Làm Tròn Số Thập Phân – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Làm Tròn Số Thập Phân đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Làm Tròn Số Thập Phân trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Cách gọi tên các hàng trong một số thập phân
Trước tiên, cần xác định hàng làm tròn (còn gọi là hàng quy tròn). Trong một số thập phân dương, ta gọi tên vị trí các chữ số của nó như mô tả sau đây:
Như vậy:
- từ dấu phẩy về phía bên trái, lần lượt là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, …
- từ dấu phẩy về phía bên phải, lần lượt là: hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, hàng phần chục nghìn, …
Cách làm tròn số
Quy tắc làm tròn số:
Để làm tròn một số thập phân dương tới một hàng nào đấy (gọi là hàng làm tròn), ta làm như sau:
🤔 Đối với chữ số hàng làm tròn:
+) giữ nguyên nếu chữ số ngay bên phải nhỏ hơn 5;
+) tăng 1 đơn vị nếu chữ số ngay bên phải lớn hơn hoặc bằng 5.
🤔 Đối với các chữ số sau hàng làm tròn:
+) bỏ đi nếu ở phần thập phân;
+) thay bởi các chữ số 0 nếu ở phần số nguyên.
Ví dụ 1: Làm tròn số 24,037 đến hàng phần mười ta được kết quả là 24,0.
Giải thích:
Chữ số hàng làm tròn là 0.
Vì chữ số bên phải nó là 3 nhỏ hơn 5 nên ta giữ nguyên chữ số 0.
Vì các chữ số sau chữ số 0 (là 37) nằm ở phần thập phân nên ta bỏ đi các chữ số này.
Do đó, kết quả làm tròn đến hàng phần mười là 24,0.
Ví dụ 2: Làm tròn số 2156,8 đến hàng chục ta được kết quả là 2160.
Giải thích:
Chữ số ở hàng làm tròn là 5.
Vì chữ số bên phải nó là 6 lớn hơn 5 nên ta tăng chữ số hàng làm tròn 1 đơn vị. Vậy hàng làm tròn thành chữ số 6.
Chữ số 6 bên phải hàng làm tròn nằm ở phần nguyên nên ta thay bằng chữ số 6. Chữ số 8 nằm ở phần thập phân nên bỏ đi.
Do đó, kết quả làm tròn đến hàng chục là 2160.
Câu hỏi 1: Làm tròn số:
a) 3152,14 đến hàng đơn vị;
b) 1234,567 đến hàng phần trăm;
c) 3189,19 đến hàng trăm;
d) 984,9 đến hàng chục.
Giải
a) Làm tròn số 3152,14 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 3152.
b) Làm tròn số 1234,567 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 1234,57.
c) Làm tròn số 3189,19 đến hàng trăm ta được kết quả là 3200.
d) Làm tròn số 984,9 đến hàng chục ta được kết quả là 980.
Câu hỏi 2: Làm tròn số:
a) 73,103 đến hàng phần trăm;
b) 179,51 đến hàng đơn vị;
c) 102,398 đến hàng phần trăm.
d) 399,9 đến hàng đơn vị.
Giải
a) Làm tròn số 73,103 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 73,10.
b) Làm tròn số 179,51 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 180.
Giải thích: Chữ số hàng làm tròn là 9. Chữ số bên phải nó là 5 nên ta tăng 9 lên 1 đơn vị (thành 10). Khi đó, 179 trở thành 180.
c) Làm tròn số 102,398 đến hàng phần trăm ta được kết quả là 102,40.
d) Làm tròn số 399,9 đến hàng đơn vị ta được kết quả là 400.
🤔 Khi làm tròn số thập phân âm, ta chỉ cần làm tròn phần số của nó và thêm dấu trừ trước kết quả.
Ví dụ 3: Làm tròn số -45,91 đến hàng phần mười ta được kết quả là -45,9.
Câu hỏi 3: Làm tròn số:
a) -1053,64 đến hàng chục;
b) -462,506 đến hàng phần trăm.
Giải
a) Làm tròn số -1053,64 đến hàng chục ta được kết quả là -1050.
b) Làm tròn số -462,506 đến hàng phần trăm ta được kết quả là -462,51.
Làm tròn số thập phân là gì?
Trong toán học, làm tròn số thập phân là một kỹ thuật được sử dụng để ước tính hoặc tìm các giá trị gần đúng và giới hạn số lượng vị trí thập phân. Làm tròn số thập phân là một hoạt động mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Một số ứng dụng vật lý của số thập phân làm tròn là ước tính chi phí của các mặt hàng, khoảng cách giữa hai điểm, chiều dài của đồ vật và trọng lượng của hàng hóa. Các đại lượng này được ước tính bằng cách làm tròn các giá trị của chúng đến một độ chính xác đã cho.
Làm thế nào để làm tròn?
Làm tròn là một kỹ thuật số học để tìm giá trị gần đúng của một số chính xác. Các số thập phân được làm tròn thành một chữ số thập phân được chỉ định để làm cho chúng dễ hiểu và dễ quản lý, thay vì có một chuỗi dài các chữ số thập phân.
Trong bài này, chúng ta sẽ học cách làm tròn số thập phân ở các chữ số thập phân khác nhau.
- Làm tròn số thập phân đến số nguyên gần nhất.
- Làm tròn đến phần mười gần nhất hay nói cách khác là đến một chữ số thập phân.
- Làm tròn đến hàng trăm gần nhất cũng giống như làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Làm tròn số thập phân đến số nguyên gần nhất
Khi làm tròn một số thập phân đến số nguyên gần nhất, chữ số hàng chục được kiểm tra xem nó lớn hơn hay nhỏ hơn 5. Nếu số mười bằng hoặc lớn hơn 5, thì số đó được làm tròn lên và nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn 5 thì số số được làm tròn xuống.
Làm tròn một số khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 5 chỉ đơn giản là thêm 1 đơn vị vào chữ số hàng đơn vị hoặc chữ số đầu tiên ở bên trái dấu thập phân. Sau đó, bạn viết các số còn lại sau khi bỏ tất cả các số sang phải sau dấu thập phân.
ví dụ 1
Xét số 47. 68. Làm tròn số đến số nguyên gần nhất.
- Trong trường hợp này, chữ số hàng đơn vị là 3 và chữ số hàng phần mười là 6
- Chữ số hàng đơn vị là 7 và chữ số hàng phần mười là 6. Vì chữ số hàng phần mười lớn hơn năm nên thêm một chữ số hàng đơn vị, ta được 48. 68.
- Viết số không có dấu thập phân và các chữ số sau dấu thập phân.
- Cuối cùng, 48 là câu trả lời.
Hãy thực hiện một kịch bản khác trong đó chữ số phần mười nhỏ hơn hoặc bằng 4. Trong trường hợp này, chữ số hàng đơn vị không thay đổi và do đó, số được viết lại bằng cách bỏ dấu thập phân và số s sau dấu thập phân.
Ví dụ 2
Xét một số khác 65. 468. Làm tròn số đến số nguyên gần nhất.
- Chữ số hàng đơn vị của số này là 5 và chữ số hàng phần mười là 4.
- Vì chữ số hàng chục là 4 nên chữ số hàng đơn vị không đổi là 65. 468.
- Viết lại số bằng cách bỏ dấu thập phân và tất cả các số sau nó.
- Do đó, 65 là câu trả lời.
1. Cách làm tròn số thập phân
Đầu tiên ta sẽ nói về số thập phân. Số thập phân là số gồm có hai phần: phần nguyên và phần thập phân, được ngăn cách nhau bởi dấu phảy.
Ví dụ 1:
23,5 là số thập phân có phần nguyên là 23, phần thập phân là 5.
3,2 là số thập phân có phần nguyên là 3, phần thập phân là 2.
18,9 là số thập phân có phần nguyên là 18, phần thập phân là 9.
154,3 là số thập phân có phần nguyên là 154, phần thập phân là 3.
1000,34 là số thập phân có phần nguyên là 1000, phần thập phân là 34.
Mặc dù số thập phân được chia làm hai phần nhưng khi làm tròn số thập phân ở phần nguyên hay phần thập phân thì cách làm vẫn tương tự nhau. Ta có thể nói đơn giản các bước làm tròn số thập phân như sau:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn.
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng làm tròn.
- Bước 3: So sánh số tìm được ở bước 2 với 5:
- Nếu số đó nhỏ hơn 5, ta giữ nguyên chữ số của hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0.
- Nếu số đó lớn hơn hoặc bằng 5, ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng xem qua các ví dụ sau.
Ví dụ 2: Làm tròn 128,453 đến hàng phần trăm.
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng phần trăm: 5
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần nghìn: 3
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 3 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
128,450 = 128,45
Vậy 128,453 làm tròn đến hàng phần trăm là 128,45.
Ví dụ 3: Làm tròn 12,7 đến hàng đơn vị
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng đơn vị: 2
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần mười: 7
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 7 > 5 nên ta cộng 1 vào chữ số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
13,0 = 13
Vậy 12,7 làm tròn đến hàng đơn vị là 13.
Ví dụ 4: Làm tròn 178,5 đến hàng chục.
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng chục: 7
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng đơn vị: 8
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 8 > 5 nên ta cộng 1 vào chữ số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
180,0 = 180
Vậy 178,5 làm tròn đến hàng chục là 180.
Ví dụ 5: Làm tròn 174,543 đến hàng phần mười
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng phần mười: 5
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần trăm: 4
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 4 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng cần làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
174,500 = 174,5
Vậy 174,543 làm tròn đến hàng phần trăm là 174,5.
Ví dụ 6: Làm tròn 1984,7542 đến hàng trăm
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng trăm: 9
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng chục: 8
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 8 > 5 nên ta cộng thêm 1 vào số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
2084,7542
Thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0
2000,0000 = 2000
Vậy 1984,7542 làm tròn đến hàng phần trăm là 2000.
Ví dụ 7: Làm tròn số 75,5 đến hàng đơn vị
Áp dụng các bước vừa nêu:
- Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng đơn vị: 5
- Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần mười: 5
- Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 5 = 5 ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
76,0 = 76
Vậy 75,5 làm tròn đến hàng đơn vị là 76.
*Ký hiệu xấp xỉ:
Khi một số a được làm tròn thành số b. Ta có thể nói a xấp xỉ b hoặc a gần bằng b. Ký hiệu như sau:
2. Bài tập ứng dụng cách làm tròn số thập phân
Bài 1: Làm tròn các số thập phân sau
a. Làm tròn 34,67 đến hàng chục
b. Làm tròn 178,3 đến hàng đơn vị
c. Làm tròn 89,123 đến hàng phần mười
d. Làm tròn 78,8878 đến hàng phần trăm.
ĐÁP ÁN
a.
Áp dụng các kiến thức đã học:
Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng chục: 3
Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng đơn vị: 4
Bước 3: so sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 4 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
30,00 = 30
Vậy
b.
Áp dụng các kiến thức đã học:
Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng đơn vị: 8
Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần chục: 3
Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 3 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
178,0 = 178
Vậy
c.
Áp dụng các kiến thức đã học:
Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng phần mười: 1
Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần trăm: 2
Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 2 < 5 nên ta giữ nguyên số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
89,100 = 89,1
Vậy
d.
Áp dụng các kiến thức đã học:
Bước 1: Xác định chữ số của hàng cần làm tròn
Hàng phần trăm: 8
Bước 2: Tìm chữ số ngay bên phải hàng cần làm tròn
Chữ số ngay bên phải là hàng phần nghìn: 7
Bước 3: So sánh số vừa tìm được ở bước 2 với 5
Ta có 7 > 5 nên ta cộng thêm 1 vào chữ số ở hàng làm tròn, thay các số bên phải hàng làm tròn bằng 0. Ta được:
78,8900 = 78,89
Vậy
Bài 2: 124,56 làm tròn đến hàng đơn vị
A. 123
B. 125
C. 124,6
D. 124
ĐÁP ÁN
B. 125
Bài 3: 85,43 làm tròn đến hàng phần mười
A. 85
B. 85,5
C. 85,4
D. 85,5
ĐÁP ÁN
C. 85,4
Bài 4: 109,65 làm tròn đến hàng chục
A. 110
B. 109
C. 109,6
D. 109,7
ĐÁP ÁN
A. 110
Bài 5: 85,1564 làm tròn đến hàng phần trăm
A. 85,1
B. 85,2
C. 85,16
D. 85,15
ĐÁP ÁN
C. 85,16
Vậy là chúng ta đã hiểu được cách làm tròn một số thập phân. Đây là một kiến thức rất quan trọng, áp dụng rất nhiều vào thực tiễn, các bạn học sinh cần hiểu rõ và luyện tập nhiều hơn.
Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại.
Quy ước làm tròn số
1. Nếu chữ số đầu tiên của phần bị bỏ đi nhỏ hơn (5) thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp làm tròn số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số (0.)
Ví dụ:
+ Làm tròn số (12, 348) đến chữ số thập phân thứ nhất, được kết quả (12,3) (vì chữ số đầu tiên bỏ đi khi làm tròn là 4
+ Làm tròn số (395236) đến chữ số hàng trăm, được kết quả (395200)
2. Nếu chữ số đầu tiên của phần bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng (5) thì ta cộng thêm (1) vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp làm tròn số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số (0.)
Ví dụ:
+ Làm tròn số (0,26541) đến chữ số thập phân thứ hai, được kết quả (0,27) (vì chữ số đầu tiên bỏ đi khi làm tròn là 5 nên ta cộng 1 vào chữ số cuối cùng của phần còn lại)
+ Làm tròn số (744631) đến chữ số hàng nghìn, được kết quả (745000)
Loigiaihay.com
Trả lời câu hỏi 1 Bài 10 trang 35 SGK Toán 7 Tập 1Trả lời câu hỏi 1 Bài 10 trang 35 SGK Toán 7 Tập 1. Điền số thích hợp vào ô vuông sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị :
Trả lời câu hỏi 2 Bài 10 trang 36 SGK Toán 7 Tập 1a) Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba ;
Bài 73 trang 36 SGK Toán 7 tập 1Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai:
Bài 74 trang 36 SGK Toán 7 tập 1Hãy tìm điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường
Bài 75 trang 37 SGK Toán 7 tập 1Hãy tìm giá trị có nhiều khả năng sát số đúng nhất của số đo chiều dài lớp học của em sau khi đo năm lần chiều dài ấy.
>> Xem thêm
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài này sẽ giúp các bạn học được quy tắc làm tròn các số thập phân.
1. Ví dụ:
Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị:
Trên hình 4, ta thấy hai số nguyên 4 và 5 cùng gần với số thập phân 4,3 nhưng 4 gần với 4,3 hơn là 5 nên ta viết (4,3 approx 4) (kí hiệu đọc là “gần bằng” hoặc “xấp xỉ”). 5 gần với 4,9 hơn là 4, nên ta viết (4,9 approx 5.)
Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị, ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.
Ví dụ 2: Làm tròn số 72 900 đến hàng nghìn (nói gọn là làm tròn nghìn):
Do 73 000 gần với 72 900 hơn là 72 000 nên ta viết: (72,900 approx 73,000) (tròn nghìn).
Ví dụ 3: Làm tròn số 0,38134 đến hàng phần nghìn (còn nói là làm tròn số 0,8134 đến chữ số thập phân thứ ba):
Do 0,813 gần với 0,8134 hơn là 0,814 nên ta viết: (0,8134 approx 0,813) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba).
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Trong vài trường hợp sử dụng Excel, bạn sẽ cần làm tròn số đến số gần nhất do giá trị thập phân không đáng kể, hoặc bạn sẽ cần dữ liệu là một số nguyên để đơn giản hóa quá trình tính toán. Điện máy XANH sẽ chia sẻ cho bạn 5 cách làm tròn số trong Excel đơn giản nhất nhé.
1Làm tròn số bằng cách thêm định dạng số
Bước 1: Chọn ô/dãy ô bạn muốn định dạng, sau đó chọn General trên thanh công cụ
Bước 2: Chọn Thêm định dạng số (More Number Formats).
Bước 3: Chọn định dạng phù hợp, chẳng hạn như Tiền tệ (Currency), Kế toán (Accounting), Tỉ lệ phần trăm (Percentage),…
Bước 4: Nhập số lượng vị trí thập phân mà bạn muốn hiển thị tại ô Vị trí thập phân (Decimal places).
Decimal places tượng trưng cho số đằng sau dấu phẩy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh bằng công cụ Tăng thập phân (Increase Decimal) hoặc Giảm thập phân (Decrease Decimal) ở thanh công cụ.
2Sử dụng hàm làm tròn số lên
Hàm ROUNDUP dùng để làm tròn số lên, ra xa số 0 (không).
Cú pháp: =ROUNDUP(number, num_digits)
Trong đó:
- Number (bắt buộc) là số bạn muốn làm tròn lên.
- Num_digits (bắt buộc) là số chữ số thập phân sau dấu phẩy mà bạn muốn làm tròn đến.
Ví dụ: =ROUNDUP(3.275, 1) nghĩa là làm tròn số 3,275 lên đến 1 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 3,3.
3Sử dụng Hàm làm tròn số xuống
Hàm ROUNDDOWN dùng để làm tròn số xuống, tiến đến số 0 (không).
Cú pháp: =ROUNDDOWN(number, num_digits)
Trong đó:
- Number (bắt buộc) là số bạn muốn làm tròn xuống.
- Num_digits (bắt buộc) là số chữ số thập phân sau dấu phẩy mà bạn muốn làm tròn đến.
Ví dụ: =ROUNDDOWN(3.275,1) nghĩa là làm tròn số 3,275 xuống đến 1 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 3,2.
4Hàm làm tròn một số đến số gần nhất
Hàm ROUND dùng để làm tròn một số đến số gần nhất với số chữ số thập phân đã xác định.
Cú pháp: =ROUND(number, num_digits)
Trong đó:
- Number (bắt buộc) là số bạn muốn làm tròn.
- Num_digits (bắt buộc) là số chữ số thập phân sau dấu phẩy mà bạn muốn làm tròn đến.
Ví dụ: =ROUND(3.275,2) nghĩa là làm tròn số 3,275 đến 2 chữ số thập phân. Kết quả hiển thị sẽ là 3,28.
5Cách làm tròn với hàm ODD và EVEN
Hàm ODD
Hàm ODD dùng để làm tròn lên tới số nguyên lẻ gần nhất, ra xa số 0 (không).
Cú pháp: =ODD(number)
Trong đó: Number (bắt buộc) là số bạn muốn làm tròn.
Ví dụ: =ODD(3.275) nghĩa là làm tròn số 3,275 lên đến số nguyên lẻ gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là 5.
Khi sử dụng hàm ODD, bất kể dấu của số là gì, giá trị luôn được điều chỉnh làm tròn lên theo nguyên tắc ra xa số 0 (không). Nếu số là số nguyên lẻ, sẽ không xảy ra việc làm tròn nào.
Ví dụ: =ODD(-3.275) nghĩa là làm tròn số -3,275 lên đến số nguyên lẻ gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là -5.
Hàm EVEN
Hàm EVEN dùng để làm tròn lên tới số nguyên chẵn gần nhất, ra xa số 0 (không)
Cú pháp: =EVEN(number)
Trong đó: Number (bắt buộc) là số mà bạn muốn làm tròn.
Ví dụ: =EVEN(3.275) nghĩa là làm tròn số 3,275 lên đến số nguyên chẵn gần nhất. Kết quả hiển thị sẽ là 4.
Tương tự, khi sử dụng hàm EVEN, bất kể dấu của số là gì, giá trị luôn được điều chỉnh làm tròn lên theo nguyên tắc ra xa số 0 (không). Nếu số là số nguyên chẵn, sẽ không xảy ra việc làm tròn nào.
Mời bạn tham khảo một số laptop đang kinh doanh tại Điện máy XANH:
Bài viết đã hướng dẫn bạn 5 cách làm tròn số trong Excel chi tiết nhất. Chúc bạn thực hiện thành công!
Tầm quan trọng của việc làm tròn số
Phương pháp làm tròn số trở nên quan trọng trong các bài toán/phép tính nơi sai số đóng một phần quan trọng, chẳng hạn như các phép tính liên quan đến phép đo thực hiện bởi thước đo vít hay thước cặp, v.v. Trong những hoàn cảnh như vậy, sai số là không tránh khỏi do phương pháp đo được tiến hành bởi những người dùng khác nhau. Những giá trị có sai số cho ra kết quả với sai số lớn hơn khi thực hiện các phép tính. Một số sai số theo cấp số cộng và một số khác theo cấp số nhân. Như vậy sai số cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt, nếu không nó sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn không mong muốn và độ chính xác không còn ý nghĩa. Ví dụ, nếu một phép tính được thực hiện giữa hai số có phạm vi sai số là +/- 0,003 thì điểm thứ ba sau dấu thập phân là không chắc chắn, do đó điểm thứ ba sau dấu thập phân ở kết quả trở nên vô nghĩa. Điều này có thể tránh được bằng cách làm tròn kết quả .
- Hãy thận trọng khi đọc các giá trị của hàng chữ số trong số thập phân. Cách viết của các chữ số bên phải và bên trái dấu thập phân là giống nhau nhưng cách đọc lại khác nhau. Bên trái dấu thập phân chúng ta đọc là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, v.v, nhưng bên phải dấu thập phân chúng ta đọc là vị trí phần mười, vị trí phần trăm, v.v.
Trang này đã được đọc 230.667 lần.