Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Ngạch Kế Toán Viên – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Ngạch Kế Toán Viên đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngạch Kế Toán Viên trong bài viết này nhé!

Video: Học kế toán thực hành Online Offline Bài 3 Phương pháp, Cách ghi các loại Sổ kế toán thực tế ra sao?

Bạn đang xem video Học kế toán thực hành Online Offline Bài 3 Phương pháp, Cách ghi các loại Sổ kế toán thực tế ra sao? mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh Trung tâm KẾ TOÁN HỢP NHẤT từ ngày 2019-10-28 với mô tả như dưới đây.

Học kế toán thực hành Online Offline Bài 3/20 (Quan trọng)
– Bài giảng này sẽ giúp học viên hiểu rằng mỗi tài khoản trong học đường chỉ là số hiệu và là một chữ T, nhưng khi đi làm kế toán thì một chữ T đó sẽ ứng với một cuốn sổ kế toán. Theo dõi từ đầu kỳ đến cuối kỳ sự thay đổi của một khoản mục.

– Bài giảng cũng giúp học viên nắm vững các nguyên tắc ghi Nợ, Có cho tất cả các tài khoản từ loại 1 đến loại 9. Đề rồi khi gặp bất kỳ nghiệp vụ nào trongthực tế, học viên đều biết mở sổ và ghi vào sổ một cách đúng đắn, để rồi cuối kỳ sẽ có kết quả trung thực, hợp lý đưa lên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

– Phần Bài tập tài liệu :
https://ketoanhopnhat.edu.vn/hoc-ke-toan-online-ke-toan-thuc-hanh-ke-toan-hop-nhat.html

—————————–
– Tham khảo Tài liệu & Khóa học: https://ketoanhopnhat.edu.vn

————————————–
* Mời bạn hãy Đăng ký khóa học Trực tiếp/ Online
– Để nhận được hỗ trợ hướng dẫn giúp bạn tiếp thu bài hiệu quả & cũng như nhận được trọn bộ video tài liệu của khóa học này !
– Tư vấn học Trực tiếp / Online Cô Thúy : 0908.125.042
– Bạn có thể học Online / Trực tiếp tại 952 Quang Trung, P8, Gò Vấp, tpHCM

——————————————–
Chúc các bạn Thành công !
Trung tâm Kế toán Hợp Nhất.

#Hocketoan #HocketoanOnline #Họckếtoánthựchành #ketoanhopnhat

Một số thông tin dưới đây về Ngạch Kế Toán Viên:

Những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Ngày 03/6/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây viết tắt là Thông tư số 29/2022/TT-BTC). So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC ngày 11/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ (sau đây viết tắt là Thông tư số 77/2019/TT-BTC), cụ thể:

Thứ nhất, thay đổi tiêu chuẩn về năng lực ngoại ngữ, tin học
So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC, Thông tư số 29/2022/TT-BTC đã cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; xác định tiêu chuẩn về ngoại ngữ tin học là tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các ngạch kế toán viên cao cấp, kế toán viên chính, kế toán viên: “có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Đồng thời, tiêu chuẩn về năng lực ngoại ngữ của các ngạch công chức chuyên ngành kế toán theo quy định mới sẽ căn cứ vào yêu cầu của từng vị trí việc làm. Điều này khác so với quy định tiêu chuẩn về năng lực ngoại ngữ tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC: có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 (ngạch kế toán viên cao cấp), bậc 3 (ngạch kế toán viên chính), bậc 2 (ngạch kế toán viên) và bậc 1 (ngạch kế toán viên trung cấp) khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
Riêng đối với ngạch kế toán viên trung cấp, Thông tư số 29/2022/TT-BTC không yêu cầu về năng lực ngoại ngữ, tiếng dân tộc, chỉ yêu cầu sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Ngoài ra, Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định một số trường hợp phải cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ để xác định khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn ngạch, cụ thể:
– Đối với việc xét tuyển dụng, kiểm tra, sát hạch tiếp nhận vào công chức, xét nâng ngạch công chức mà quy định không tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ, tin học (trừ trường hợp kiểm tra sát hạch tiếp nhận vào công chức mà người ứng tuyển là viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp có tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn của ngạch dự kiến tuyển dụng).
– Đối với việc chuyển xếp ngạch từ các ngạch hành chính, chuyên ngành khác vào ngạch kế toán khi thay đổi vị trí việc làm, trường hợp tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học của ngạch đang giữ thấp hơn ngạch dự kiến chuyển.
Thứ hai, thay đổi tiêu chuẩn về chứng chỉ bồi dưỡng ngạch
So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC, tên chương trình chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC đã thay đổi:
– Thông tư số 77/2019/TT-BTC quy định tiêu chuẩn ngạch kế toán viên cao cấp có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp (điểm c khoản 4 Điều 5); tiêu chuẩn ngạch kế toán viên chính có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên chính (điểm b khoản 4 Điều 6);  tiêu chuẩn ngạch kế toán viên có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên (điểm b khoản 4 Điều 7);  tiêu chuẩn ngạch kế toán viên trung cấp có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp (điểm b khoản 4 Điều 8).
– Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn ngạch kế toán viên cao cấp có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính (điểm c khoản 4 Điêu 5); tiêu chuẩn ngạch kế toán viên chính có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính và tương đương, có bằng cao cấp lý luận chính trị-hành chính (điểm b khoản 4 Điều 6); tiêu chuẩn ngạch kế toán viên có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên và tương đương (điểm b khoản 4 Điều 7). Riêng đối với ngạch kế toán viên trung cấp không quy định về tiêu chuẩn chứng chỉ bồi dưỡng ngạch.
Như vậy, quy định về tiêu chuẩn bồi dưỡng ngạch tại Thông tư số 29/2022/TT-BTC “mở” hơn so với Thông tư số 77/2019/TT-BTC vì có thể sử dụng chứng chỉ tương đương để xem xét bổ nhiệm vào ngạch công chức chuyên ngành kế toán.
Ngoài ra, Thông tư số 29/2022/TT-BTC cũng quy định công chức chuyên ngành kế toán có chứng chỉ hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch trước ngày 30/6/2022 thì không phải tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước tương ứng theo quy định mới (khoản 4 Điều 25).
Thứ ba, thay đổi tiêu chuẩn về tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch kế toán viên cao cấp
Theo Thông tư số 29/2022/TT-BTC bỏ quy định có bằng cử nhân chính trị là đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị đối với ngạch kế toán viên cao cấp, cụ thể: Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền (điểm c khoản 4 Điều 5).
Thông tư số 29/2022/TT-BTC tiếp tục quy định “Trường hợp công chức không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nhưng đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kế toán viên, kế toán viên chính trước ngày 01/01/2014 thì vẫn tiếp tục được làm kế toán theo quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP; trường hợp thi nâng ngạch cao hơn phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Thông tư này” (khoản 1 Điều 25).
Ngoài ra, Thông tư số 29/2022/TT-BTC cũng quy định công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên ngành kế toán theo quy định của pháp luật từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chuyên môn của ngạch chuyên ngành kế toán quy định tại Thông tư này tương ứng với ngạch đã được bổ nhiệm (khoản 3 Điều 25).
Thứ tư, thay đổi về thời gian giữ ngạch, điều kiện để dự thi nâng ngạch công chức chuyên ngành kế toán
So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC, Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định cụ thể hơn về thời gian giữ ngạch để dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp đang giữ ngạch Kế toán viên chính và có thời gian giữ ngạch Kế toán viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kế toán viên chính tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch (điểm a khoản 5 Điều 5); nâng ngạch kế toán viên chính đang giữ ngạch Kế toán viên và có thời gian giữ ngạch Kế toán viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kế toán viên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch (điểm a khoản 5 Điều 6); nâng ngạch kế toán viên đang giữ ngạch kế toán viên trung cấp và có thời gian giữ ngạch kế toán viên trung cấp hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch kế toán viên trung cấp tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch (khoản 5 Điều 7).
Thứ năm, thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, điều kiện để dự thi nâng ngạch công chức chuyên ngành kế toán
 So với Thông tư số 77/2019/TT-BTC, Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định “mở” hơn về tiêu chuẩn văn bản quy phạm pháp luật, đề tài, đề án, cụ thể:
– Đối với trường hợp dự thi nâng ngạch kế toán viên cao cấp: bổ sung thêm đối tượng tham gia xây dựng văn bản, đề tài, đề án; bỏ quy định về việc đề tài, đề án đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt (điểm b khoản 5 Điều 5).
– Đối với trường hợp dự thi nâng ngạch kế toán viên chính: bỏ đối tượng chủ trì xây dựng văn bản, đề tài, dự án, đề án (chỉ yêu cầu tham gia xây dựng); bỏ quy định về việc đề tài, đề án đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu hoặc phê duyệt; sửa đổi cấp xây dựng đề tài, đề án, dự án từ cấp tỉnh, cấp huyện thành cấp cở sở trở lên là điều kiện dự thi nâng ngạch (điểm b khoản 5 Điều 6).
Thứ sáu, thay đổi về quy định chuyển xếp lương
Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định cụ thể hơn về việc chuyển xếp lương sang ngạch công chức chuyên ngành kế toán (mới) được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV.
Trường hợp công chức chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương vào ngạch công chức chuyên ngành kế toán (mới) theo quy định thì tiếp tục được xếp lương theo ngạch công chức hiện hưởng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn 05 năm này, công chức phải hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức chuyên ngành (mới). Khi công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện ở ngạch công chức chuyên ngành (mới) thì cơ quan quản lý hoặc sử dụng công chức chuyển xếp lương theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Trường hợp công chức không hoàn thiện tiêu chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu của ngạch công chức thì thực hiện tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật (Điều 25).
Như vậy, Thông tư số 29/2022/TT-BTC quy định mở rộng đối tượng xếp lương khi chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn (Thông tư số 77/2019/TT-BTC chỉ quy định đối với ngạch kế toán viên trung cấp), thay đổi thời hạn tiếp tục xếp lương, hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn (Thông tư số 77/2019/TT-BTC quy định 6 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực), thay đổi cách thức xử lý nếu không hoàn thiện điều kiện, tiêu chuẩn trong thời hạn, bỏ quy định xem xét bố trí lại công việc.
Thứ bảy, bãi bỏ Thông tư số 77/2019/TT-BTC
Kể từ ngày 18/7/2022, Thông tư số 29/2022/TT-BTC có hiệu lực, bãi bỏ Thông tư số 77/2019/TT-BTP, bãi bỏ các quy định liên quan đến việc chuyển xếp ngạch mới đối với kế toán viên cao đẳng: Cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng đề án và tổ chức thực hiện thi nâng ngạch từ ngạch kế toán viên cao đẳng lên ngạch kế toán viên đối với các trường hợp đáp ứng các tiêu chuẩn của ngạch kế toán viên trừ điều kiện về thời gian giữ ngạch. Các công chức hiện đang giữ ngạch kế toán viên cao đẳng được xếp tương ứng vào ngạch kế toán viên trung cấp và tiếp tục được xếp lương theo ngạch hiện hưởng (công chức loại A0) cho đến khi xếp ngạch mới (nâng ngạch Kế toán viên) (khoản 2 Điều 24).
Do vậy, cơ quan quản lý công chức cần khẩn trương rà soát và thực hiện việc chuyển xếp ngạch đối với công chức vẫn đang giữ ngạch kế toán viên cao đẳng trước ngày 18/7/2022.
Trên đây là những quy định mới về ngạch công chức chuyên ngành kế toán trong Thông tư số 29/2022/TT-BTC ngày 03/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2022). Có thể nói, Thông tư số 29/2022/TT-BTC đã kịp thời sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành kế toán phù hợp với chủ trương của Chính phủ về việc bảo đảm cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm[1].
Lê Thị Thu Thảo, Thẩm tra viên Vụ Tổ chức cán bộ,
Tổng cục Thi hành án dân sự


[1] theo Công văn số 3845/VPCP-TCCV ngày 10/6/2021 của Văn phòng Chính phủ

Kế toán viên cao cấp (mã số ngạch 06.029)

Đây là công chức có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Bố trí đối với các chức danh lãnh đạo cấp Vụ, Cục tương đương tại các Bộ, ngành ở Trung ương. Thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán. Kế toán viên cao cấp giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.

Nhiệm vụ hạng chức danh nghề nghiệp kế toán cao cấp

  • Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán. Nghiên cứu các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán đối với ngành, lĩnh vực;
  • Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành. Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
  • Chủ trì xây dựng tài liệu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo. Bồi dưỡng đội ngũ công chức làm công tác kế toán.
  • Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán. Kiểm tra nghiệp vụ kế toán.
  • Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm. Đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ. Sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật. Nắm vững quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực; công tác tổ chức bộ máy của đơn vị và các quy định của pháp luật về kế toán;
  • Hiểu rõ và tuân thủ Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước, luật pháp quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
  • Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách. Chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án liên quan đến công tác kế toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
  • Có chuyên môn sâu, rộng về lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán. Nắm được phương pháp, xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước & quốc tế.
  • Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính. Hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
  • Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên cao cấp.
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo các ngạch công chức chuyên ngành kế toán

1. Thông tin cơ bản về công chức chuyên ngành kế toán hiện nay

Theo quy định hiện hành thì ngạch công chức chuyên ngành kế toán có 04 ngạch, đó là:

  • Kế toán viên cao cấp (mã số ngạch 06.029),
  • Kế toán viên chính (mã số ngạch 06.030),
  • Kế toán viên (mã số ngạch 06.031),
  • Kế toán viên trung cấp (mã số ngạch 06.032).

So với các quy định trước đây thì số lượng ngạch công chức chuyên ngành kế toán giảm 02 ngạch. Nghĩa là quy định mới đã bỏ không còn Kế toán viên cao đẳng (mã số ngạch 06a.031) và Kế toán viên sơ cấp (mã số ngạch 06.033).

Lưu ý rằng, với công chức hiện đang giữ ngạch kế toán viên sơ cấp, tính đến trước ngày 01/01/2020, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Trường hợp có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, nghĩa là người đó đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch kế toán viên trung cấp thì lúc này được xem xét, quyết định bổ nhiệm vào ngạch này;
  • Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, nghĩa là người đó đáp ứng đủ tiêu chuẩn của ngạch kế toán viên thì sẽ được miễn điều kiện về thời gian giữ ngạch khi thi nâng ngạch lên kế toán viên;
  • Trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thì lúc này phải tiếp tục hưởng theo hệ số lương hiện hưởng trong thời gian 06 năm kể từ ngày 01/01/2020. Lưu ý trong thời gian này, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí công chức đi đào tạo thêm cho cán bộ để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch.
  • Trường hợp dưới 55 tuổi với nam, và 50 tuổi với nữ thì tổ chức cần bố trí đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch công chức kế toán viên trung cấp trở lên; Song song với đó nếu được cử đi học nhưng không tham gia học hay kết quả không đạt yêu cầu thì sẽ bị tinh giản biên chế;
  • Trường hợp từ đủ 55 trở lên với nam, và 50 trở lên với nữ mà không có nhu cầu hay không được cử đi đào tạo thì lúc này cần được bảo lưu chế độ, chính sách của ngạch kế toán viên sơ cấp cho đến khi cá nhân này đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo quy định hiện hành thì lương của công chức ngành kế toán hiện nay như sau:

  • Kế toán viên cao cấp được xếp lương theo công chức loại A3 – nhóm A3.2;
  • Kế toán viên chính được xếp lương theo công chức loại A2 – nhóm A2.2;
  • Kế toán viên được xếp lương theo công chức loại A1;
  • Kế toán viên trung cấp được xếp lương theo công chức loại A0.

Có thể bạn quan tâm: 2020: Những ngày không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến chủ đề Ngạch Kế Toán Viên

học kế toán online, hoc ke toan online, hoc ke toan toan offline, hoc ke toan truc tuyen, Học kế toán thực hành, cách ghi sổ kế toán, cách định khoản, học kế toán thực hành, học kế toán, học kế toán cơ bản, học kế toán thuế, học kế toán tổng hợp

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngạch Kế Toán Viên này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngạch Kế Toán Viên trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button