Thông tin tuyển sinh

Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu:

1 Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt để trường đại học, cao đẳng lấy làm căn cứ xét tuyển. Điểm sàn giúp các trường xác định điểm xét tuyển dựa trên tiêu chí xét tuyển của thí sinh và điểm thi. Sau khi điểm thi trung học phổ thông quốc gia được công bố, dựa trên điểm mà thí sinh đạt được. Những năm về trước Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố điểm sàn.Nhưng trong những năm trở lại đây Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các trường tự công bố điểm sàn.Chính vì vậy mức điểm sàn ở mỗi trường là khác nhau  Đây là căn cứ mà các trường cao đẳng và đại học dựa vào việc tùy chỉnh điểm xét tuyển của trường. Các trường bắt buộc phải điều chỉnh điểm trúng truyển các ngành vượt quá điểm chuẩn do Bộ Giáo dục quy định.

Việc điều chỉnh điểm sàn có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào của trường dựa trên chỉ tiêu đăng ký, điểm thi của thí sinh, số lượng hồ sơ đăng ký vào ngành, nhóm ngành của trường. Mức điểm sàn được xem là yêu cầu để trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Điểm sàn thường được trường công bố sau khi thí sinh biết điểm thi trung học phổ thông quốc gia. Đây là cơ sở để các ứng viên điều chỉnh nguyện vọng của mình cho phù hợp. Như đã nói ở trên, mức điểm tối thiểu do Bộ GD-ĐT quy định. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT hiện chỉ quy định cơ sở đào tạo các ngành giáo dục học, y dược, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng… đào tạo đại học. Vì lý do này, các trường đào tạo các đối tượng trên phải lập phương án xét tuyển dựa trên ngưỡng điểm sàn. Đối với các ngành khác ngoài các ngành kể trên, các trường tự do xác định điểm chuẩn và quy định điểm chuẩn xét tuyển dựa trên chỉ tiêu xét tuyển và điểm bài thi của thí sinh. Không có yêu cầu trên điểm sàn.

Xem thêm: Xét tuyển đợt 2 là gì? Trường hợp và điều kiện xét tuyển đợt 2?

2. Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn, còn được gọi là “điểm xét tuyển”, là số điểm mà ứng viên phải đạt được để ghi danh vào một ngành đào tạo tại trường mà họ đăng ký nhập học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải thí sinh nào đạt điểm chuẩn đều trúng tuyển vào trường đại học mà mình đăng ký. Các trường ĐH, CĐ thường áp dụng chỉ tiêu xét tuyển kèm theo khi có nhiều thí sinh đăng ký và vượt tỷ lệ xét tuyển vào trường hoặc tổ chức các kì thi năng lực riêng. Vì vậy, có thí sinh sẽ có điểm thi bằng nhau, nhưng có thí sinh trượt do không đạt yêu cầu của tiêu chí phụ. Tùy từng trường mà tiêu chí phụ ở đây có thể là kết quả của 3 năm cấp 3 hoặc kết quả thi của một môn học cụ thể. Điểm chuẩn thường được trường công bố sau khi thí sinh hoàn thành việc điều chỉnh nguyện vọng.

Điểm sàn tiếng Anh là: Floor Score,

Điểm chuẩn tiếng Anh là: Benchmark

Xem thêm: Xét tuyển là gì? Phương thức xét tuyển phổ biến hiện nay?

Điểm sàn và điểm chuẩn khác nhau chỗ nào?

Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường đại học, cao đẳng không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành học (do trường đại học, cao đẳng quyết định). Thí sinh có điếm thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành học đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra thì sẽ không đậu vào ngành học đó và thí sinh cần phải tìm phương án khác.

Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm chuẩn xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh. Từ mức điểm sàn đã được quy định, điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn.

Ví dụ: Trường Đại học A nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (điểm sàn) với mức từ 17 điểm trở lên nhưng chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm mới thuộc diện trúng tuyển vì tại mức 19 điểm trường tuyển đủ chỉ tiêu được giao, còn mức 17 điểm thì số lượng đã vượt quá nhiều so với chỉ tiêu.

Điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch bao nhiêu?

Mặc dù điểm sàn và điểm chuẩn đều quy định về mức điểm nhưng điểm sàn là ngưỡng điểm tối thiểu để xét tuyển còn điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành. Vì vậy không thể nói chính xác sự chênh lệch giữa điểm sàn và điểm chuẩn. Tất cả đều tùy thuộc vào quy định của mỗi trường và mỗi ngành.

Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn. Đặc biệt ở các trường tốp đầu, điểm chuẩn có khi cao hơn điểm sàn rất nhiều. Ví dụ năm 2020, Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) công bố điểm sàn là 19 điểm đối với chương trình chính quy đại trà. Thế nhưng điểm chuẩn trường công bố chênh lệch điểm sàn tới 9-10 điểm như Khoa học máy tính (28 điểm), Kỹ thuật cơ điện tử (27 điểm)…

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường, do chỉ tiêu chiểu sinh lớn, mức độ cạnh tranh thấp nên điểm chuẩn có thể bằng điểm sàn. Chẳng hạn như Đại học Văn Lang thông báo điểm sàn xét học bạ đợt 1/2021 của nhiều ngành (trừ nhóm ngành sức khỏe) là 18. Và điểm chuẩn trúng tuyển xét học bạ đợt 1/2021 của các ngành này cũng bằng sàn là 18.

Theo các chuyên gia hướng nghiệp và tuyển sinh, các trường khi công bố điểm sàn xét tuyển đều căn cứ vào số lượng nguyện vọng, thứ tự nguyện vọng và điểm thi của thí sinh. Tuy vậy, nhiều trường thường đưa ra mức điểm sàn thấp hơn nhiều so với mức điểm chuẩn dự kiến để bảo đảm lượng hồ sơ dồi dào khi xác định điểm chuẩn. Thí sinh không nên thấy điểm sàn thấp mà vội đăng ký, cần tập hợp cho mình nhiều thông tin về ngành, điểm chuẩn tham khảo các năm trước ở những trường mình thích trước khi đặt bút đăng ký.

Điểm sàn chỉ mới là điều kiện cần để nộp hồ sơ xét tuyển, điểm chuẩn là điều kiện đủ để trúng tuyển đại học. Nghiên cứu điểm chuẩn của ngành/trường theo mỗi phương thức tuyển sinh trong 3 năm gần nhất thí sinh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn trong lộ trình đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Có ngành điểm chuẩn cao hơn sàn 6 – 7 điểm

Một số trường ĐH đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển các ngành ngoài khối sức khỏe và sư phạm. Mức điểm nhận hồ sơ các trường dao động trong khoảng 16 – 22. Dù điểm sàn được đưa ra khá sát với thực tế xét tuyển nhưng theo các chuyên gia, sự chênh lệch giữa điểm sàn và điểm chuẩn có nhiều mức khác nhau, tùy nhóm ngành.

Tiến sĩ Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, cho biết trường đã công bố điểm sàn xét điểm thi tốt nghiệp trong từ 18 – 20. So với điểm sàn này, điểm chuẩn trúng tuyển có thể cao hơn từ 2 – 3 điểm. Cụ thể, những ngành có điểm sàn 18, điểm chuẩn có thể 20, các ngành điểm sàn 20 điểm chuẩn có thể 22 – 23.

Riêng ngành ngôn ngữ Anh, tiến sĩ Khoa cho biết: “Điểm chuẩn ngành này sẽ cao hơn các ngành khác do mức độ quan tâm của TS, điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn từ 6 – 7 điểm. Tuy nhiên, ngành này thuộc chương trình liên kết, điểm chuẩn dự báo chỉ cao hơn sàn khoảng 2 điểm”.

Trường ĐH Quốc tế hiện gần như hoàn tất việc xác nhận nhập học với TS trúng tuyển các phương thức khác. Tuy nhiên, số TS nhập học thấp hơn dự kiến, khoảng 35% tổng chỉ tiêu. Do vậy, chỉ tiêu còn lại xét điểm thi tốt nghiệp khá nhiều, gần 65% (tương đương 1.200 chỉ tiêu ĐH chính quy và 400 chương trình liên kết). Nhưng chỉ tiêu này không đồng đều giữa các ngành, một số ngành TS đã trúng tuyển nhiều như: ngôn ngữ Anh, quản trị kinh doanh, logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, kết quả xác nhận nhập học các phương thức tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, thi đánh giá năng lực cho thấy hầu hết TS đăng ký vào khoa học máy tính (chương trình tiên tiến), nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ thông tin (chất lượng cao – CLC), hóa học, công nghệ sinh học. Các ngành, chương trình còn lại TS ít quan tâm.

Theo thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin – truyền thông trường này, có thể dự đoán điểm chuẩn ngành khoa học máy tính (chương trình tiên tiến) ở mức 26 – 28 điểm (năm ngoái 24,6 điểm); nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin 26 – 27,5 điểm (năm ngoái 25); công nghệ thông tin (CLC) 24,5 – 26 điểm (năm ngoái 23,2 điểm); công nghệ thông tin Việt – Pháp 22 – 23 điểm… Các ngành khác điểm chuẩn có thể ở mức sau: công nghệ sinh học 23,5 – 25 điểm; công nghệ sinh học CLC 20,5 – 23; hóa học 22,5 – 25; hóa học Việt – Pháp 20,5 – 22,5; công nghệ kỹ thuật hóa học 20 – 22,5; kỹ thuật hạt nhân 17,5 – 19; vật lý y khoa 18 – 20 điểm.

Cũng theo ông Quán, một số ngành TS có nhiều cơ hội trúng tuyển với điểm chuẩn dự báo ở mức 16,5 – 18 điểm như: toán học, sinh học, sinh học CLC, khoa học môi trường, công nghệ vật liệu, khoa học môi trường CLC, công nghệ kỹ thuật môi trường, khoa học vật liệu, vật lý học, địa chất học, kỹ thuật địa chất, hải dương học…

Trường ĐH Mở TP.HCM cũng đã công bố điểm sàn xét tuyển các ngành từ 16 – 19 điểm. PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết so với năm ngoái, dự đoán điểm chuẩn các ngành xét theo tổ hợp có chứa môn toán năm nay sẽ tăng nhiều hơn các tổ hợp môn khác.

Khối ngành y dược, điểm chuẩn có tăng mạnh ?

Theo dự kiến ngày 17.9 tới, cùng với khối ngành sư phạm, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng điểm sàn cho khối ngành sức khỏe.

Trước thực tế xét tuyển các phương thức khác, đại diện một số đơn vị đào tạo khối ngành này có thể đưa ra những dự báo về việc tăng điểm chuẩn.

Theo đề án tuyển sinh đã công bố, Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm nay sử dụng đồng thời 5 phương thức xét tuyển, trong đó dành 30 chỉ tiêu xét điểm thi THPT. Nhưng trước tình hình xác nhận nhập học 4 phương thức trước đó, theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Dũng, Phó trưởng khoa Y, chỉ tiêu xét điểm thi THPT còn khoảng 50% tổng chỉ tiêu.

“Cơ hội cho TS xét điểm thi THPT còn nhiều hơn dự kiến ban đầu và dự báo điểm chuẩn các ngành tăng ít nhất vài điểm so với năm ngoái”, thạc sĩ Dũng chia sẻ. Năm 2019, điểm chuẩn các ngành của khoa này ở mức 22,85 – 23,95 điểm.

Tư vấn truyền hình trực tuyến: Điểm chuẩn tăng đến đâu?

Vào 14 giờ 30 hôm nay (14.9), Báo Thanh Niên tiếp tục thực hiện chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến xét tuyển vào ĐH với chủ đề “Điểm chuẩn tăng đến đâu?”. Chương trình được phát tại các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnienYouTube Báo Thanh Niên.

Đến thời điểm này, nhiều trường ĐH đã hoàn tất xét tuyển và xác nhận nhập học các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm thi năng lực… Trước tình hình TS xác nhận nhập học các phương thức trên, đại diện các trường có thể chốt được chỉ tiêu, điểm sàn và đưa ra những dự báo điểm chuẩn các ngành theo phương thức xét điểm thi THPT.

Chương trình tư vấn hôm nay với chủ đề “Điểm chuẩn tăng đến đâu?” sẽ cung cấp tới TS những thông tin mới nhất về tuyển sinh các trường, đặc biệt là phân tích về tình hình điểm chuẩn các ngành cụ thể.

Chuyên gia tư vấn tham dự chương trình gồm: tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức; thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; thạc sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Tân Tạo; thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Bảo Hân

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ năm nay tuyển 1.480 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu dự bị dân tộc 70, xét tuyển thẳng 6, còn lại xét điểm thi tốt nghiệp. TS-BS Nguyễn Minh Phương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, dự báo điểm chuẩn các ngành của trường năm nay cao hơn năm ngoái ít nhất 1 – 1,5 điểm. Riêng ngành y khoa, điểm chuẩn có thể tăng khoảng 2 điểm so với năm 2019.

Nhận định về khả năng chênh lệch giữa điểm chuẩn so với điểm sàn, tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng dự đoán có sự khác nhau tùy ngành. Ông Quốc Anh nói: “Hiện tại điểm nhận hồ sơ là 18. Khả năng một số ngành khó tuyển như môi trường, thực phẩm, sinh học điểm chuẩn sẽ khoảng 18 hoặc cao hơn không đáng kể. Còn những ngành nhiều thí sinh quan tâm như quản trị kinh doanh, marketing, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, du lịch – nhà hàng – khách sạn…, điểm chuẩn có thể từ 21 – 24 điểm, tức tăng từ 3 – 6 điểm so với điểm sàn”.

Có lời khuyên cho TS trong lúc này, thạc sĩ Phùng Quán cho rằng năm nay điểm chuẩn sẽ chỉ tăng ở một số ngành như sư phạm, sức khỏe, nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hóa học, dịch vụ – du lịch, nhà hàng, khách sạn, quản trị kinh doanh, quan hệ quốc tế, truyền thông, kinh tế quốc tế, kinh doanh đối ngoại… Các ngành khác điểm sẽ không tăng nhiều và thậm chí nhiều ngành có TS đăng ký rất ít.

“TS được quyền thay đổi, điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 19.9 tới. Do chỉ được điều chỉnh 1 lần nên TS cần suy nghĩ cẩn thận trước khi nhấp chuột và nộp phiếu thực hiện trên nguyên tắc: ngành yêu thích nhất và trường yêu thích nhất là nguyện vọng 1, các nguyện vọng khác xếp theo thứ tự yêu thích giảm dần”, ông Quán nói.

Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì

Vì sao lại có điểm sàn: có nhiều lý do, nhưng có những trường hợp cụ thể như sau. Một bạn học sinh đăng ký vào ngành A của trường đại học B, ngành A này được tuyển chỉ tiêu lên đến 50 học sinh, nhưng chỉ có 40 học sinh đăng ký. Bạn học sinh này thi đạt có 4 điểm, nhưng vấn đậu vào ngành A này (lấy điểm từ cao xuống thấp cho đủ số lượng). Vấn đề nảy sinh chính từ đây, nhiều học sinh điểm thấp vẫn vào đại học, như vậy là hơi bị bất công và khập khiễng.

Để đảm bảo những học sinh vào đại học phải có trình độ nhất định (không quá tệ), để đảm bảo công bằng, tránh khập khiễng, và một số lý do khác nữa, bộ Giáo dục và đào tạo họp và công bố điểm sàn hàng năm. Các trường không được tuyển học sinh có điểm số thấp hơn quy định vào đại học hoặc cao đẳng.

Điểm sàn là mức điểm quy định mà bộ GD&ĐT công bố dành cho từng khối và từng bậc đào tạo. Các trường không được tuyển thí sinh vào học mà có tổng điểm thấp hơn điểm sàn của bộ.

Điểm chuẩn là điểm trúng tuyển vào từng ngành (do trường quyết định). Thí sinh có điếm thi lớn hoặc bằng điểm chuẩn sẽ trúng tuyển vào ngành đó. Nếu điểm thi mà thấp điểm hơn điểm chuẩn trường đưa ra, thì gần như là đã không đậu vào ngành đó, và thí sinh cần phải tìm phương án khác.

Điểm sàn và điểm chuẩn có ảnh hưởng gì đến bạn

Nếu điểm thi của bạn thấp hơn điểm chuẩn của trường, bạn chắc gần như đã không trúng tuyển vào trường, và hướng khác là nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào một ngành khác. Đến lúc này bạn cần để ý đến điểm sàn rồi đó, nếu điểm số của bạn mà thấp hơn điểm sàn đại học, thì chắc chắn rằng bạn không thể nộp tuyển tiếp vào hệ đại học. Còn nếu điểm số của bạn trên điểm sàn đại học, thì lúc này bạn vẫn còn cơ hội để nộp hồ sơ xin tuyển sinh nguyện vọng 2 vào hệ đại học. Tương tự cho điểm sàn cao đẳng.

Thông tin thêm:

– Nguyên tắc xác định điểm sàn đảm bảo tất cả các trường có thể tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo kết quả tuyển không quá thấp để đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng sẽ cân nhắc để số lượng thí sinh trên điểm sàn có sự cân đối giữa các khu vực, giữa các loại hình trường.

– Thực hiện các nguyên tắc này, thông thường mức điểm được xác định sao cho đảm bảo nguồn tuyển trung bình cả 4 khối A, B, C, D khoảng 200%. Tức là số thí sinh trên điểm sàn sẽ gấp đôi tổng chỉ tiêu tuyển sinh.

-/-

1. Thế nào là điểm sàn và điểm chuẩn?

(1) Điểm sàn là gì?

Điểm sàn được hiểu là ngưỡng điểm tối thiểu mà thí sinh phải đạt được để các trường Đại học, Cao đẳng làm cơ sở xét tuyển sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay chỉ quy định mức điểm sàn với một số ngành đào tạo như giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng – hàm – mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng,… đào tạo trình độ đại học.

Do đó, những trường tham gia đào tạo những ngành này phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Với những nhóm ngành khác, các trường hoàn toàn có thể tự xác định và công bố điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển và điểm thi của thí sinh.

(2) Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn là mức điểm tối thiểu mà thí sinh cần đạt để có đủ điều kiện trúng tuyển vào trường, ngành học mình đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, ở một số trường đại học có số lượng thí sinh đăng ký lớn vượt quá chỉ tiêu sẽ áp dụng các tiêu chí phụ để xét các thí sinh có điểm thi bằng đúng với điểm chuẩn và ở cuối danh sách xét tuyển.

Thông thường, các trường sẽ công bố điểm chuẩn sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng.

Phân biệt điểm sàn và điểm chuẩn (Hình từ Internet)

2. Phân biệt điểm sàn và điểm chuẩn

Điểm sàn và điểm chuẩn có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí như sau:

– Về thời điểm công bố:

+ Điểm sàn sẽ công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh;

+ Điểm chuẩn được các trường công bố sau khi đã kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

– Về tính chất:

+ Điểm sàn mang tính tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

+ Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đã đăng ký.

– Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn.

3. Điểm sàn và điểm chuẩn ảnh hưởng thế nào đối với thí sinh?

Các trường sẽ lựa chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng phù hợp.

Không thể đưa ra chính xác được con số chênh lệch giữa điểm sàn và điểm chuẩn bởi vì tùy vào độ hot của trường mà mức điểm chuẩn và điểm sàn chênh lệch với nhau. Với những trường top đầu thì điểm chênh lệch giữa điểm chuẩn và điểm sàn khá lớn, có khi lên tới 6 đến 7 điểm. Ngược lại cũng có trường chỉ chênh lệch 1 đến 2 điểm, thậm chí còn bằng điểm sàn.

Có thể nói, các trường khi công bố điểm sàn xét tuyển đều căn cứ vào số lượng nguyện vọng, thứ tự thực hiện nguyện vọng và điểm thi của thí sinh. Tuy vậy, nhiều trường đưa ra điểm sàn khá thấp, thấp hơn nhiều so với mức điểm chuẩn dự kiến để đảm bảo hồ sơ.

Thí sinh cần theo dõi diễn biến của từng trường và ngành mình đăng ký trước khi nộp hồ sơ. Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì thí sinh càng có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển hợp lý.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.

Điểm sàn là gì?

Điểm sàn là mức điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh, để biết mình có đủ điều kiện để đăng ký nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng đó hay không. Điểm sàn còn được gọi là điểm xét tuyển đầu vào của trường, do vậy mà điểm sàn không phải là điểm trúng tuyển để quyết định đỗ vào trường.

Điểm sàn và điểm chuẩn dùng để xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng

Trước khi xét tuyển vào trường nào thì các thí sinh phải đảm bảo điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 hoặc có thể nộp hồ sơ xét tuyển với các nguyện vọng còn lại.

Theo quy định tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây thì điểm sàn vào các trường Đại học sẽ được duyệt theo số chỉ tiêu cho tới khi đủ chỉ tiêu. Đối với khối ngành sư phạm và Y Dược thì sẽ có quy định riêng về điểm sàn. Sau đó thì các trường mới có quy định về điểm chuẩn riêng vào từng trường.

>>> Bạn có thể tìm hiểu về Cách tính điểm xét học bạ THPT năm 2022 chi tiết nhất

Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn còn được gọi là điểm trúng tuyển. Là mức điểm các thí sinh cần phải đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành học của trường mà mình đăng ký xét tuyển. Điểm này được các trường Đại học đề ra theo căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh hợp lệ đối với các ngành đang đào tạo tại trường. Theo đó thì nhà trường sẽ quy định về điểm chuẩn vào từng ngành và sẽ công bố khi nhận được kết quả thi tuyển sinh THPTQG và dựa vào Nguyện vọng của các thí sinh.

Theo đó, tùy vào mỗi ngành của các trường Đại học, Cao đẳng giống hoặc khác nhau. Theo đó thì có trường cũng sẽ có một mức điểm tuyển sinh khác nhau đối với từng ngành.

Nếu điểm thi THPT Quốc gia của thí sinh lớn hơn mức điểm của trường đưa ra thì xin chúc mừng các em đã trúng tuyển vào ngành học đăng ký. Trường hợp không đủ điểm thì các em hãy xem xét lựa chọn đăng ký nguyện vọng 2 phù hợp với bản thân nhé.

>>> Điểm xét tốt nghiệp rất quan trọng với các thí sinh vừa thi THPT xong. Vậy điểm đó được tính như thế nào? Hãy tìm hiểu Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2022 chuẩn xác nhé.

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu

thuvienphapluat.vn › phap-luat › diem-san-va-diem-chuan-chenh-lech-nha…, thidaihoc.vn › diem-san-va-diem-chuan-chenh-lech-bao-nhieu, thanhnien.vn › Giáo dục, duytan.edu.vn › tuyen-sinh › Page › ArticleViewDetail, huongnghiepviet.com › TIN BÀI, zingnews.vn › Giáo dục, nhanlucnganhluat.vn › tin-tuc › phan-biet-diem-san-va-diem-chuan, tuoitre.vn › diem-san-thap-co-khi-diem-chuan-cao-can-trong-khi-lua-chon…, caodangyduochochiminh.vn › diem-san-va-diem-chuan-c59656

Ngoài những thông tin về chủ đề Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Điểm Sàn Và Điểm Chuẩn Chênh Lệch Bao Nhiêu trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button