Giải Phương Trình Hóa Học – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Giải Phương Trình Hóa Học đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Giải Phương Trình Hóa Học trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Cân bằng phương trình hóa học là gì?
Cân bằng phương trình hóa học chính là trạng thái phản ứng thuận nghịch mà ở đó trong cùng thời gian có bao nhiêu các phân tử được hình thành từ chất ban đầu thì sẽ có bấy nhiêu phân tử chất phản ứng với nhau tạo thành chất ban đầu.
2. Cách cân bằng phương trình hóa học
2.1. Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số
Bài tập cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp đại số là phương pháp cân bằng bằng hệ phương trình.
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng của chất ở bên PT là các biến chưa xác định a,b,c,… ta được:
Bước 2: Dựa vào tính chất bảo toàn nguyên tố ta có:
Fe: a mol
S: 2a mol
H: b + c mol
Cl: c mol
N: b mol
O: 3b mol
Bước 3: Sau đó ta được phương trình và cân bằng phương trình hóa học.
Bước 4: Ta có phương trình cân bằng hoàn chỉnh.
Ví dụ:
2.2. Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp chẵn – lẻ
Để cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp chẵn lẻ ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xét các chất trước, sau phản ứng để tìm nguyên tố có số nguyên tử trong 1 số CT hóa học là số chẵn còn ở CT khác là số lẻ.
Bước 2: Đặt hệ số 2 trước CT có nguyên tử lẻ để làm chẵn nguyên tử của nguyên tố.
Bước 3: Tìm các hệ số còn lại để có thể hoàn thành phương trình.
Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học sau: Fe + O2 → Fe2O3
Bước 1:
Vế trái số nguyên tử Fe lẻ còn bên phải thì chẵn nên nhận Fe ở vế trái lên 2. Còn oxi ở vế trái thì chẵn, vế phải thì lẻ, nên ta sẽ nhân 2 cho số nguyên tử oxi ở vế phải.
2Fe + O2 → 2Fe2O3
Bước 2: Đến đây số nguyên tử của 2 đều đã chẵn, ta chỉ cần cân bằng lại cho số nguyên tử của 2 bên bằng nhau.
Bước 3: Ta có phương trình cân bằng: 4Fe + 3O2 = 2Fe2O3
2.3. Cân bằng phương trình hóa học bằng phương pháp thăng bằng electron
Để thực hiện cân bằng phương trình hóa học bằng electron ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định số oxi hoá các nguyên tố thay đổi số oxi hoá
Bước 2. Viết PT oxi hoá và quá trình khử sau đó cân bằng mỗi quá trình:
+ Dấu dương e bên có số oxi hoá lớn.
+ Số e bằng số oxi hoá lớn trừ số oxi hoá bé.
+ Nhân cả quá trình với chỉ số nguyên tố thay đổi số oxi hoá.
Bước 3. Tìm hệ số thích hợp để có tổng số e cho bằng số e nhận:
+ Tìm bội chung nhỏ nhất của e nhường, nhận.
+ Lấy bội chung nhỏ nhất chia e ở từng quá trình tìm hệ số.
Bước 4. Đặt hệ số chất oxi hoá, chất khử vào sơ đồ phản ứng sau đó kiểm tra lại.
Ví dụ: Cân bằng phương trình sau: P + O2 → P2O5
2.4. Cân bằng phương trình hóa học theo nguyên tố tiêu biểu
Cách cân bằng phương trình hóa học đơn giản nhất cân bằng theo nguyên tố tiêu biểu và thức hiện qua 3 bước:
Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu.
Bước 2: Thực hiện cân bằng nguyên tố tiêu biểu.
Bước 3: Cân bằng nguyên tố khác theo nguyên tố ban đầu.
Ví dụ: Cân bằng phản ứng KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Bước 1: Chọn nguyên tố tiêu biểu: O
Bước 2: Cân bằng nguyên tố tiêu biểu: KMnO4 –> 4H2O
Bước 3: Tiếp tục tiến hành cân bằng các nguyên tố khác:
+ Theo nguyên tố H: 4H2O → 8HCl
+ Theo nguyên tố Cl: 8HCl → KCl + MnCl2 + 5/2 Cl2
Ta có:
KMnO4 + 8HCl → KCl + MnCl2 + 52Cl2 + 4H2O
Nhân tất cả hệ số với mẫu số chung ta được:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCL2 + $frac{5}{2}$CL2 + 8H2O2
2.5. Cân bằng phương trình hóa học dựa trên nguyên tố chung nhất
Là việc lựa chọn nguyên tố có chứa nhiều hợp chất nhất trong phản ứng để bắt đầu cân bằng các phân tử.
Ví dụ: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Nguyên tố oxi có mặt nhiều nhất, vế trái có 3 nguyên tử, vế phải có 8. Bội số chung nhỏ nhất của 8,3 là 24, suy ra hệ số HNO3 là 24/3 = 8
-
8HNO3 → 4H2O → 2NO
-
3Cu(NO3)2 –> 3Cu
PT được cân bằng là:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2.6. Cân bằng phương trình hóa học theo phản ứng cháy chất hữu cơ
a. Phản ứng cháy của hidrocacbon:
Thực hiện cân bằng phương trình hóa học hữu cơ theo trình tự sau:
– Cân bằng H ta lấy số nguyên tử H của hidrocacbon chia 2, nếu ra kết quả kẻ thì nhân với phân tử hidrocacbon, nếu chẵn để nguyên.
– Cân bằng nguyên tử C.
– Cân bằng nguyên tử O.
b. Phản ứng cháy khi hợp chất chứa O.
– Cân bằng theo các bước sau:
– Cân bằng nguyên tử C.
– Cân bằng nguyên tử H.
– Cân bằng nguyên tử O bằng cách tính ra số nguyên tử O ở vế phải sau đó trừ đi số nguyên tử O trong hợp chất. Kết quả thu được thì chia đôi để ra hệ số của O2. Nếu hệ số lẻ thì nhân đôi hai vế PT rồi khử mẫu.
Câu trả lời này có hữu ích không?
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là :
Câu 2:
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là :
Câu 3:
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là:
Câu 4:
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là :
Phương trình hóa học là gì?
Như chúng ta đã biết, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên (bằng nhau). Dựa vào đây và công thức hóa học ta sẽ dễ dàng lập được phương trình hóa học để biểu diễn phản ứng hóa học đó.
Trước khi đi tìm hiểu cụ thể khái niệm phương trình hóa học/ từ điển phương trình hóa học, chúng ta hãy xem xét một ví dụ điển hình được nêu trong sách giáo khoa Hóa học về phản ứng của khí hidro và oxi tạo ra nước.
Ta có phương trình bằng chữ như sau: Khí hidro + khí oxi → Nước
Khi thay tên các chất bằng công thức hóa học (CTHH) ta được sơ đồ phản ứng ứng hóa học như sau: H2 + O2 → H2O
Quan sát CTHH trên ta thấy, số nguyên tử O bên trái nhiều hơn bên phải là 2. Vì vậy, ta đặt hệ số 2 trước H2O. Lúc này, ta có: H2 + O2 → 2H2O
Sau khi đặt số 2 trước H2O thì số nguyên tử H ở bên trái là 4, nhiều hơn bên phải là 2 nguyên tử H. Vì vậy, ta sẽ đặt thêm hệ số 2 trước H2 ở bên phải.
Phương trình hóa học lúc này là:
2H2 + O2 → 2H2O
Như vậy, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau với phương trình hóa học đã cân bằng ở trên.
Kết luận: Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Trong phương trình hóa học, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng giữ nguyên.
Phương trình hóa học biểu diễn gì? Từ định nghĩa này ta có thể rút ra suy luận, phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữ các chất/ từng cặp chất trong phản ứng và tỉ lệ này bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
Có mấy bước lập phương trình hóa học?
Lập phương trình hóa học và cân bằng phương trình hóa học là nội dung quan trọng trong chương trình học môn Hóa và có trong nhiều đề kiểm tra ở bậc THCS.
Để lập phương trình hóa học chính xác, các bạn hãy chú ý 3 bước sau:
-
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng.
-
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
-
Bước 3: Viết phương trình hóa học.
Ví dụ: Viết phương trình hóa học khi đốt sắt trong không khí.
Bước 1: Ta có sơ đồ phản ứng: Fe + O2 → Fe3O4
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
Ta thấy rằng, số nguyên tử Fe và O đều không bằng nhau. Cả nguyên tố sắt và oxi đều có số nguyên tử nhiều hơn. Để cân bằng số nguyên tử O, ta thêm hệ số 2 trước O2. Để cân bằng số nguyên tử sắt ta thêm hệ số 3 trước Fe.
Bước 3: Viết phương trình hóa học
Dựa vào hệ số cân bằng ở trên ta xác định được phương trình:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Phương trình hóa học là gì?
Hiểu một cách đơn giản, phương trình hoá học là những phương trình biểu diễn phản ứng hóa học hay sự phản ứng giữa các chất hoặc hợp chất với nhau. Trong một phương trình hoá học sẽ bao gồm các chất tham gia, chất xúc tác và các chất được tạo thành khi phản ứng kết thúc.
Dựa vào phương trình hoá học các em có thể nhận biết được tỷ lệ về số nguyên tử và phân tử của các chất hay cặp chất tham gia vào phản ứng hoá học cũng như giữa các chất hay cặp chất tạo thành.
>>> Xem thêm: Nguyên Tố Hóa Học Là Gì? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học
Cách lập phương trình hóa học
Để có thể viết phương trình hoá học hoàn chỉnh, các em cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng: Thực hiện viết sơ đồ phản ứng với các chất tham gia, chất xúc tác, điều kiện phản ứng (điều kiện tiêu chuẩn hay điều kiện thường, nhiệt độ là bao nhiêu,…) và cuối cùng là các chất tạo thành dưới dạng công thức hoá học đúng của chúng.
- Bước 2: Cân bằng phương trình hóa học: Thực hiện cân bằng tỷ lệ số nguyên tử hay phân tử các cặp chất tham gia và sản phẩm sao cho hoàn chỉnh nhất, đảm bảo đúng định luật bảo toàn.
- Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học: Hoàn thiện phương trình hoá học mô tả phản ứng.
Các quy tắc cần nhớ khi lập phương trình hóa học
Để có thể lập phương trình hoá học một cách chuẩn xác, các em cần đặc biệt lưu ý các quy tắc dưới đây:
- Các chất tham gia sẽ luôn nằm ở vế trái của phương trình. Ngược lại, các chất tạo thành sẽ nằm ở phía còn lại. Mũi tên trong phương trình hoá học thường đi theo chiều từ trái sang phải (trừ trường hợp phản ứng thuận nghịch sẽ bao gồm hai mũi tên ngược hướng nhau).
- Ta chỉ được phép thêm hệ số nguyên dương hoặc biểu thức đại số có hằng số hay tham số là số nguyên dương vào phương trình, tuyệt đối không thể thay đổi công thức hoá học của các chất.
- Nếu hệ số cần thêm trong phương trình là 1 thì không cần viết thêm hệ số ở phía trước chất tham gia hoặc chất thành phẩm..
>>> Xem thêm: Bảng Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8 Thường Gặp Và Bài Ca Hóa Trị
Bài tập áp dụng
Bài 1 Trang 57 SGK Hóa 8
a. Phương trình hóa học biểu diễn gì và gồm công thức hóa học của những chất nào?
b. Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học của phản ứng ở điểm nào?
c. Nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.
Lời giải:
a. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học bao gồm công thức hóa học của chất tham gia phản ứng và chất sản phẩm tạo thành.
b. Sơ đồ của phản ứng khác với phương trình hóa học ở điểm là chưa cân bằng nguyên tử. Trong một số trường hợp, sơ đồ của phản ứng cũng là phương trình hóa học.
c. Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử và phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Bài 2 Trang 57 SGK Hóa 8
Cho 2 sơ đồ phản ứng dưới đây. Hãy lập phương trình hoá học và nêu rõ tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng:
a. Na + O2 → Na2O
b. P2O5 + H2O → H3PO4
Lời giải:
a. Phương trình phản ứng: 4Na + O2 → 2Na2O
Tỷ lệ số nguyên tử Na : số phân tử Oxi : số phân tử 2Na2O là 4 : 1 : 2.
b. Phương trình phản ứng: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tỷ lệ số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là 1 : 3 : 2.
Bài 3 Trang 57 SGK Hóa 8
Yêu cầu tương tự như bài tập 2 theo sơ đồ của các phản ứng sau:
a. HgO → Hg + O2.
b. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Lời giải:
a. Phương trình phản ứng: 2HgO → 2Hg + O2
Tỷ lệ số phân tử HgO : số nguyên tử Hg : số phân tử O2 là 2 : 2 : 1.
b. Phương trình phản ứng: 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Tỷ lệ số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O là 2 : 1 : 3.
Bài 4 Trang 57 SGK Hóa 8
Cho sơ đồ phản ứng: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + NaCl.
a. Lập phương trình hoá học của phản ứng
b. Nêu tỷ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tuỳ chọn)
Lời giải:
a. Phương trình phản ứng: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
b. Tỷ lệ phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng:
- Tỷ lệ số phân tử Na2CO3 : số phân tử CaCl2 = 1 : 1
- Tỷ lệ số phân tử CaCO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2
- Tỷ lệ số phân tử Na2CO3 : số phân tử NaCl = 1 : 2
- Tỷ lệ số phân tử CaCl2: Số phân tử CaCO3 = 1 : 1
Bài 5 Trang 57 SGK Hóa 8
Biết rằng kim loại magie (Mg) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra khí hiđro (H2) và chất magie sunfat (MgSO4).
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng
Lời giải:
a. Phương trình phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b.
Tỷ lệ số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 là 1 : 1.
Tỷ lệ số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 là 1 : 1.
Tỷ lệ số nguyên tử Mg : số phân tử H2 là 1 : 1.
Bài 6 Trang 57 SGK Hóa 8
Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5.
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử P lần lượt với số phân tử của hai chất khác trong phản ứng.
Lời giải:
a. Phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5
b. Tỷ lệ số nguyên tử P : số phân tử oxi : số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2.
Bài 7 Trang 57 SGK Hóa 8
Hãy chọn hệ số và công thức hóa học và thích hợp đặt vào những chỗ có dấu hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a. ?Cu + ? → 2CuO
b. Zn + ?HCl → ZnCl2 + H2
c. CaO + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + ?
Lời giải:
a. 2Cu + O2 → 2CuO
b. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
c. CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O.
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây tổng hợp các kiến thức liên quan đến phương trình hoá học, cách lập phương trình và bài tập ứng dụng mà Marathon Education đã chia sẻ đến các em. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích thật nhiều cho các em trong suốt quá trình học tập và ôn luyện môn Hóa.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Bài 16: Phương trình hóa học
Video Giải bài tập Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Để học tốt môn Hóa học 8, phần này giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa Hóa học 8 được biên soạn bám sát theo nội dung sách Hóa học 8.
Quảng cáo
-
Bài 1 (trang 57 SGK Hóa 8): a) Phương trình hóa học biểu diễn gì, gồm công thức …
Xem lời giải
-
Bài 2 (trang 57 SGK Hóa 8): Cho sơ đồ của các phản ứng sau …
Xem lời giải
-
Bài 3 (trang 58 SGK Hóa 8): Yêu cầu làm như bài tập 2 theo sơ đồ …
Xem lời giải
Quảng cáo
-
Bài 4 (trang 58 SGK Hóa 8): Cho sơ đồ phản ứng sau: …
Xem lời giải
-
Bài 5 (trang 58 SGK Hóa 8): Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với …
Xem lời giải
-
Bài 6 (trang 58 SGK Hóa 8): Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí …
Xem lời giải
-
Bài 7 (trang 58 SGK Hóa 8): Hãy chọn hệ số và công thức hóa học …
Xem lời giải
-
Lý thuyết Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học
Xem chi tiết
-
Trắc nghiệm Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học (có đáp án)
Xem chi tiết
Bài giảng: Bài 16: Phương trình hóa học – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Quảng cáo
Các bài Giải bài tập Hóa học 8, Để học tốt Hóa học 8 Chương 2 khác:
- Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng
- Bài 17: Bài luyện tập 3
- Bài 18: Mol
- Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
- Bài 20: Tỉ khối của chất khí
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học lớp 8 hay khác:
- Video Giải bài tập Hóa 8
- Giải sách bài tập Hóa 8
- Giải vở bài tập Hóa 8
- Lý thuyết & 400 Bài tập Hóa học 8 (có đáp án)
- Top 70 Đề thi Hóa học 8 có đáp án
Săn SALE shopee tháng 7:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GIA SƯ DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại / . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Giải bài tập Hóa học lớp 8 | Để học tốt Hóa học lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Hóa học 8 và Để học tốt Hóa học 8 và bám sát nội dung sgk Hóa học lớp 8.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. Định nghĩa
– Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.
Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:
Khí hiđro + khí oxi → nước
– Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:
H2 + O2 —> H2O
– Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 —> H2O thì
+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O
=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O
– Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:
+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H
– Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O
+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O
=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau
Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}to 2{{H}_{2}}O$
II. Các bước lập phương trình hóa họ
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.
Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.
Chú ý:
– Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 (đúng) chuyển thành 6O (sai)
– Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe (đúng), không viết là 2Al, 3Fe
– Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit (P2O5)
Hướng dẫn:
Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 —> P2O5
Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:
P + O2 —> 2P2O5
Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp
Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5
III. Ý nghĩa phương trình hóa học
– Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.
Ví dụ: Trong phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5
Tỉ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2
Sơ đồ tư duy: Phương trình hóa học
Bài 1 trang 57 SGK Hóa học 8Phương trình hóa học biểu diễn gì…
Bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8Giải bài 2 trang 57 SGK Hóa học 8. Cho sơ đồ của các phản ứng sau:
Bài 3 trang 58 SGK Hóa học 8Yêu cầu như bài 2, theo sơ đồ của các phản ứng sau:
Bài 4 trang 58 SGK Hóa học 8Cho sơ đồ phản ứng sau:
Bài 5 trang 58 SGK Hóa học 8Biết rằng kim loại magie…
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 8 – Xem ngay
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Cách lập phương trình hóa học
Phương trình hóa học là phương trình đại diện cho các phản ứng hóa học. Để lập phương trình hóa học chính xác nhất, cần phải thực hiện theo 3 bước dưới đây:
- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng dưới hình thức công thức hóa học;
- Bước 2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng nhau;
- Dùng phương pháp Bội Chung Nhỏ Nhất để đặt hệ số, cụ thể như sau:
- Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở 2 vế bằng nhau và số nguyên tử nhiều nhất;
- Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở cả 2 vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì kết quả nhận được chính là hệ số.
- Khi cân bằng không được đổi các chỉ số nguyên tử trong công thức hóa học.
- Bước 3: Hoàn thành phương trình.
Trên đây là những bước cơ bản để viết phương trình hóa học. Tuy nhiên, nếu chỉ biết như vậy thôi thì vẫn chưa đủ mà còn cần phải biết cách cân bằng phương trình.
>> Đăng ký học thử miễn phí môn Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12
Phương pháp cân bằng phương trình phản ứng
Phương pháp số 1: Chẵn – Lẻ
Cụ thể là chúng ta sẽ thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của chính nguyên tố đó.
Ví dụ minh họa: Có phương trình phản ứng sau:
- Al + HCl → AlCl3 + H2
Theo nội dung của phương pháp chẵn lẻ:
- Thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 thì số nguyên tử của Cl sẽ chẵn => Al + HCl → 2AlCl3 + H2
- Lúc này vế phải có 6 nguyên tử Cl trong 2AlCl3 nên vế bên trái phải thêm số 6 vào nguyên tử HCl. => Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
- Tiếp đó, vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3 nên vế bên trái cũng phải thêm 2 để được 2Al => 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2;
- Vế trái lúc này đã có 6 nguyên tử H trong 6HCl nên bên vế phải ta phải thêm hệ số 3 vào H2 => 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Các phương trình hóa học đơn giản của lớp 8 có thể áp dụng phương pháp này một cách dễ dàng.
Phương pháp số 2: Đại số
Phương pháp đại số
- Bước 1: Đưa hệ số có chứa các ký tự a, b, c, d, e, f…. vào trước các công thức hóa học ở cả 2 vế của phương trình phản ứng;
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của cả 2 vế bằng một hệ phương trình có chứa các hợp thức a, b, c, d, e, f,…
- Bước 3: Xác định các hệ số bằng cách giải hệ phương trình vừa lập ra;
- Bước 4: Đưa các hệ số vừa tìm được vào phương trình để hoàn tất phản ứng.
- Phương pháp đại số phù hợp với những phương trình hóa học 8 nâng cao. Có thể xem ví dụ minh họa dưới đây để hiểu rõ hơn.
Ví dụ minh họa:
Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)
- Bước 1: Đưa hệ số có chứa các ký tự a, b, c, d, e, f…. vào trước các công thức hóa học ở cả 2 vế của phương trình phản ứng.
=> aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O
- Bước 2: Viết hệ phương trình căn cứ vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất tham gia và các chất được tạo thành. Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử của nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau.
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
- Bước 3: Giải hệ phương trình vừa lập
PT (3) => e = b = 1
PT (1), (2), (4) => c = a = d = ½ => c = a = d = 1; e = b =2
- Bước 4: Thêm các hệ số vừa tìm được vào phương trình, ta sẽ được phương trình hoàn thiện => Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
>> Bật mí cách đánh bay nỗi sợ môn Hóa học – Toppy
Phương pháp số 3: Dùng từ điển phương trình hóa học
Đây là một ứng dụng giúp cho việc học và giải quyết các dạng bài hóa 8 phương trình hóa học. Chỉ cần nhập chất tham gia, chất sản phẩm vào, phần mềm sẽ tự động tìm kiếm các phương trình phù hợp với các chất đó.
I. Tổng quan phương trình hóa học
1. Phương trình hóa học là gì?
Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
(Phản ứng hóa học là quá trình gây biến đổi từ một tập hợp chất hóa học này thành một tập hợp chất hóa học khác, phản ứng hóa học xảy ra khi có những điều kiện thích hợp).
Trong phương trình hóa học, các chất sẽ được biểu diễn dưới dạng kí hiệu hóa học của chất đó. Chất ở bên trái mũi tên là chất tham gia và chất bên phải mũi tên là chất sản phẩm.
Ví dụ: Hidro + Oxi -> Nước
(H_2 + O_2 rightarrow H_2O)
Chất tham gia: (H_2; O_2)
Chất sản phẩm: (H_2O)
Cân bằng phương trình hóa học
2. Ý nghĩa phương trình hóa học
-
Biểu diễn ngắn gọn các phản ứng hóa học
-
Cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất và giữa các cặp chất trong phản ứng hóa học. Tỉ lệ này bằng tỉ lệ hệ số giữa các chất trong phương trình hóa học.
3. Các bước lập phương trình hóa học
Để lập phương trình hóa học, các bạn cần làm lần lượt 3 bước sau:
-
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm kí hiệu hóa học của các chất tham gia và các chất sản phẩm)
-
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, tìm số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất sản phẩm phải bằng nhau.
-
Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học.
4. Cách cân bằng phương trình hóa học
Cân bằng phương trình hóa học là sự cân bằng về số lượng nguyên tố của các chất trong hai vế của 1 phản ứng hóa học.
4.1. Phương pháp nguyên tử nguyên tố
Đây là phương pháp đơn giản nhất.
Cân bằng theo cách này, ta sẽ viết các đơn chất khí dưới dạng nguyên tử riêng biệt.
Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học: (P_2 + O_5 rightarrow P_2O_5)
Để tạo thành 1 phân tử (P_2O_5), ta cần 2 phân tử P và 5 phân tử O.
=> Ta được phương trình:
(2P + dfrac{5}{2} O_2 rightarrow P_2O_5)
Nhân các phân số với mẫu số chung nhỏ nhất (ở phương trình này là 2) ta sẽ được phương trình hóa học cuối cùng:
(P + 5O_2 rightarrow P_2O_5)
4.2. Phương pháp hóa trị tác dụng
Hóa trị tác dụng là số hóa trị của các nhóm nguyên tử hay nguyên tử của các nguyên tố có trong Phản ứng hóa học.
Các bước cân bằng với phương pháp này:
-
Bước 1: Xác định hóa trị tác dụng
(BaCl_2 + Fe_2(SO_4)_3 rightarrow BaSO_4 + FeCl_3)
Hóa trị tác dụng lần lượt của phương trình trên từ trái qua phải là:
I – II – III – I – I – I – III – II
-
Bước 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của các hóa trị tác dụng
Bội số chung nhỏ nhất của (I,II,III) là 6.
-
Bước 3: Lấy bội số chung nhỏ nhất chia cho các hóa trị ta sẽ được hệ số sau:
6 : 1 = 6
6: 2 = 3
6: 3 =2
-
Bước 4: Thay vào phương trình phản ứng
4.3. Phương pháp chẵn – lẻ
Dựa vào nguyên tắc: Sau khi cân bằng, số nguyên tử của nguyên tố ở chất tham gia phải bằng số nguyên tử của nguyên tố ở chất sản phẩm. Vậy nên nếu số nguyên tử của một nguyên tố ở 1 vế là số chẵn, thì nó cũng sẽ phải là số chẵn ở vế còn lại. Nên nếu số nguyên tử của nguyên tố còn lẻ, thì phải nhân đôi
Thí dụ: (FeS_2 + O_2 rightarrow Fe_2O_3 + SO_2)
-
Ở vế trái, số nguyên tử (O_2) là chẵn
-
Ở vế phải, số nguyên tử (O_2) trong (SO_2) là chẵn, nhưng số nguyên tử trong (Fe_2O_3) lại là lẻ. => Phải nhân đôi. Sau đó, ta cân bằng các hệ số còn lại
(2Fe_2O_3 rightarrow 4FeS_2 rightarrow 8SO_2 rightarrow 11O_2)
Phương trình được cân bằng:
(4FeS_2 + 11O_2 rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2)
4.4. Cân bằng dựa vào nguyên tố chung nhất
Với phương pháp này, ta sẽ lựa chọn nguyên tố có mặt ở nhiều chất nhất trong phản ứng.
Ví dụ: (Cu + HNO_3 rightarrow Cu(NO_3)_2 + NO + H_2O)
Nhận thấy, oxi là nguyên tố có mặt nhiều nhất trong phương trình phản ứng.
-
Vế phải có 8 oxi, vế phải có 3 oxi.
-
BSCNN của 3 và 8 là 24
=> Ghi 8 vào trước HNO3. Ta có:
(8HNO_3 rightarrow 4H_2O rightarrow 2NO)
Phương trình hóa học sau khi được cân bằng:
(3Cu + 8HNO_3 rightarrow 3Cu(NO_3)_2 + 2NO + 4H_2O)
4.5. Cân bằng theo phương pháp đại số
-
Dựa theo nguyên tắc: Số nguyên tử của các nguyên tử ở 2 vế phải bằng nhau.
Các bước làm:
-
Bước 1: Điền các hệ số a,b,c,d,e,… vào trước các chất trong phản ứng.
Ví dụ: (aFeS_2 +bO_2 rightarrow cFe_2O_3 + dSO_2)
-
Bước 2: Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng nguyên tố và tạo ra 1 phương trình đại số.
Fe: a = 2c
S: 2a = d
O: 2b = 3c + 2d.
Giải hệ phương trình gồm 3 phương trình trên.
Chọn c = 1 => a = 2, d = 4 và b =11/2.
Nhân các hệ số với 2, ta được phương trình cân bằng:
(4FeS_2 + 11O_2 rightarrow 2Fe_2O_3 + 8SO_2)
I. Lập phương trình hóa học 8
Phương trình hóa học thể hiện phản ứng hóa học. Vậy làm thế nào để lập phương trình hóa học một cách chính xác nhất. Các phương pháp hữu hiệu dưới đây sẽ giúp các em giải quyết các bài tập về lập phương trình hóa học từ cơ bản đến nâng caao một cách dễ dàng.
II. Cách lập phương trình hóa học
B1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hóa học.
B2: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
B3: Hoàn thành phương trình.
Chú ý:
Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:
Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).
Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.
III. Các phương pháp lập phương trình hóa học cụ thể
1. Phương pháp “chẵn – lẻ”: thêm hệ số vào trước chất có chỉ số lẻ để làm chẵn số nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ 1: Cân bằng phương trình hóa học sau: Al + HCl → AlCl3 + H2
Hướng dẫn cân bằng phương trình
- Ta chỉ việc thêm hệ số 2 vào trước AlCl3 để cho số nguyên tử Cl chẵn. Khi đó, vế phải có 6 nguyên tử
Cl trong 2AlCl3, nên vế trái thêm hệ số 6 trước HCl.
Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
- Vế phải có 2 nguyên tử Al trong 2AlCl3, vế trái ta thêm hệ số 2 trước Al.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + H2
- Vế trái có 6 nguyên tử H trong 6HCl, nên vế phải ta thêm hệ số 3 trước H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Ví dụ 2: KClO3 → KCl + O2
Hướng dẫn cân bằng phương trình
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 là số chẵn và trong KClO3 là số lẻ nên đặt hệ số 2 trước công thức KClO3.
2KClO3 → KCl + O2
Tiếp theo cân bằng số nguyên tử K và Cl, đặt hệ số 2 trước KCl.
2KClO3 → 2KCl + O2
Cuối cùng cân bằng số nguyên tử oxi nên đặt hệ số 3 trước O2.
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Ví dụ 3: Cân bằng phương trình phản ứng sau: P + O2 → P2O5
Hướng dẫn cân bằng phương trình
- Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
P + O2 → P2O5
- Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên từ
Vế trái: 1 nguyên tử P, 2 nguyên tử O
Vế phải: 2 nguyên tử P, 5 nguyên tử O
Làm chẵn số nguyên tử O là nguyên tố có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nguyên tử O ở hai vế, thêm hệ số 5 vào O2 và hệ số 2 vào P2O5 ta được:
P + O2 ——-→ 2P2O5
Cân bằng số nguyên tử P haii vế, thêm hệ số 4 vào P ta được
4P + 5O2 ——-→ 2P2O5
- Bước 3. Viết phương trình hóa học
4P + 5O2 → 2P2O5
Ví dụ 4: Thiết lập phương trình hóa học của phản ứng sau:
Al2(SO4)3 + BaCl2 → BaSO4 + AlCl3
Hướng dẫn cân bằng phương trình
Bước 1: Thiết lập sơ đồ phản ứng
Al2(SO4)3 + BaCl2 ——-→ BaSO4 + AlCl3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của nguyên tố/nhóm nguyên tử
Vế trái: 2 nguyên tử Al. 3 nhóm SO4, 1 nguyên tử Ba, 2 nguyên tử Cl
Vế phải: 1 nguyên tử Al, 1 nhóm SO4, 1 nguyên tử B, 3 nguyên tử Cl
Làm chẵn số nhóm SO4 là nhóm có nhiều nhất ở vế trái phản ứng, cân bằng số nhóm SO4 hai vế, thêm hệ số 3 vào BaSO4 ta được.
Al2(SO4)3 + BaCl2 ——-→ 3BaSO4 + AlCl3
Cân bằng số nguyên tử Ba hai vế, thêm hệ số 3 vào BaCl2 ta được
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ——-→ 3BaSO4 + AlCl3
Cân bằng số nguyên tử Al hai vế, thêm hệ số 2 vào AlCl3, ta được:
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 ——-→ 3BaSO4 + 2AlCl3
Bước 3: Viết phương trình hóa học
Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2AlCl3
2. Phương pháp đại số
Tiến hành thiết lập phương trình hóa học theo các bước dưới đây ạ.
B1: Đưa các hệ số hợp thức a, b, c, d, e, f, … lần lượt vào các công thức ở hai vế của phương trình phản ứng.
B2: Cân bằng số nguyên tử ở 2 vế của phương trình bằng một hệ phương trình chứa các ẩn: a, b, c, d, e, f, g….
B3: Giải hệ phương trình vừa lập để tìm các hệ số.
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng.
Chú ý: Phương pháp đại số giải các ẩn hệ số này được áp dụng cho các phản ứng phức tạp và khó có thể cân bằng phương pháp cân bằng nguyên tố lớn nhất, học sinh cần nắm chắc phương pháp cơ bản mới áp dụng phương pháp đại số.
Các hệ số thu được sau khi giải hệ phương trình là các số nguyên dương và tối giản nhất.
Ví dụ 1: Cu + H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + H2O (1)
Hướng dẫn cân bằng phương trình
B1: aCu + bH2SO4 đặc, nóng → cCuSO4 + dSO2 + eH2O
B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
S: b = c + d (2)
H: 2b = 2e (3)
O: 4b = 4c + 2d + e (4)
B3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Từ pt (3), chọn e = b = 1 (có thể chọn bất kỳ hệ số khác).
Từ phương trình (2), (4) và (1) => c = a = d = 1/2 => c = a = d = 1; e = b =2 (tức là ta đang quy đồng mẫu số).
B4: Đưa các hệ số vừa tìm vào phương trình phản ứng, ta được phương trình hoàn chỉnh.
Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
Ví dụ 2: Thiết lập phương trình hóa học sau theo phương pháp đại số:
Cu + HNO3 → CuSO4 + NO2 + H2O
Hướng dẫn cân bằng phương trình
Bước 1: Đưa các hệ số được kí hiệu a, b, c, d, e vào trước công thức hóa học biểu diễn các chất ở cả hai vế của phản ứng ta được:
aCu + bHNO3 → cCuSO4 + dNO2 + eH2O
B2: Tiếp theo lập hệ phương trình dựa vào mối quan hệ về khối lượng giữa các chất trước và sau phản ứng, (khối lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế phải bằng nhau).
Cu: a = c (1)
H: b = 2e (2)
N: b = 2c + d (3)
O: 3b = 6c + 2d + e (4)
B3: Giải hệ phương trình bằng cách:
Ở bước này, ta sẽ gán hệ số bất kì bằng 1, sau đó dựa vào các phương trình của hệ để giải ra các ẩn.
Chọn a = c = 1, từ phương trình (2), (3) và (4) ta rút ra được hệ phương trình
b = 2 + d
3b = 6 + 2d + e
3b = 6 + 3d
3b = 6 + 2d + e
=> 3d = 2d + e => d = e = 1/2 b (5)
Từ phương trình (4), (5) ta có hệ phương trình:
3b = 6 + 2.1/2b + 1/2b => 3b = 6 + 3/2b => 3/2b = 6 => b = 4
Thay vào ta có d = e = 2
Giải hệ phương trình cuối cùng ta được: a = 1, b = 4, d = 2, e = 2, c = 1
Cu + 4HNO3 → CuSO4 + 2NO2 + 2H2O
Ví dụ 3: Thiết lập phương trình hóa học sau theo phương pháp đại số:
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
Hướng dẫn cân bằng phương trình
Gọi các hệ số phải tìm là các chữ a, b, c, d, e và ghi vào phương trình ta có:
aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
+ Xét số nguyên tử Cu: a = c (1)
+ Xét số nguyên tử H: b = 2e (2)
+ Xét số nguyên tử N: b = 2c + d (3)
+ Xét số nguyên tử O: 3b = 6c + d + e (4)
Ta được hệ phương trình 5 ẩn và giải như sau:
Rút e = b/2 từ phương trình (2) và d = b – 2c từ phương trình (3) và thay vào phương trình (4):
3b = 6c + b – 2c + b/2
=> b = 8c/3
Ta thấy để b nguyên thì c phải chia hết cho 3. Trong trường hợp này để hệ số của phương trình hoá học là nhỏ nhất ta cần lấy c = 3. Khi đó: a = 3, b = 8, d = 2, e = 4
Vậy phương trình phản ứng trên có dạng:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3. Mở rộng nâng cao: “Cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng eletron”
3.1. Quy tắc xác định số oxi hóa
+ Quy tắc 1: Số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0.
+ Quy tắc 2: Trong hầu hết các hợp chất :
– Số oxi hóa của H là +1 (trừ các hợp chất của H với kim loại như NaH, CaH2, thì H có số oxi hóa –1).
– Số oxi hóa của O là –2 (trừ một số trường hợp như H2O2, F2O, oxi có số oxi hóa lần lượt là : –1, +2).
+ Quy tắc 3: Trong một phân tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0. Theo quy tắc này, ta có thể tìm được số oxi hóa của một nguyên tố nào đó trong phân tử nếu biết số oxi hóa của các nguyên tố còn lại.
+ Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng đại số số oxi hóa của các nguyên tử trong ion đó bằng điện tích của nó.
3.2. Phương pháp thăng bằng electron
Bước 1. Xác định số oxi hoá của những nguyên tố thay đổi số oxi hoá
Bước 2. Viết quá trình oxi hoá và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình:
+ Dấu “+e” đặt bên có số oxi hoá lớn.
+ Số e = số oxi hoá lớn – số oxi hoá bé.
+ Nhân cả quá trình với chỉ số của nguyên tố thay đổi số oxi hoá nếu chỉ số khác 1 (với các đơn chất có thể chấp nhận giữ nguyên chỉ số).
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp sao cho tổng số e cho bằng tổng số e nhận:
+ Tìm bội chung nhỏ nhất của số e nhường và nhận.
+ Lấy bội chung nhỏ nhất chia cho số e ở từng quá trình được hệ số.
Bước 4. Đặt hệ số của chất oxi hoá và chất khử vào sơ đồ phản ứng và kiểm tra lại.