Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Ngành An Toàn Thông Tin – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Ngành An Toàn Thông Tin đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành An Toàn Thông Tin trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ngành An Toàn Thông Tin:

Giới thiệu chung

Chúng ta đang sống trong thời đại của cuộc cách mạng Internet kết nối toàn cầu. Mạng Internet đã mở ra những cơ hội vô cùng to lớn cho con người trong công cuộc hành trình tìm kiếm tri thức, nhưng đồng thời cũng phát sinh một vấn đề quan trọng hơn đó là đảm bảo sự an toàn của người sử dụng trên không gian mạng công khai đó.

Ngành An toàn thông tin ngày một quan trọng

Tầm quan trọng ngày một lớn của ngành An toàn thông tin

Bạn có thể nghĩ đơn giản, bạn có những bí mật và nó được lưu trong cuốn nhật ký đã được khóa kỹ, nhưng một ngày nào đó cuốn sổ bị mất cắp và những bí mật bạn không muốn ai biết đó được phát trên mạng. Điều này chắc chắn sẽ rất tệ cho bạn, nó cũng tương tự với hiện tượng mất an ninh mạng ngày càng tăng hiện nay.

Việc mất cắp, rò rỉ thông tin mang lại những rủi ro lớn cho cá nhân và doanh nghiệp. Vì thế hầu hết tại các doanh nghiệp lớn đều có ít nhất một kỹ thuật viên tốt nghiệp từ ngành An toàn thông tin, nó đảm bảo cho họ an tâm hoạt động và bảo vệ các bí mật của tổ chức.

An toàn thông tin là một ngành hấp dẫn

Ngành An toàn thông tin (ATTT) là một ngành rất hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu về mạng, để bảo vệ người dùng và ứng dụng mạng. Những chuyên gia ATTT giống như những chiến sỹ tiên phong trên không gian mạng đem lại sự yên bình cho người sử dụng cũng như sự hoạt động an toàn và thông suốt của mạng máy tính.

Đến với ngành học này, bạn sẽ hiểu và làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh; quan trọng không kém đó là xây dựng được những chuẩn chính sách An toàn thông tin để bảo vệ hệ thống.

Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin?

Công việc hấp dẫn cho sinh viên ngành an toàn thông tin

Câu hỏi mình sẽ làm ở đâu, lương thế nào là một câu hỏi mà hầu hết các sinh viên sắp ra trường rất lo lắng. Nhưng với sinh viên ngành an toàn thông tin thì nó không khó để trả lời bởi một ví trí liên quan đến an toàn thông tin rất được các doanh nghiệp quan tâm, thậm chí là bạn có thể làm việc cho một công ty đa quốc gia với mức lương khủng nếu có năng lực.

Sinh viên UIT giành ngôi vô địch cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin 2015

Tốt nghiệp kỹ sư ngành ATTT các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các vị trí như:

  • Chuyên viên bảo mật và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
  • Chuyên viên phân tích và phòng chống mã độc.
  • Chuyên viên phát triển phần mềm an toàn
  • Chuyên viên mật mã
  • Chuyên viên kiểm tra an ninh trên không gian mạng (pen-test)

Website Khoa: 

=>> Xem thêm chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin tại UIT, TẠI ĐÂY

Định nghĩa[sửa (Ngành An Toàn Thông Tin) | sửa mã nguồn]

Định nghĩa của an toàn thông tin được nêu ra từ nhiều nguồn khác nhau[1], chúng ta có thể hiểu theo nhiều cách sau: “Là sự bảo toàn của việc bảo mật, toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin: Chú ý: Những đặc tính khác như: xác thực, sự tự chịu trách nhiệm với thông tin, không thể chối cãi và độ tin cậy cũng có thể liên quan tới định nghĩa” (ISO/IEC 27000:2009)[2].

Tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Trên trường quốc tế Tiêu chuẩn Anh BS 7799 “Hướng dẫn về quản lý an toàn thông tin”, được công bố lần đầu tiên vào năm 1995, đã được chấp nhận. Xuất phát từ phần 1 của Tiêu chuẩn Anh BS 77999 là tiêu chuẩn ISO/IEC 17799:2000 mà hiện nay tồn tại dưới phiên bản được sửa đổi ISO/IEC 17799:2005.

Nội dung ISO/IEC 17799:2005 bao gồm 134 biện pháp cho an toàn thông tin và được chia thành 12 nhóm:

  • Chính sách an toàn thông tin (Information security policy): chỉ thị và hướng dẫn về an toàn thông tin
  • Tổ chức an toàn thông tin (Organization of information security): tổ chức biện pháp an toàn và quy trình quản lý.
  • Quản lý tài sản (Asset management): trách nhiệm và phân loại giá trị thông tin
  • An toàn tài nguyên con người (Human resource security): bảo đảm an toàn
  • An toàn vật lý và môi trường (Physical and environmental security)
  • Quản lý vận hành và trao đổi thông tin (Communications and operations management)
  • Kiểm soát truy cập (Access control)
  • Thu nhận, phát triển và bảo quản các hệ thống thông tin (Information systems acquisition, development and maintenance)
  • Quản lý sự cố mất an toàn thông tin (Information security incident management)
  • Quản lý duy trì khả năng tồn tại của doanh nghiệp (Business continuity management)
  • Tuân thủ các quy định pháp luật (Compliance)
  • Quản lý rủi ro (Risk Management)

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 phát triển từ phần 2 của BS 7799. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với một hệ thống quản lý an toàn thông tin và tương tự như ISO 9001 là một tiêu chuẩn về quản lý có thể được cấp giấy chứng nhận.

1. Tìm hiểu ngành An toàn thông tin

  • An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặt phá hủy thông tin chưa có sự cho phép. Hiểu một cách đơn giản, An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.
  • Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về mạng máy tính, hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mật mã, an toàn hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, an toàn các ứng dụng web và Internet, an toàn trong giao dịch và thương mại điện tử, các kỹ thuật tấn công và xâm nhập mạng, mô hình bảo vệ và các kỹ thuật phòng thủ chống tấn công đột nhập.
  • Trước xu thế hội nhập hiện nay, việc bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin chuyển tải đến người dùng rất cấp thiết. Chính vì vậy, ngành An toàn thông tin ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình, trở thành ngành nghề hấp dẫn của thời đại công nghệ cao.
Những thông tin thí sinh cần biết về ngành An toàn thông tin

2. Chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành An toàn thông tin trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN

5

Tiếng Anh A11/A21

6

Tiếng Anh A12/A22

7

Tiếng Anh A21/B11

8

Tiếng Anh A22/B12

9

Tin học cơ sở 1

10

Tin học cơ sở 2

11

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng

Giáo dục thể chất 1
Giáo dục thể chất 2
Giáo dục Quốc phòng

Kiến thức phát triển kỹ năng (chọn 3/7)

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng tạo lập văn bản

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tư duy sáng tạo

II

Khối kiến thức cơ bản nhóm ngành

12

Giải tích 1

13

Giải tích 2

14

Đại số

15

Vật lý 1 và thí nghiệm

16

Vật lý 3 và thí nghiệm

17

Xác suất thống kê

III

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

III.1

Kiến thức cơ sở ngành

18

Kỹ thuật số

19

Toán rời rạc 1

20

Toán rời rạc 2

21

Ngôn ngữ lập trình C++

22

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

23

Cơ sở dữ liệu

24

Kiến trúc máy tính

25

Kỹ thuật vi xử lý

26

Lý thuyết thông tin

27

Hệ điều hành

28

Lập trình hướng đối tượng

29

Mạng máy tính

30

Nhập môn công nghệ phần mềm

31

Lập trình Web

32

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

33

Cơ sở an toàn thông tin

34

Mật mã học cơ sở

III.2

Kiến thức ngành

35

Lập trình mạng

36

Kiểm thử xâm nhập

37

Hệ điều hành Windows và Linux/Unix

38

An toàn mạng

39

An toàn hệ điều hành

40

Quản lý an toàn thông tin

41

An toàn ứng dụng Web và CSDL

42

An toàn mạng nâng cao

43

Kỹ thuật theo dõi, giám sát an toàn mạng

44

Phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động

Học phần tự chọn (2/4 học phần)

45

Mật mã học nâng cao

46

Phát triển phần mềm an toàn

47

Khoa học pháp lý số

48

Các kỹ thuật giấu tin

Theo Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

Ngành An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin là việc ngăn ngừa các nguy cơ, truy cập, chia sẻ thông tin, phá hủy hoặc ghi chép các thông tin khi chưa được chấp thuận bởi chủ sở hữu. 

Ngành An toàn thông tin là gì?

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet như ngày nay càng khiến cho vấn đề an toàn thông tin cần được chú trọng hơn nữa. Bạn biết đấy, việc rò rỉ thông tin có thể gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, cá nhân.

Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thông tin, nhiều cơ sở giáo dục đã cập nhật chương trình đào tạo ngành An toàn thông tin nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực.

Đọc thêm: Học IT Có Khó Không? Khó Khăn Của Ngành Công Nghệ Thông Tin Không Phải Ai Cũng Biết

Ngành An toàn thông tin học gì?

Sinh viên theo học ngành An toàn thông tin sẽ được đào tạo trong thời gian 4 – 4.5 năm và được trang bị đầy đủ các kiến thức, bao gồm:

  • Kiến thức đại cương.
  • Kiến thức cơ sở ngành An toàn thông tin. Qua đây, người học có thể hiểu được cơ bản hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin, các mối nguy hiểm đối với hệ thống thông tin, các phương pháp để đối phó với những tình huống nguy hiểm kể trên.
  • Kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực.

Đọc thêm: Công Nghệ Thông Tin Gồm Những Ngành Nào?

An toàn thông tin học trường nào?

Học an toàn thông tin trường nào uy tín, chất lượng? Trong phần này, Glints sẽ mách bạn những ngôi trường đào tạo ngành An toàn thông tin hàng đầu tại Việt Nam:

  • Đại học Bách Khoa. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã. Cập nhật thông tin tuyển sinh .
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Học viện An ninh nhân dân. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Trường Đại học Cần Thơ. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.
  • Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Cập nhật thông tin tuyển sinh tại đây.

Ngành An toàn thông tin là gì?

Hiểu một cách đơn giản, An toàn thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ việc bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin chống lại các nguy cơ tự nhiên, các hành động truy cập, sử dụng, phát tán, phá hoại, sửa đổi và phá hủy bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy.

 
Sinh viên cần phải có sự tìm tòi trong quá trình học để cập nhật những công nghệ mới nhất

Theo học An toàn thông tin, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, khả năng thiết kế, cài đặt và quản trị hệ thống mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành An toàn thông tin có uy tín như Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông… sinh viên còn được chú trọng phát triển các kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công tin tặc (hacker) trong môi trường số, đảm bảo thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội là nhu cầu cập nhập và truyền tải thông tin của con người vô cùng mạnh mẽ, do đó việc bảo mật và đảm bảo an toàn thông tin chuyển tải đến người dùng rất cấp thiết. Trước nhu cầu đó, ngành An toàn thông tin đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại công nghệ cao. Từ việc thiết kế, cài đặt các phần mềm quản lý thông tin cho đến nghiên cứu công nghệ và phát triển chiến lược bảo vệ thông tin đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia về an toàn thông tin.

Ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?

Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh doanh đều chú trọng và quan tâm đến việc đảm bảo thông tin của công ty được bảo mật trước thời buổi cạnh tranh khốc liệt, chính điều này đã thúc đẩy nhu câu nhân lực của ngành an toàn thông tin ngày càng cao. Do đó, sinh viên ngành An toàn thông tin sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Chuyên viên an toàn thông tin, quản trị an ninh mạng, chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống an toàn thông tin, chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin trong các công ty lập trình, doanh nghiệp.
 

Đối với đại học việc có một nhóm học tập sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều trong việc học

Để tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn này, song song với kiến thức chuyên ngành, việc trang bị thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là một yêu cầu không thể thiếu đối với sinh viên ngành An toàn thông tin. Tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – một trong những trường đại học uy tín có đào tạo chuyên ngành An toàn thông tin thuộc ngành Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng tiếng Anh để có thể dễ dàng tiếp xúc với những tài liệu tham khảo, quy trình thực hành công nghệ, hệ thống thông tin, thành tựu an ninh thông tin thế giới. Ngoài ra, sinh viên ngành An toàn thông tin tại HUTECH còn được trang bị kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… để có thể tự tin làm việc và khẳng định bản thân trong nền kinh tế hiện đại.
 
Từ những thông tin vừa cung cấp, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Ngành An toàn thông tin là gì? Ra trường làm gì?”. Đây sẽ là một tiền đề quan trọng để các bạn có những tìm hiểu sâu hơn về ngành An toàn thông tin, chẳng hạn như ngành An toàn thông tin xét tuyển những tổ hợp môn nào, những tố chất nào phù hợp với ngành An toàn thông tin, nên học ngành An toàn thông tin ở trường nào,… để có những lựa chọn đúng đắn, phù hợp cho tương lai của mình.

Đăng ký xét tuyển trực tuyến:

Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết

Các tin khác


Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?


Đối với các bạn yêu thích lĩnh vực đầu tư quốc tế, logistic và vận tải quốc tế, marketing quốc tế thì ngành học Kinh doanh quốc tế chính là lựa…

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngành An Toàn Thông Tin này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngành An Toàn Thông Tin trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button