với quy mô gồm 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với sức chứa 12.000 chỗ, tại phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh với quận Thủ Đức, cách trường gần 1,5 km.
+ Điểm chuẩn tham khảo mỗi năm của trường trên 19 điểm.
2. Đại học Khoa học Tự nhiên (US)
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng sở hữu hai cơ sở ở nội thành (quận 5) và ngoại thành. Riêng ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức, gây ấn tượng với khuôn viên gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh xanh ngắt cho khuôn viên của trường.
Lĩnh vực chuyên đào tạo: Kỹ thuật, máy móc, công nghệ thông tin,..được đông đảo sinh viên lựa chọn là nơi nghiên cứu về ngành nghề mà mình yêu thích.
+ Chi nhánh nội thành: 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TP.HCM
+ Chi nhánh ngoại thành (làng đại học): Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM
3. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH)
Quá trình hình thành: Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngôi trường này sau nhiều quá trình từ Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở của Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và một thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn. Ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.
Lĩnh vực trường đào tạo: Nghiên cứu, củng cố và nâng cao chất lượng của nhiều ngành như Báo chí – Truyền thông, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, ngôn ngữ,..thu hút không chỉ sinh viên trong nước mà còn có sinh viên quốc tế đến đây học tập và nghiên cứu ngắn hạn.
+ Chi nhánh nội thành: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
+ Chi nhánh ngoại thành: Quảng Trường Sáng Tạo, Khu Phố 6, Thủ Đức, TP.HCM
Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Đh Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
VTC14, vtc, vtc news, tin tuc, thoi su, tin nong, news, vietnam news, hot news vnuhcm.edu.vn, vi.wikipedia.org › wiki › Đại_học_Quốc_gia_Thành_phố_Hồ_Chí_Minh, vi-vn.facebook.com › … › College & university › Đại học Quốc gia TP.HCM, www.tienland.vn › Tin tức › Tin tức dự án, tuyensinhso.vn › school › dai-hoc-quoc-gia-tphcm, www.hcmus.edu.vn › gioithieu › dhqg-hcm-va-cac-don-vi-thanh-vien, www.thongtintuyensinh.vn › Cac-truong-Dai-hoc-Hoc-vien-khu-vuc-TP-H…, hcmiu.edu.vn, đại học quốc tế – đại học quốc gia tphcm điểm chuẩn, Các trường Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM tuyển sinh 2022, Đại học Quốc gia thành phố Hồ chỉ Minh điểm chuẩn, Địa Chí Đại học Quốc gia TP HCM, Các trường thuộc Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia TP HCM có những ngành nào, Vietnam National University Ho Chi Minh City