Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị:

Làm tròn các số 2 864, 3 058 và 4 315 đến hàng chục, hàng trăm. Rô-bốt, Việt và Mai cùng ghé thăm một trang trại, Rô-bốt đếm được có 1 242 con gà

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hoạt động

Bài 1

Làm tròn các số 2 864, 3 058 và 4 315 đến hàng chục, hàng trăm.

Phương pháp giải:

– Khi làm tròn số lên đến hàng chục, ta so sánh chữ số hàng đơn vị với 5. Nếu chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

– Khi làm tròn số lên đến hàng trăm, ta so sánh chữ số hàng chục với 5. Nếu chữ số hàng chục bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải chi tiết:

– Làm tròn đến hàng chục

– Làm tròn đến hàng trăm

Bài 2

Rô-bốt, Việt và Mai cùng ghé thăm một trang trại, Rô-bốt đếm được có 1 242 con gà. Khi làm tròn số đến hàng chục:

Mai nói: “Trang trại có khoảng 1 240 con gà”.

Việt nói: “Trang trại có khoảng 1 250 con gà”.

Theo em, bạn nào nói đúng?

Phương pháp giải:

– Áp dụng cách làm tròn đến hàng chục rồi trả lời câu hỏi của đề bài.

– Khi làm tròn số lên đến hàng chục, ta so sánh chữ số hàng đơn vị với 5. Nếu chữ số hàng đơn vị bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Vậy bạn Mai nói đúng.

Luyện tập

Bài 1

Trong thư viện có 6 745 cuốn sách. Hỏi mỗi bạn đã làm tròn số sách đó đến hàng nào?

Phương pháp giải:

Quan sát tranh và áp dụng lý thuyết làm tròn đến hàng chục, hàng trăm rồi trả lời câu hỏi của đề bài.

Lời giải chi tiết:

– Bạn nam nói trong thư viện có khoảng 6 750 cuốn sách. Bạn nam đã làm tròn số sách đến hàng chục.

– Bạn nữ nói trong thư viện có khoảng 6 700 cuốn sách. Bạn nữ đã làm tròn số sách đến hàng trăm.

Bài 2

Số?

Quan sát các máy “làm tròn số” rồi tìm số thích hợp với máy cuối cùng.

Phương pháp giải:

-Quan sát ta thấy các số được làm tròn đến hàng trăm. Từ đó em làm tròn số 4 516 đến hàng trăm.

– Khi làm tròn số lên đến hàng trăm, ta so sánh chữ số hàng chục với 5. Nếu chữ số hàng chục bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên.

Lời giải chi tiết:

Quan sát ta thấy các số được làm tròn đến hàng trăm. 

Vậy số 4516 làm tròn đến hàng trăm được số 4500.

 


  • Toán lớp 5 trang 17 – Luyện tập chung – SGK Kết nối tri thức

    Số 2 846 có chữ số hàng chục là Các bạn Mai, Nam, Việt và Rô-bốt cùng chơi “Đuổi hình bắt chữ” và lần lượt nhận được số điểm là 2 150 điểm


  • Toán lớp 3 trang 12 – Làm quen với chữ số La Mã – SGK Kết nối tri thức

    Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? Đọc các số La Mã sau: VI; V; VIII; II; XI; IX Dùng que tính có thể xếp thành các số La Mã như hình bên:


  • Toán lớp 3 trang 10 – So sánh các số trong phạm vi 10 000 – SGK Kết nối tri thức

    Các bạn Mai, Nam và Việt đang ở trong mê cung (như hình vẽ). Rô-bốt từng đi qua bốn cây cầu có chiều dài như sau


  • Toán lớp 3 trang 4 – Các số có bốn chữ số. Số 10 000 – SGK Kết nối tri thức

    Chọn số thích hợp với cách đọc. Rô-bốt viết các số tròn nghìn lên mỗi tấm biển trên đường đến tòa lâu đài

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 3 – Kết nối tri thức – Xem ngay

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 3 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 3 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cách gọi tên các hàng trong một số thập phân

Trước tiên, cần xác định hàng làm tròn (còn gọi là hàng quy tròn). Trong một số thập phân dương, ta gọi tên vị trí các chữ số của nó như mô tả sau đây:

Như vậy:

  • từ dấu phẩy về phía bên trái, lần lượt là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, …
  • từ dấu phẩy về phía bên phải, lần lượt là: hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, hàng phần chục nghìn, …

Cách làm tròn số

Quy tắc làm tròn số:

Để làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:

🤔 Đối với chữ số hàng làm tròn:

+) giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;

+) tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5.

🤔 Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:

+) bỏ đi nếu ở phần thập phân;

+) thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.

Ví dụ 1: Làm tròn số 24,037 đến hàng phần mười ta được kết quả là 24,0.

Giải thích:

Chữ số hàng làm tròn là 0.

Vì chữ số bên phải nó là 3 nhỏ hơn 5 nên ta giữ nguyên chữ số 0.

Vì các chữ số sau chữ số 0 (là 37) nằm ở phần thập phân nên ta bỏ đi các chữ số này.

Do đó, kết quả làm tròn đến hàng phần mười là 24,0.

Ví dụ 2: Làm tròn số 2156,8 đến hàng chục ta được kết quả là 2160.

Giải thích:

Chữ số ở hàng làm tròn là 5.

Vì chữ số bên phải nó là 6 lớn hơn 5 nên ta tăng chữ số hàng làm tròn 1 đơn vị. Vậy hàng làm tròn thành chữ số 6.

Chữ số 6 bên phải hàng làm tròn nằm ở phần nguyên nên ta thay bằng chữ số 6. Chữ số 8 nằm ở phần thập phân nên bỏ đi.

Do đó, kết quả làm tròn đến hàng chục là 2160.

Câu hỏi 1: Làm tròn số:

a) 3152,14 đến hàng đơn vị;

b) 1234,567 đến hàng phần trăm;

c) 3189,19 đến hàng trăm;

d) 984,9 đến hàng chục.

Giải

a) Làm tròn số 3152,14 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 3152.

b) Làm tròn số 1234,567 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 1234,57.

c) Làm tròn số 3189,19 đến hàng trăm ta được kết quả là 3200.

d) Làm tròn số 984,9 đến hàng chục ta được kết quả là 980.

Câu hỏi 2: Làm tròn số:

a) 73,103 đến hàng phần trăm;

b) 179,51 đến hàng đơn vị;

c) 102,398 đến hàng phần trăm.

d) 399,9 đến hàng đơn vị.

Giải

a) Làm tròn số 73,103 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 73,10.

b) Làm tròn số 179,51 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 180.

Giải thích: Chữ số hàng làm tròn là 9. Chữ số bên phải nó là 5 nên ta tăng 9 lên 1 đơn vị (thành 10). Khi đó, 179 trở thành 180.

c) Làm tròn số 102,398 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 102,40.

d) Làm tròn số 399,9 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 400.

🤔 Khi làm tròn số thập phân âm, ta chỉ cần làm tròn phần số của nó và thêm dấu trừ trước kết quả.

Ví dụ 3: Làm tròn số -45,91 đến hàng phần mười ta được kết quả là -45,9.

Câu hỏi 3: Làm tròn số:

a) -1053,64 đến hàng chục;

b) -462,506 đến hàng phần trăm.

Giải

a) Làm tròn số -1053,64 đến hàng chục ta được kết quả là -1050.

b) Làm tròn số -462,506 đến hàng phần trăm ta được kết quả là -462,51.

Bài này sẽ giúp các bạn học được quy tắc làm tròn các số thập phân.

1. Ví dụ:

Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị:

Trên hình 4, ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn là 5 nên ta viết (4,3 approx 4) (kí hiệu  đọc là “gần bằng” hoặc “xấp xỉ”). 5 gần với 4,9 hơn là 4, nên ta viết (4,9 approx 5.)

Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị, ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.

Ví dụ 2: Làm tròn số 72 900 đến hàng nghìn (nói gọn là làm tròn nghìn):

Do 73 000 gần với 72 900 hơn là 72 000 nên ta viết: (72,900 approx 73,000) (tròn nghìn).

Ví dụ 3: Làm tròn số 0,38134 đến hàng phần nghìn (còn nói là làm tròn số 0,8134 đến chữ số thập phân thứ ba):

Do 0,813 gần với 0,8134 hơn là 0,814 nên ta viết: (0,8134 approx 0,813) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k6 tham gia ngay Group Zalo chia sẻ tài liệu ôn thi và hỗ trợ học tập

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc làm tròn số

Phương pháp làm tròn số trở nên quan trọng trong các bài toán/phép tính nơi sai số đóng một phần quan trọng, chẳng hạn như các phép tính liên quan đến phép đo thực hiện bởi thước đo vít hay thước cặp, v.v. Trong những hoàn cảnh như vậy, sai số là không tránh khỏi do phương pháp đo được tiến hành bởi những người dùng khác nhau. Những giá trị có sai số cho ra kết quả với sai số lớn hơn khi thực hiện các phép tính. Một số sai số theo cấp số cộng và một số khác theo cấp số nhân. Như vậy sai số cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt, nếu không nó sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn không mong muốn và độ chính xác không còn ý nghĩa. Ví dụ, nếu một phép tính được thực hiện giữa hai số có phạm vi sai số là +/- 0,003 thì điểm thứ ba sau dấu thập phân là không chắc chắn, do đó điểm thứ ba sau dấu thập phân ở kết quả trở nên vô nghĩa. Điều này có thể tránh được bằng cách làm tròn kết quả .

  • Hãy thận trọng khi đọc các giá trị của hàng chữ số trong số thập phân. Cách viết của các chữ số bên phải và bên trái dấu thập phân là giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau. Bên trái dấu thập phân chúng ta đọc là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, v.v, nhưng bên phải dấu thập phân chúng ta đọc là vị trí phần mười, vị trí phần trăm, v.v.

Trang này đã được đọc 230.986 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1 : Hãy làm tròn các số sau đến hàng đơn vị: 4.3 và 4.9

Ví dụ về làm tròn số

Quan sát hình vẽ, ta thấy:

4.3 gần với 4 hơn là 5 nên ta làm tròn 4.3 thành 4 thay vì 5. Kí hiệu 4.3 ≈ 4

4.9 gần với 5 hơn là 4 nên ta làm tròn 4.9 thành 5 thay vì 4. Kí hiệu 4.9 ≈ 5

Kết luận: Khi làm tròn một số thập phân tới hàng đơn vị, ta làm tròn số đó với số nguyên gần nó nhất.

Ví dụ 2: Hãy làm tròn các số thập phân sau đến hàng đơn vị:

5.7 ≈ …

2.9 ≈ …

3.4 ≈ …

2.3 ≈ …

1.2 ≈ …

Lời giải

5.7 ≈ 6

2.9 ≈ 3

3.4 ≈ 4

2.3 ≈ 2

1.2 ≈ 1

Ví dụ 3: Hãy làm tròn số thập phân sau đến chữ số thập phân thứ 3/ làm tròn đến hàng phần nghìn: 0.1258

Lời giải:

Ta có 0.1258 gần với 0.126 hơn là 0.125 nên ta có: 0.1258 ≈ 0.126

Quy ước làm tròn số

Trường hợp 1

Trong các chữ số bỏ đi nếu chữ số đầu tiên nhỏ hơn 5 . Ta giữ nguyên các chữ số đăng trước. Nếu là số nguyên ta thay chữ số bỏ đi thành số 0.

Ví dụ:

a. Làm tròn số 123.436 đến chữ số thập phân thứ nhất.

Ta thấy:

  • 4 là số thập phân thứ nhất của số trên.
  • Chữ số đầu tiên bị bỏ đi là 3. Mà 3 < 5

=>  Ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Ta được kết quả là: 123.436 ≈ 123.4

b. Làm tròn số 423 đến hàng tròn chục

Ta thấy:

  • 2 là hàng chục của số trên.
  • 3 là chữ số đầu tiên bị bỏ đi. Mà 3 < 5

=> Ta có kết quả là 423 ≈ 420

Trường hợp 2

Trong các chữ số bỏ đi nếu chữ số đầu tiên lớn hơn hoặc bằng 5. Ta cộng thêm 1 vào chữ số đằng trước (chữ số cuối cùng của phần còn lại). Nếu là số nguyên ta thay chữ số bỏ đi bằng chữ số 0.

Ví dụ

a. Làm tròn số thập phân 5.689 đến chữ số thập phân thứ 2.

Ta thấy:

8 là chữ số thập phân thứ 2.

9 là chữ số đầu tiên bị bỏ đi. Mà 9 > 5

=> Ta cộng thêm 1 vào chữ số thập phân thứ 2. Ta có kết quả là 5.689 ≈ 5.69

Đọc thêm: Toán 7: Số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn

1. Cách làm tròn số thập phân

Đầu tiên ta sẽ nói về số thập phân. Số thập phân là số gồm có hai phần: phần nguyên và phần thập phân, được ngăn cách nhau bởi dấu phảy.

Ví dụ 1:

23,5 là số thập phân có phần nguyên là 23, phần thập phân là 5.

3,2 là số thập phân có phần nguyên là 3, phần thập phân là 2.

18,9 là số thập phân có phần nguyên là 18, phần thập phân là 9.

154,3 là số thập phân có phần nguyên là 154, phần thập phân là 3.

1000,34 là số thập phân có phần nguyên là 1000, phần thập phân là 34.

Mặc dù số thập phân được chia làm hai phần nhưng khi làm tròn số thập phân ở phần nguyên hay phần thập phân thì cách làm vẫn tương tự nhau. Ta có thể nói đơn giản các bước làm tròn số thập phân như sau:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn.
  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng làm tròn.
  • Bước 3: So sánh số tìm được ở bước 2 với 5:
    • Nếu số đó nhỏ hơn 5, ta giữ nguyên chữ số của hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. 
    • Nếu số đó lớn hơn hoặc bằng 5, ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem qua các ví dụ sau.

Ví dụ 2: Làm tròn 128,453 đến hàng phần trăm.

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng phần trăm: 5

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần nghìn: 3

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 3 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

128,450 = 128,45

Vậy 128,453 làm tròn đến hàng phần trăm là 128,45.

Ví dụ 3: Làm tròn 12,7 đến hàng đơn vị

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng đơn vị: 2

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần mười: 7

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 7 > 5 nên ta cộng 1 vào chữ số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

13,0 = 13

Vậy 12,7 làm tròn đến hàng đơn vị là 13.

Ví dụ 4: Làm tròn 178,5 đến hàng chục.

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng chục: 7

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng đơn vị: 8

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 8 > 5 nên ta cộng 1 vào chữ số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

180,0 = 180

Vậy 178,5 làm tròn đến hàng chục là 180.

Ví dụ 5: Làm tròn 174,543 đến hàng phần mười

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng phần mười: 5

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần trăm: 4

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 4 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

174,500 = 174,5

Vậy 174,543 làm tròn đến hàng phần trăm là 174,5.

Ví dụ 6: Làm tròn 1984,7542 đến hàng trăm

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng trăm: 9

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng chục: 8

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 8 > 5 nên ta cộng thêm 1 vào số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

2084,7542

Thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0

2000,0000 = 2000

Vậy 1984,7542 làm tròn đến hàng phần trăm là 2000.

Ví dụ 7: Làm tròn số 75,5 đến hàng đơn vị

Áp dụng các bước vừa nêu:

  • Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng đơn vị: 5

  • Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần mười: 5

  • Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 5 = 5 ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

76,0 = 76

Vậy 75,5 làm tròn đến hàng đơn vị là 76.

*Ký hiệu xấp xỉ: 

Khi một số a được làm tròn thành số b. Ta có thể nói a xấp xỉ b hoặc a gần bằng b. Ký hiệu như sau:

2. Bài tập ứng dụng cách làm tròn số thập phân

Bài 1: Làm tròn các số thập phân sau

a. Làm tròn 34,67 đến hàng chục

b. Làm tròn 178,3 đến hàng đơn vị

c. Làm tròn 89,123 đến hàng phần mười

d. Làm tròn 78,8878 đến hàng phần trăm.

ĐÁP ÁN

a.

Áp dụng các kiến thức đã học:

Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng chục: 3

Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng đơn vị: 4

Bước 3: so sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 4 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

30,00 = 30

Vậy

b.

Áp dụng các kiến thức đã học:

Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng đơn vị: 8

Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần chục: 3

Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 3 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

178,0 = 178

Vậy

c.

Áp dụng các kiến thức đã học:

Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng phần mười: 1

Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần trăm: 2

Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 2 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

89,100 = 89,1

Vậy

d.

Áp dụng các kiến thức đã học:

Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn

Hàng phần trăm: 8

Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn

Chữ số ngay bên phải là hàng phần nghìn: 7

Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5

Ta có 7 > 5 nên ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:

78,8900 = 78,89

Vậy

Bài 2: 124,56 làm tròn đến hàng đơn vị

A. 123

B. 125

C. 124,6

D. 124

ĐÁP ÁN

B. 125  

Bài 3: 85,43 làm tròn đến hàng phần mười

A. 85

B. 85,5

C. 85,4

D. 85,5

ĐÁP ÁN

C. 85,4  

Bài 4: 109,65 làm tròn đến hàng chục

A. 110

B. 109

C. 109,6

D. 109,7

ĐÁP ÁN

A. 110  

Bài 5: 85,1564 làm tròn đến hàng phần trăm

A. 85,1

B. 85,2

C. 85,16

D. 85,15

ĐÁP ÁN

C. 85,16  

Vậy là chúng ta đã hiểu được cách làm tròn một số thập phân. Đây là một kiến thức rất quan trọng, áp dụng rất nhiều vào thực tiễn, các bạn học sinh cần hiểu rõ và luyện tập nhiều hơn.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Câu trả lời này có hữu ích không?

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Làm tròn số 0,158 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được:

Câu 2:

Cho số 576123. Làm tròn số này đến hàng chục nghìn ta được số:

Câu 3:

Làm tròn số 1,103 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được:

Câu 4:

Làm tròn số 10,2375 đến chữ số thập phân thứ ba ta được:

Câu 5:

Làm tròn số 69,283 đến chữ số thập phân thứ hai ta được:

Câu 6:

Cho số 1,3765. Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số:

Câu 7:

Làm tròn số 60,996 đến hàng đơn vị ta được:

Câu 8:

Cho số 0,20892. Làm tròn số này đến hàng phần nghìn ta được số:

Câu 9:

Cho số 982434. Làm tròn số này đến hàng nghìn ta được số:

Ngoài những thông tin về chủ đề Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Làm Tròn Số Hàng Đơn Vị trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button