Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Điểm Chuẩn – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Điểm Chuẩn đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Điểm Chuẩn trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp năm 2022 cho 3 nhóm 1, 2, 3. Theo đó, năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân lấy 28.33 điểm xét tuyển ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế với thí sinh nhóm 3, cao nhất trong 60 ngành và chương trình.
Nhóm 1 là những thí sinh có chứng chỉ SAT 1200/1600 hoặc ACT 26/36 trở lên. ĐXT = SAT * 30/1600 (hoặc ACT *30/36) + điểm ưu tiên.
Nhóm 2 tham gia thi đánh giá năng lực của một trong hai ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM, đạt tối thiểu 85 hoặc 700 điểm. ĐTX = Điểm thi * 30/150 (hoặc 30/1200) + điểm ưu tiên.
Nhóm 3 sử dụng kết hợp chứng chỉ tiếng Anh và điểm thi đánh giá năng lực. ĐXT = điểm quy đổi chứng chỉ + (điểm thi *30/150; hoặc *30/1200) * 2/3 + điểm ưu tiên.
Năm 2021, ngành Logicstics và quản lý chuỗi cung ứng có điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT cao nhất trường với 28.30 điểm.
Năm 2020, trong những ngành lấy thang điểm 30, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cao nhất với 28 điểm, các ngành còn lại đa số ở mức 26-37 điểm.
Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Trường Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương vừa công bố điểm chuẩn năm 2022 với 3 phương thức xét tuyển kết hợp. Chi tiết như sau:
Năm 2021, điểm chuẩn thi tốt nghiệp THPT vào các ngành/ chuyên ngành đào tạo của Trường ĐH Ngoại thương dao động từ 24 – 28.8 đối với 3 cơ sở đào tạo. Ngành Kinh tế đối ngoại cơ sở Hà Nội có điểm chuẩn cao nhất với 28.8 điểm. Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 28.40. Đây là điểm số khiến nhiều thí sinh phải đắn đo cân nhắc trước khi quyết định đăng ký nguyện vọng.
Năm 2020, điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng lấy 27.95 điểm. Đứng vị trí thứ 2 trong các nhóm ngành đào tạo ở Hà Nội.
Điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Học viện Ngân hàng
Theo điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2021, ngành lấy điểm cao nhất Luật Kinh tế là 27.55 điểm. Ngành học lấy điểm chuẩn thấp nhất là ngành Kế Toán (liên kết quốc tế) với 24.3 điểm. Ngành Kinh doanh Quốc tế lấy 26.75 điểm…
Năm 2020, điểm chuẩn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Học viện Ngân hàng là 25.3 điểm.
Điểm chuẩn Trường Đại học Thủy Lợi
Năm 2021, Trường Đại học Thủy Lợi công bố điểm chuẩn: Ngành Công nghệ thông tin có điểm chuẩn là 25.25 điểm (tăng 2.5 điểm so với năm ngoái). Đây cũng là ngành lấy điểm chuẩn cao nhất toàn trường. Theo sau là ngành Quản trị Kinh doanh lấy 24.9 điểm, nhiều ngành lấy từ 24 trở lên gồm Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Kinh tế, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng…
Điểm chuẩn Học viện Tài chính
Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2021 dao động từ 26,1 – 36,22 điểm, tăng từ 1.4 – 3.52 điểm so với năm 2020. Chuyên ngành Hải quan & Logistics có điểm chuẩn cao nhất, 36.22 điểm (trong đó, điểm môn Toán phải lớn hơn hoặc bằng 8.4 điểm).
Chi tiết điểm chuẩn trúng tuyển các chuyên ngành của Học viện Tài chính năm 2021 như sau:
Năm 2022, điểm chuẩn ngành Hải quan & Logistics tại Học viện Tài chính lấy 31.17 điểm.
Cách tính điểm ngành Hải quan & Logistics: Điểm xét tuyển = [(Môn chính x 2) + Môn 2 + Môn 3] + [Điểm ƯT (KV, ĐT)× 4/3, làm tròn đến 2 chữ số thập phân];
Điểm chuẩn Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học hệ chính quy năm 2021 đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, trong các ngành xét tuyển thì điểm cao nhất là 25.7 điểm đối với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Năm 2022, điểm chuẩn vào ngành này là 24 điểm.
Điểm chuẩn trúng tuyển Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải chi tiết như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Management) là một lĩnh vực quan trọng trong kinh doanh, góp phần xử lý việc sản xuất, lưu kho, vận chuyển, giao nhận hàng hóa và dịch vụ giữa các đối tác kinh doanh và khách hàng. Mục tiêu của ngành này là tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Có thể nói, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chính là một hệ thống toàn diện, người quản lý hệ thống này cần có một chiến lược phù hợp để phân phối các sản phẩm được sản xuất trong nước tới khách hàng nội địa và trên toàn cầu một cách nhanh và đạt hiệu quả cao.
Chương trình học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, logistics căn bản, kinh doanh logistics, thương mại doanh nghiệp hệ thống thông tin quản lý trong logistics, nghiệp vụ hải quan, nghiệp vụ giao nhận và vận tải hàng hóa quốc tế, quản trị vận hành logistics, luật hàng hải quốc tế…
2. Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Logistics và các ngành có liên quan để các bạn thoải mái hơn trong việc lựa chọn.
Các trường tuyển sinh ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng năm 2023 và điểm chuẩn như sau:
a. Khu vực Hà Nội & các tỉnh miền Bắc
b. Khu vực miền Trung & Tây Nguyên
c. Khu vực TPHCM & các tỉnh miền Nam
d. Khu vực các tỉnh miền Nam (ngoài TPHCM)
Điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2022 dao động từ 14 tới 28.2 điểm (thang điểm 30).
3. Các khối thi ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển riêng, thường là 4 khối/ngành. Dưới đây là những tổ hợp xét tuyển các bạn có thể sử dụng để xét vào ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng kèm theo số lượng trường xét theo khối đó nhé.
Các khối xét tuyển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C01 (Văn, Toán, Lý)
- Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
- Khối D90 (Toán, Anh, KHTN)
Sơ lược về ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực hoạt động theo dây chuyền, kết nối các hoạt động tham gia vào việc sản xuất và cung ứng hàng hóa dịch vụ với nhau (lưu trữ hàng hóa, vận chuyển nguyên vật liệu, xử lý hàng tồn kho, sản xuất hàng hóa,..).
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới giao dịch xuất nhập khẩu lớn mạnh, có nhiều đối tác quốc tế và nhà máy của các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ sản xuất trên thế giới. Xét theo góc độ thị trường thì ngành Quản lý chuỗi cung ứng và logistics chính là mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình sản xuất – phân phối – lưu thông hàng hóa.
Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ cũng như những loại hình sản xuất -phân phối – lưu thông hàng hóa đã khiến cho ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong những năm gần đây luôn rơi vào tình trạng “khát” nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chuyên môn, chất lượng cao.
Theo Forbes Vietnam, năm 2030, Việt Nam có nhu cầu nhân lực của ngành Logistics lên đến 2.2 triệu người lao động với hơn 30000 doanh nghiệp, tập đoàn Logistics đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng nhân sự thực tế của ngành hiện nay chỉ đáp ứng được 40% và trong số đó chỉ có 10% nhân lực được đào tạo bài bản.
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Ngoài nhu cầu về nguồn nhân lực, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng còn có những lý do để thu hút các giới trẻ theo học là:
- Lĩnh vực có nghề nghiệp đa dạng: Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có nhiều cơ hội việc làm ở những doanh nghiệp cho mọi lĩnh vực kinh doanh, ví dụ: các cơ quan Nhà nước về thuế, hải quan, công ty vận tải đa phương thức, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các hãng hàng không, những công ty xuất nhập khẩu hoặc những tập đoàn đa quốc gia như Samsung, DHL, Bosch, Unilever Vietnam…
- Mức lương không giới hạn: Mức lương khởi điểm dành cho cử nhân Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng dao động từ khoảng 10 đến 15 triệu đồng/tháng và được tăng theo năng lực và kinh nghiệm hoặc những kỹ năng khác của mỗi nhân sự.
- Cơ hội làm việc ở nhiều quốc gia: các nhân sự ngành Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics được chào đón ở hầu hết các nước trên thế giới. Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia chỉ cần bạn tốt về ngoại ngữ và đáp ứng yêu cầu công việc riêng của từng công ty..
- Công việc thực tập dễ dàng: hiện tại, ngành này có khoảng 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động vì vậy, các bạn sinh viên không cần phải lo lắng khi tìm kiếm một nơi thực tập phù hợp. Hiện ngành Logistics ngày càng phát triển nhanh và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nơi thực tập thông qua các trang việc làm như Logistics4vn, Ybox, TopCV hay Internship.edu.vn.
Xem thêm: 5 loại hình dịch vụ cho thuê kho bãi phổ biến tại Việt Nam