Thông tin tuyển sinh

Ngành Hàng Hải – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Ngành Hàng Hải đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành Hàng Hải trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ngành Hàng Hải:

1. Tìm hiểu chung về ngành hàng hải

Ngành hàng hải là ngành chuyên đào tạo và cung cấp những kiến thức liên quan đến hàng hải như: Luật thương mại biển, quản lý hàng hải, khoa học hàng hải,… Sinh viên theo học ngành này được cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để phục vụ công việc sau này.

Tìm hiểu chung về ngành hàng hải

2. Ngành hàng hải học những gì?

Ngành hàng hải là một ngành học lớn bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích của cá nhân bạn có thể lựa chọn ngành học để theo đuổi như:

  • Ngành khoa học hàng hải: Ngành học này cho bạn kiến thức và nghiệp vụ liên quan đến khai thác cảng biển, cứu nạn – cứu hộ trên biển, dịch vụ bảo hiểm, xây dựng cảng biển,…
  • Ngành khoa học kinh tế hàng hải: Ngành học này mang đến cho sinh viên rất nhiều kiến thức liên quan đến luật hàng hải, thương mại hàng hải, Logistics,…
  • Ngành khoa học điều khiển tàu: Cung cấp kiến thức và kỹ năng để các bạn có thể điều khiển các loại tàu biển. Nghiên cứu phát triển hoặc sửa chữa các lỗi kỹ thuật trên tàu.

Sinh viên theo học ngành hàng hải được đào tạo bài bản từ kiến thức cơ bản cho đến kiến thức chuyên sâu. Đồng thời các bạn cũng có đầy đủ các kỹ năng chuyên ngành để phục vụ công việc sau này.

3. Ngành hàng hải có được ưa chuộng?

Ngành hàng hải không chỉ quan trọng tại Việt Nam mà còn nhiều nước có biển trên thế giới. Bởi, hàng hải chính là một trong những con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng cho việc giao thương với nhiều quốc gia khác nhau. Hàng hải phát triển sẽ giúp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển theo.

Ngành hàng hải có được ưa chuộng?

Ngành hàng hải còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Hiện nay, có hơn 90% hàng hóa xuất khẩu đều theo đường vận tải biển đi các vùng miền, quốc gia. Vì vậy, nhà nước ngày càng mở rộng nhiều cảng biển và chính sách ưu đãi để ngành hàng hải có cơ hội phát triển.

Sinh viên theo học ngày này có điểm chuẩn đầu vào không quá cao, sau khi tốt nghiệp lại có cơ hội việc làm hấp dẫn. Cùng với lợi thế của ngành, các bạn có thể gắn bó lâu dài với nghề và phát triển cùng nó. Do đó, lựa chọn ngành học này là quyết định thông minh và sáng suốt cho các bạn học sinh, sinh viên đó nhé!

Giới thiệu về hàng hải của nước ta hiện nay

Khái niệm về hàng hải

Nếu chúng ta không có những kiến thức và hiểu biết cơ bản về hàng hải của việt nam thì khi theo học sẽ rất khó để nắm bắt các thông tin. Không phải ai cũng hiểu ngành hàng hải là gì? Từ vài chục năm trước cho tới nay khi nhắc đến lĩnh vực về hàng hải có thể người ta chỉ nghĩ đến đó là đi biển hay đó là những suy nghĩ liên quan đến mặt nước và nghề đi tàu.

Vậy đã có ai nắm được những khái niệm và hiểu biết cơ bản về khái niệm này. Hàng hải hay gắn liền với từ ngành hàng hải có nghĩa được hiểu theo tiếng anh là “Maritime”. Nó được hiểu theo một nghĩa rất rộng đó là tất cả các ngành gồm công việc như: Bảo đảm hàng hải, đóng tàu, các hoạt động phụ trợ như đại lý môi giới, hoa tiêu, các công việc về ngành vận tải biển, khai thác cảng.

Trong tiếng việt hàng hải được hiểu là các công việc liên quan đến kỹ thuật điều khiển tàu biển và vận tải biển. Bên cạnh đó nó còn gồm những phạm vi rộng lớn và gồm các công việc đa dạng khác nhau.

Như vậy chúng ta có thể định nghĩa những khái niệm chung nhất của hàng hải là một lĩnh vực hoạt động với đa dạng các hình thức khác nhau, liên quan và chủ yếu đến biển.

Tầm quan trọng của ngành hàng hải

Là một trong những ngành nổi bật của Việt nam, ngày nay ngành hàng hải đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới có biển và đóng góp một phần trong sự tăng trưởng kinh tế và quan trọng với một số ngành công nghiệp khác như ngành như ngành công nghiệp quốc phòng và công nghiệp dầu mỏ…Đối với những ngành nghề kinh tế trên nếu không có ngành hàng hải thì sẽ không thể hoạt động và không thể tồn tại.

Ngày nay trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải là gì và vai trò của nó ngày càng được nâng cao. Đó là ngành quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là cảng biển, đây được coi là hạt nhân đầu mối tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông mọi hàng hóa . Hơn nữa việc làm vận tải lĩnh vực biển của nước ta hiện nay đang đảm nhiệm với con số là 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và là hệ mạch chính trong việc phân phối hàng hóa của nền kinh tế đưa nền kinh tế của nước ta phát triển và theo kịp sự hiện đại ngành hàng hải trên thế giới.

Sự quan trọng của ngành hàng hải còn quan trọng đối với nền nông nghiệp, ngành khai thác khoáng sản, không có ngành hàng hải thì không có các ngành công nghiệp nhẹ và nặng. Nhưng nếu thiếu đi hàng hải đó sẽ là một trong những mối đe dọa lớn của xã hội và của đất nước trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay.

Ở các nước trên thế giới, đối với những đất nước có biển ngành hàng hải đóng góp một tỷ trọng rất lớn vào tổng sản phẩm quốc nội. Hàng năm số lợi nhuận mà họ thu được lên đến con số hàng tỷ đồng và ngành hàng hải là một trong những ngành được phát triển và chú tâm hàng đầu của các nước trên thế giới.

Đối với nước ta, là một đất nước có đường bờ biển dài và rộng, có chiều dài địa lý và biển liền kề với đường hàng hải quốc tế thì thế mạnh về ngành hàng hải lại càng được phát triển hơn. Vì vậy tầm quan trọng của nền hàng hải nước ta hiện nay ngày càng được coi trọng.

>>> Xem thêm: Foody tphcm – Thiên đường ăn uống hàng đầu của giới trẻ hiện nay

Để thu hút nguồn nhân lực hàng hải cần làm gì?

Những năm gần đây ngành hàng hải đứng trước nguy cơ lớn về suy giảm nguồn nhân lực, đặc biệt là những ngành vận tải biển. Việc suy giảm nguồn nhân lực đem lại rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh việc đào tạo và tuyển sinh từ những trường đại học ngành hàng hải gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đáp ứng nguồn làm việc, phục vụ cho hoạt động đường biển. Với mức lương chưa được phù hợp và còn thấp, không đủ cho người lao động khi làm việc trong môi trường khắc nghiệt, lương của các thủy thủ Việt Nam còn thấp và ít hơn lương của những chủ tàu nước ngoài.Trong đó, lượng hoạt động của các tuyển thủ lớn, số lượng công việc khá vất vả nên không có nhiều người làm việc và lượng người nghỉ việc khá lớn. Do vậy, nước ta cũng cần có những chế độ và chính sách nhằm nâng cao tinh thần và vật chất của những người làm trong ngành hàng hải một cách phù hợp với từng hoàn cảnh và điều kiện về kinh tế.

Bên cạnh đó cần quan tâm đến đời sống của các thuyền viên, đề ra những quy định về sự cần thiết của hàng hải là gì? Có thể giảm thiểu những khoản thuế thu nhập về cá nhân cho những người làm việc ngoài biển xa. Đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức những cơ sở đào tạo huấn luyện bồi dưỡng cho những người làm trong ngành hàng hải ngày càng  tăng cao và có sự tin yêu đối với công việc.

Trong thời kỳ đất nước ngày một đi lên, hiện nay đất nước ta cũng có nhiều đổi mới về lĩnh vực hàng hải nhằm thu hút các nhân tài và những người yêu nghề. Nâng cao chất lượng ngành hàng hải để nền kinh tế biển ngày một đi lên.

Việc làm Logistic

Những ngành nghề nổi trội khi theo học hàng hải

Học ngành hàng hải ra làm gì?

Nếu bạn chưa biết mai sau ra trường, chọn lựa ngành hàng hải bạn sẽ lựa chọn những công việc gì hay học những ngành nào của trường này thì bạn có thể tìm hiểu các ngành học đang thu hút rất nhiều người hiện nay.

Ngành hàng hải hiện nay khi ra trường sinh viên có thể làm tại nhiều lĩnh vực khác nhau như trở thành các thuyền trưởng, điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển, thiết kế những bản vẽ tàu hay xây dựng và thi công những công trình ngoài ngơi. Bên cạnh đó những công việc như đóng tàu hay trở thành những kỹ thuật cầu đường là một trong những công việc cần thiết và rất nhiều người tuyển dụng hiện nay.

Không chỉ trong lĩnh vực chuyên về tàu và biển, nếu học ngành hàng hải xong, sau khi ra trường sinh viên còn có thể theo học và làm tại những khối vùng kinh tế như kinh tế vận tải, kinh doanh quốc tế, chuyên về kỹ thuật và an toàn hàng hải. Những công việc lương với mức hấp dẫn và thu nhập tương đối ổn, trở thành một trong những lựa chọn của nhiều người theo học đại học hiện nay.

Xem ngay: Việc làm kỹ sư hàng hải

Ngành khoa học hàng hải là gì?

Một ngành nổi trội trong lĩnh vực hàng hải đó là khoa học hàng hải. Đây là một trong những ngành được nhiều người quan tâm. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành khoa học hàng hải sẽ được đào tạo và làm việc tại những vị trí  trong nhà nước hoặc doanh nghiệp nhất định.

Nếu làm việc trong nhà nước có thể vào làm tại các lĩnh vực như cảng vụ, trục vớt cứu hộ, cứu nạn. Làm việc tại các cơ quan tìm kiếm và cứu nạn an ninh hàng hải,…

Nếu làm việc tại doanh nghiệp có thể làm trong văn phòng các công ty vận tải về đường biển, công việc hàng hải là gì? Bạn sẽ làm trong các lĩnh vực về dịch vụ hàng hải, dịch vụ bảo hiểm hàng hải hay những đại lý về tàu biển.

Công việc về khai thác cảng biển và vận hành tàu công vụ, được đào tạo kỹ lưỡng trong lĩnh vực hàng hải và trở thành một trong những người xuất sắc cùng với cơ hội việc làm hàng hải ổn định.

Ngành kinh tế hàng hải và toàn cầu hóa

Đây là một ngành không phải là cũ đối với sinh viên khi tốt nghiệp. Rất nhiều người theo học ngành này và được vào làm tại các vị trí lĩnh vực thương mại và kinh tế hàng hải, an ninh hàng hải và luật hàng hải. Khi học về kinh tế hàng hải và toàn cầu hóa sinh viên được trang bị các kiến thức lý thuyết về các ngành khoa học, đồng thời thấy được nhu cầu ngày càng nhiều và cần thiết của ngành này đối với xã hội.

Có những kiến thức về các lĩnh vực như an ninh hàng hải quốc tế, môi trường hàng hải, cung cấp các luật về hàng hải, kinh doanh và học các chính sách về hàng hải quốc tế.

Khi theo học ngành này sinh viên có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

– Có thể làm việc tại các tổ chức Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, các Viện nghiên cứu, Phòng thương mại công nghiệp quốc gia hoặc địa phương các Vụ kế hoạch, Vụ nghiên cứu chiến lược, Cục hàng hải, Vụ chính sách pháp luật tại các Bộ có liên quan, các tổ chức hoạch định chính sách;

– Không chỉ vậy còn có những công việc liên quan đến an ninh bảo vệ hàng hải, có thể làm công an biên phòng, làm việc tại lĩnh vực liên quan đến vận tải;

– Làm việc trên các lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, làm việc trong các cảng nội địa quốc tế.

– Cơ hội cho bạn về hàng hải là gì? Không chỉ dễ kiếm việc mà còn được làm việc về hàng hải quốc tế tại các tổ chức liên quan đến hàng hải như: Cục hàng hải quốc tế IMB; Tổ chức hàng hải quốc tế IMO,

– Làm việc tại các cơ quan liên quan đến luật hàng hải quốc tế và có thể làm tại các công ty Luật hàng hải;

– Bên cạnh đó những doanh nghiệp về vận tải luôn luôn được mở rộng để chào đón những cử dân hàng hải vào làm việc tại đây, làm việc trong các bộ phận nghiên cứu kế hoạch, lập chiến lược phát triển trong doanh nghiệp về hàng hải.

Ngành điều khiển tàu biển

Đây là một trong những ngành học khá phát triển hiện nay. Ngành điều khiển tàu biển có cơ hội việc làm đối với sinh viên tương đối lớn và mức lương hấp dẫn, cả nghìn USD. Tuy nhiên, ngành học này cũng có những tiêu chuẩn khá cao và chọn người. Do vậy bạn cần có đủ các tiêu chuẩn để chọn lựa ngành học này để ứng tuyển nhé.

Tiêu chuẩn của ngành học này là thị lực hai mắt của sinh viên từ 18/10 trở lên, không được mắc những bệnh về mắt và các bệnh khúc xạ; khả năng nghe và nói bình thường trong khoảng 5m, nói thầm cách 0,5m; cân nặng từ 45 kg trở lên.

Bên cạnh đó đối với chiều cao của sinh viên trong ngày này phải đủ tiêu chuẩn là 1m62 trở nên. Do vậy những điều kiện để thi vào ngành này cho sinh viên là tương đối cao và khá kén chọn.

Ngoài ra với những bạn đang tìm kiếm việc làm tại Nghệ An với chuyên ngành hàng hải thì việc nắm rõ những thông tin về các công việc, vị trí việc làm trên lĩnh vực này là điều thiết yếu để bạn tìm kiếm việc làm hiệu quả.

Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên bên cạnh đó nếu bạn yêu thích ngành hàng hải, bạn có thể tìm những thông tin về hàng hải là gì từ bài viết trên. Ngành hàng hải của Việt Nam ngày nay đang rất phát triển và cần đến những nhân tài để xây dựng đất nước. Hãy lựa chọn nếu bạn thấy mình là người phù hợp.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Ngành hàng hải là gì?

Hàng hải là từ được ghép bởi nghĩa Hán Việt, nên nếu muốn hiểu được ý nghĩa sâu xa và chính xác về từ này, chúng ta cần phải hiểu cũng như phân tích từng từ trước khi định nghĩa cả cụm từ hàng hải. Theo đó, “hàng” trong hàng hải ở đây có nghĩa là hàng hóa, bao gồm những hàng hóa đã được quy định. Còn “hải” mang ý nghĩa là hải lý, tàu đi trên biển, là biển. 

Tóm lại, Hàng hải là kỹ thuật điều khiển phương tiện tàu đi lại trên biển hoặc dễ hiểu hơn chính là vận tải hàng hóa theo đường biển. Từ này chính là danh từ Tiếng việt, chỉ người làm trong lĩnh vực hàng hải (hoặc được gọi là những người công nhận hàng hải) hay là chỉ ngành hàng hải. 

Không dừng lại ở đó, Hàng hải cũng chính là một trong những tên nằm trên top các ngành học nổi tiếng khiến nhiều bạn trẻ mơ ước. Cụ thể, ngành Hàng hải là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực cho lĩnh vực giao thương hàng hóa và vận tải trên biển. Có nhiều người hiểu sai, thậm chí không hiểu về ngành hàng hải này và gây ra những ảnh hưởng nhất định, điển hình là quá trình lựa chọn ngành học của nhiều bạn trẻ. Ngoài ra, tất cả những hoạt động trao đổi, mua bán, xuất hàng, vận chuyển … liên quan trên khu vực biển cả thì đều thuộc ngành hàng hải. 

Những khái niệm liên quan đến ngành hàng hải

Bên cạnh khái niệm chung về hàng hải, có rất nhiều những định nghĩa cũng như từ chuyên ngành liên quan với mục đích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hàng hải.

Ví dụ:

1. Ngành hàng hải

Đây là ngành chuyên đào tạo và cung cấp những chuyên môn, kiến thức cho những sĩ quan hải quân tương lai về biển và tàu, luật thương mại biển, khí hậu biển… phục vụ các chuyến tàu (chở người và chở hàng hóa) và làm việc trên biển.

2. Khu vực ngành hàng hải

Khu vực ngành hàng hải là một trong những thuật ngữ xoay quanh hàng hải và sử dụng để chỉ giới hạn quản lý của một cảng vụ trên một vùng biển nhất định. Cảng biển chính là tổ hợp của nhiều khu vực hàng hải kết hợp với nhau. 

3. Dịch vụ hoa tiêu ngành hàng hải

Dịch vụ hoa tiêu trong ngành hàng hải là dịch vụ chỉ dẫn và cung cấp các tàu ra, vào bến cảng. Đồng thời có nhiệm vụ hỗ trợ các vấn đề xảy ra trong quá trình di chuyển như phương hướng đi và các dịch vụ liên quan. 

NGÀNH KHOA HỌC HÀNG HẢI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ HÀNG HẢI

MÃ CHUYÊN NGÀNH: D129

Tổ hợp xét tuyển:

A00 – Toán, Lý, Hóa    A01 – Toán, Lý, Anh    D01 – Toán, Văn, Anh    C01 – Toán, Văn, Lý

Các phương thức tuyển sinh áp dụng:

PT01 – Xét kết quả thi Tốt nghiệp THPT; PT02 – Xét tuyển kết hợp; PT03 – Xét học bạ; PT04 – Xét tuyển thẳng theo quy định Bộ GDĐT

1. Mục tiêu đào tạo

Chuyên ngành Quản lý hàng hải đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng, thực hiện và đánh giá các quy trình quản lý hàng hải: Quản lý hành chính về cảng biển, Quản lý an toàn hàng hải, Quản lý khai thác cảng biển, Quản lý môi trường từ hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi. Sau khi tốt nghiệp, cử nhân hàng hải có kiến thức cơ sở vững vàng; có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề về quản lý; có đầy đủ bản lĩnh và trình độ làm việc tốt trong môi trường lao động quốc tế; có trình độ tin học MOS và tiếng Anh đánh giá theo chuẩn quốc tế; có khả năng học tập phấn đấu trở thành  nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải.

2. Chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Chương trình đào tạo được xây dựng theo các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO và được cập nhật liên tục theo sự phát triển của ngành hàng hải thế giới.

Đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, học hàm PGS, được đào tạo trong nước và quốc tế; là các sĩ quan, thuyền trưởng giàu kinh nghiệm làm việc trên các đội tàu hiện đại khắp thế giới; là các chuyên gia tư vấn về lĩnh vực hàng hải.

Hệ thống phòng thực hành, mô phỏng hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Sinh viên sẽ được thực tập tại các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải và nhiều doanh nghiệp đang có sự kết nối chặt chẽ với Trường Đại học hàng hải Việt Nam.

3. Cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến trong công việc

Sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu của xã hội trong các cơ quan nhà nước có hoạt động liên quan đến Quản lý hành chính về cảng biển, Quản lý an toàn hàng hải, Quản lý khai thác cảng biển, Quản lý môi trường từ hoạt động hàng hải, Quản lý khai thác vận tải biển, Quản lý các phương tiện ngoài khơi phục vụ các dự án về thăm dò dầu khí và tài nguyên biển, Quản lý kho vận bến bãi, Kinh doanh bảo hiểm hàng hải, Đại lý và môi giới Hàng hải, Giám định hàng hải, Hải quan cảng biển, Thanh tra hàng hải…

Vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi ra Trường: Chuyên viên nghiệp vụ hàng hải của cơ quan nhà nước, Chuyên viên an toàn pháp chế các hãng tàu và một số cơ quan chuyên môn, Chuyên viên kinh doanh hàng hải, Chuyên viên quản lý tàu, Chuyên viên quản lý kỹ thuật vật tư, Đại lý viên, Giám định viên, Thanh tra viên hàng hải, Chuyên viên bảo hiểm hàng hải, …

Chuyên ngành Quản lý hàng hải sẽ chuẩn bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để có thể trở thành lãnh đạo, chuyên gia hàng hải và tiếp tục theo học các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ về Quản lý hàng hải, Quản lý công, Quy hoạch hàng hải và các lĩnh vực liên quan khác.

4. Bằng cấp

Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo, đảm bảo các chuẩn đầu ra và các điều kiện cấp bằng đại học khác theo quy định được cấp bằng Cử nhân ngành Khoa học hàng hải, chuyên ngành Quản lý hàng hải (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia).

5. Mô tả chương trình đào tạo và website liên quan

– Chi tiết mô tả chương trình đào tạo xem trong file đính kèm

– Thí sinh có thể tham khảo thông tin trên Website: 

trang tuyển sinh 

hoặc Khoa Hàng hải tại website:

Tin liên quan

1. Một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải thông dụng nhất

Trong lĩnh vực hàng hải gồm nhiều định nghĩa, từ vựng tương đối khó hiểu. Bởi ngành này mang nặng đặc thù kỹ thuật cũng như các yếu tố thương mại. Vì vậy đừng bỏ lỡ các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!

1.1. Các chức danh trên tàu phổ biến nhất

Để có thể hoạt động trong ngành hàng hải bạn cần phải nắm vững các chức danh trên tàu. Khi đó bạn mới giao tiếp đúng đối tượng và giải quyết công việc tốt hơn. Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật, mục đích sử dụng mà các chức danh này sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, dưới đây là các chức danh phổ biến trong ngành hàng hải.

Giao tiếp bằng tiếng Anh trong ngành hàng hải đặc biệt quan trọng

  • Bosun /ˈbəʊ.sən/: Thủy thủ trưởng
  • Deputy sailor /ˈdepjətiː ˈseɪlər/: Thủy thủ phó
  • Sailors on duty /ˈseɪlərz ɑːn ˈduːtiː/: Thủy thủ trực ca
  • Main mechanic /meɪn məˈkænɪk/: Thợ máy chính
  • On duty mechanic /ɑːn ˈduːtiː məˈkænɪk/: Thợ máy trực ca
  • Electrician /ˌɪl.ekˈtrɪʃ.ən/: Thợ kỹ thuật điện
  • Radio worker /reɪdiːˌoʊ ˈwɜːrkər/: Nhân viên vô tuyến
  • Doctor or medical staff  /ˈdɑːktər ər ˈmedɪkəl stæf/: Bác sĩ hoặc nhân viên y tế
  • Administration /ədˌmɪn.ɪˈstreɪ.ʃən/: Quản trị
  • Chef /ʃef/: Bếp trưởng
  • Alimony /ˈæl.ɪ.mə.ni/: Cấp dưỡng
  • Staff /stɑːf/: Nhân viên phục vụ
  • Air-conditioner mechanic: Thợ máy lạnh
  • Pumpman  /pʌmp mæn/: Thợ bơm
  • Able seaman /ˈeɪbəl ˈsiːmən/: Thủy thủ có bằng lái
  • A hand to the helm!: Một thủy thủ vào buồng lái
  • Seafarer /ˈsiːˌfeə.rər/: Thuyền viên
  • Captain /ˈkæp.tɪn/: Thuyền trưởng
  • Chief officer: Đại phó
  • Chief engine: Máy trưởng
  • Second Machine: Máy hai
  • Deck officers: Sỹ quan boong (phó hai, phó ba)
  • Machine officer: Sỹ quan máy (máy ba, máy tư)
  • Mate boat: Thuyền phó hành khách
  • Radio communication officer: Sỹ quan thông tin vô tuyến
  • Electrical engineering officer: Sỹ quan kỹ thuật điện
  • Ship security officer: Sỹ quan an ninh tàu biển
  • Air-conditioned officer: Sỹ quan máy lạnh
  • Deckhand /ˈdek.hænd/: thuỷ thủ boong

Nắm được bộ từ vựng tiếng Anh chuyên ngành hàng hải sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu giao tiếp

1.2. Từ vựng liên quan tới việc vận hành hàng hải

  • Admidship /əˈmɪd.ʃɪp/ : lái thẳng
  • Anchor /ˈæŋ.kər/ : neo
  • Anchor is aweigh: neo tróc
  • Anchor is clear: neo không vướng
  • Anchor is up: neo lên khỏi mặt nước
  • Anchorage /ˈæŋ.kər.ɪdʒ/: khu đậu neo
  • Floating beacon: phao tiêu, phù tiêu, hải đăng
  • Avast heaving in: ngừng/ khoan kéo neo
  • Beacon /ˈbiː.kən/: phao tiêu
  • Bale capacity: dung tích hàng bao kiện
  • Boiler feed pump: bơm cấp nước cho nồi hơi
  • Displacement: lượng rẽ nước
  • Drift /drɪft/: trôi giạt, bị cuốn đi
  • Ashore /əˈʃɔːr/ : trên bờ
  • Fueling terminals: các cảng tiếp dầu
  • Atm = atmosphere: atmôtffe (đơn vị) đơn vị áp suất
  • Bank: bãi ngầm (ở đáy sông), đê gờ ụ (đất đá)
  • Freefloat: ra khỏi chỗ cạn
  • Beach /biːtʃ/: bãi biển, bãi tắm

TOPICA NativeX – Học tiếng Anh toàn diện “4 kỹ năng ngôn ngữ” cho người bận rộn.

     Với mô hình “Lớp Học Nén” độc quyền:
Tăng hơn 20 lần chạm “điểm kiến thức”, giúp hiểu sâu và nhớ lâu hơn gấp 5 lần.
Tăng khả năng tiếp thu và tập trung qua các bài học cô đọng 3 – 5 phút.
Rút ngắn gần 400 giờ học lý thuyết, tăng hơn 200 giờ thực hành.
Hơn 10.000 hoạt động cải thiện 4 kỹ năng ngoại ngữ theo giáo trình chuẩn Quốc tế từ National Geographic Learning và Macmillan Education.

1.3. Từ vựng liên quan tới nghiệp vụ thương mại trong ngành hàng hải

  • Deck load: hàng trên boong
  • Dead-freight: cước khống
  • Due /dʒuː/: phụ phí, thuế
  • Duty /ˈdʒuː.ti/: thuế, nhiệm vụ
  • Entry visa: thị thực nhập cảnh
  • Exemption /ɪɡˈzemp.ʃən/: sự miễn trừ
  • Exonerate /ɪɡˈzɒn.ə.reɪt/: miễn cho, miễn
  • Delivery date: ngày giao hàng
  • Delivery order: lệnh giao hàng
  • Extra – weights: những kiện hàng nặng
  • Bulk – carrier: tàu chở hàng rời
  • Dead weight: trọng tải
  • Full and down: lợi dụng hết dung tích và trọng tải

Hàng hải là một ngành đặc thù và thường xuyên cần sử dụng tiếng Anh

1.4. Các từ vựng khác trong ngành hàng hải

  • Admiralty: Hàng hải, hải quân
  • Admiralty’s list of lights: Danh sách các hải đăng của Bộ tư lệnh hải quân
  • Administrative marchinery: Bộ máy hành chính
  • Authority /əˈθɔːrɪtiː/ : người có thẩm quyền
  • Authorization /ˌɔː.θər.aɪˈzeɪ.ʃən/: Sự cho phép, sự cho quyền
  • Astronomical /ˌæs.trəˈnɒm.ɪ.kəl/: thuộc thiên văn
  • Bill of health: Giấy chứng nhận sức khỏe
  • Bill of lading: Vận đơn đường biển, vận tải đơn
  • Blank (bearer) B/L: Vận đơn ghi đích danh người nhận hàng
  • Booking note: Hợp đồng lưu khoang
  • Bow /baʊ/: mũi tàu, đằng mũi
  • Bridge /brɪdʒ/: buồng lái, buồng chỉ huy
  • Fuel filter: bình lọc nhiên liệu
  • Daily running cost: chi phí dành cho ngày tàu
  • Damages: tiền bồi thường thiệt hại, tiền bồi thường tai nạn
  • Disinfection and Deratization certificate: Giấy chứng nhận tẩy uế khử trùng và diệt chuột
  • Declaration of Arms and Ammunition: Tờ khai vũ khí, đạn dược
  • Declaration of narcotic and drug: tờ khai các chất độc dược (thuốc ngủ, ma túy)
  • Demise (bare-boat) C/P: hợp đồng thuê tàu trần (trơn)
  • Demurrage /dɪˈmʌr.ɪdʒ/ : tiền phạt làm hàng chậm
  • Depart /dɪˈpɑːt/ : Khởi hành
  • Deposit /dɪˈpɒz.ɪt/ : Tiền đặt cọc
  • Depth /depθ/: Độ sâu
  • Derrick /ˈder.ɪk: cần cẩu tàu
  • Direction /daɪˈrek.ʃən/: hướng
  • Deviation  /ˈdiː.vi.eɪt/: sự chệch hướng, sự sai đường
  • Fog patch: dải sương mù
  • Fog signal: dấu hiệu sương mù
  • Dispatch /dɪˈspætʃ/: giải phóng tàu nhanh
  • Dock dues: thuế bến
  • S.G. policy: đơn bảo hiểm tàu và hàng hóa
  • S.W = South West: Tây Nam
  • Sack: bao tải (bao đay)
  • Sack: báo, túi
  • Sacrifice: sự hy sinh
  • Safe: an toàn, chắc chắn
  • Safe distance: khoảng cách an toàn
  • Safe speed: tốc độ an toàn
  • Safely: một cách an toàn
  • Safety: sự an toàn
  • Safety equipment: thiết bị an toàn
  • Sail: chạy tàu
  • Sail in ballast: chạy không hàng, chạy rỗng, chạy ba lát
  • Sale: sự bán
  • Salvage: cứu hộ
  • Salvor: người cứu hộ
  • Sample: mẫu, mẫu vật
  • Sand-dune: đụn cát, cồn cát
  • Satisfaction: sự thỏa mãn, sự vừa lòng, sự toại ý
  • Save: cứu
  • Save: tiết kiệm, giành được
  • Say: viết bằng chữ, đọc là, nói
  • Seacoast wreck light buoy: phao đèn đánh dấu tàu đắm ở ven biển

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngành Hàng Hải này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngành Hàng Hải trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button