Thông tin tuyển sinh

Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì:

Chương trình đào tạo ngành kế toán

Chương trình đào tạo ngành kế toán

Chương trình đào tạo kế toán phải đảm bảo những tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng như sau :

Về kiến thức :

Sinh viên cần phải có năng lực chuyên môn sâu về kế toán tổng hợp. Trong đó các bạn cần nắm được và thành thạo nghiệp vụ ở các kế toán thành phần như : Kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán chi phí giá thành, kế toán vật tư, kế toán tiền lương, kế toán xuất nhập khẩu, kiểm toán.

Ngoài những kiến thức trên, một người theo học ngành kế toán cũng cần có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu kế toán tài chính. Từ đó, đưa ra cải tiến chính sách quản lý kế toán, tài chính tăng hiệu quả, giúp công ty, doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Khung chương trình đào tạo ngành kế toán còn mang đến cho bạn khả năng tư vấn chuyên môn trong lĩnh vực kế toán.

Về kỹ năng :

Chương trình học ngành kế toán mang đến cho sinh viên nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Đó là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, sinh viên còn cần có phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả;  tư duy phản biện; kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. Một số kỹ năng cần thiết khác như : giao tiếp thuyết trình, soạn thảo văn bản, kỹ năng truyền thông tích hợp.

Ngành kế toán học những môn gì?

Khi tìm hiểu các môn học ngành Kế toán, đầu tiên chúng ta phải nắm được những điều cơ bản nhất về ngành này. Công việc của kế toán là ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp hay một cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân… Kế toán là một công việc có vai trò quan trọng trong các cơ quan, công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh hiện nay.

Ngành kế toán học những môn gì?

Các môn học của ngành kế toán để đáp ứng yêu cầu công việc là gì? Hiện nay, sinh viên theo học ngành Kế toán sẽ được cung cấp những kiến thức về khung pháp lý của kế toán Việt Nam cũng như chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, những quy định về đạo đức nghề nghiệp của ngành kế toán kiểm toán cũng được trang bị tốt cho sinh viên. Ngoài ra, các bạn cũng được cung cấp kiến thức về cách thu thập, xử lý và kiểm tra, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Những công việc mà bạn sẽ được đào tạo như : tính phí, làm dự án, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát kế hoạch kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp.

Vậy cụ thể ngành kế toán học những gì trong khung chương trình học. Tham khảo những môn học của ngành kế toán :

  • Nhập môn tài chính tiền tệ
  • Nguyên lý kế toán
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính
  • Môn học Thuế
  • Kinh tế lượng
  • Luật kế toán
  • Kế toán công ty chứng khoán
  • Kế toán hành chính sự nghiệp
  • Lập báo cáo hành chính quốc tế
  • Kế toán quản trị
  • Hệ thống thông tin kế toán

Sau khi nắm được ngành kế toán cần học những môn gì thì sinh viên sẽ cần tìm hiểu cơ bản những kiến thức của các môn học đó để dễ dàng nắm bắt hơn khi theo học.

Kế toán là gì?

Kế toán là một trong những là công việc chuyên thu nhận, ghi chép, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…  Hay nói cách khác, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kế toán là chuyên ngành cần thiết và không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay

Vì sao bạn nên học chuyên ngành kế toán?

Hiện nay, kế toán là chuyên ngành không thể thiếu trong bất kì một doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh nào. Điều này khiến kế toán trở nên cần thiết để giúp doanh nghiệp tối đa lợi nhuận, tối thiểu chi phí và phòng tránh mọi rủi ro có thể xảy ra, tính toán cân đối cho chiến lược phát triển tài chính cho doanh nghiệp mình.

Có kiến thức và kinh nghiệm về ngành kế toán, bạn sẽ được tham mưu nhiều vào các chiến lược phát triển tài chính cho doanh nghiệp và có nhiều cơ hội để thăng tiến các vị trí cao hơn so với những người làm ở các chuyên ngành khác.

Kế toán không chỉ là những con số mà còn mang lại cho bạn nhiều kĩ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và hoạch định chiến lược,… giúp bạn có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân trong tương lai.

Kinh tế ngày càng phát triển, số doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì nhu cầu về tuyển dụng kế toán cũng vì thế mà cao lên. Đó là cơ hội lớn cho các bạn học viên kế toán yên tâm về đầu ra và nhanh chóng tìm được một vị trí thích hợp sau khi ra trường mà không lo thất nghiệp.

Không những thế, công việc kế toán giúp bạn có nhận được sự tin cậy của doanh nghiệp và xã hội, có thu nhập cao và chế độ đãi ngộ tốt nhất tại các doanh nghiệp.

Chuyên ngành kế toán học những môn gì?

Học kế toán tại các trường đại học uy tín hàng đầu bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương và các kiến thức chuyên ngành. Hầu như ở các trường đại học hiện nay, các môn đại cương sẽ chiếm thời gian từ một đến hai năm đầu, trong thời gian còn lại của 4 năm đại học bạn sẽ được đào tạo các các môn thuộc chuyên ngành kế toán. Vậy chuyên ngành kế toán học những môn gì?

Tại trường đại học, bạn sẽ được đào tạo các môn chuyên ngành để trở thành một kế toán chuyên nghiệp

Thông thường khi học chuyên ngành kế toán học các môn học như: Nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,hân tích ngân sách, chiến lược kinh doanh, kế toán tài chính, báo cáo tài chính, hệ thông thông tin, kế toán quốc tế, kinh tế vi mô, kế toán quản trị, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp, phân tích định lượng, quản lý rủi ro, kế toán thuế và những môn học cơ bản khác.

Không chỉ là các kiến thức chuyên ngành, mà ở các trường đào tạo kế toán hiện nay, các thầy cô giáo cũng sẽ trang bị thêm cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch… để sau khi ra trường các bạn sinh viên sẽ có những kiến thức nền tảng cơ bản nhất, tìm được công việc tốt phù hợp với chuyên ngành và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã  xác định được chuyên ngành kế toán cần học những môn gì rồi. Hiện nay, cũng có rất nhiều trường trung cấp, cao đằng và đại học đào tạo ngành kế toán. Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là một trong những trường đại học được đánh giá có uy tín và chất lượng về đào tạo kế toán. Hy vọng bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn, đam mê và theo đuổi nghề đến cùng.

1. Hiểu về ngành kế toán là gì?

Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Kế toán được chia thành hai loại:

– Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…

– Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

2. Kiến thức chuyên ngành kế toán

– Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin. Hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Vận dụng các kiến thức toán, khoa học tự nhiên và kinh tế cơ bản của nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo.

– Áp dụng được các kiến thức cơ bản về kế toán, kiểm toán để lập và mô tả được các báo cáo tài chính kế toán trong doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế; phân tích được các vấn đề cơ bản trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

– Vận dụng, phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; phân tích, đánh giá được quy trình kế toán của một tổ chức kinh tế; có thể lập và phân tích được báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính; tham gia phân tích dự báo tài chính doanh nghiệp.

– Sử dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân Kế toán có kiến thức thực tiễn về kế toán, kiểm toán; tiếp cận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo từng vị trí công việc được phân công.

– Vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn đã được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán và tài chính.

1. Ngành kế toán thiếu nhân lực trầm trọng trong 2023

Dựa trên Luật kế toán Việt Nam, bất kỳ tổ chức kinh tế, đơn vị doanh nghiệp nào cũng phải có bộ máy kế toán. Trung bình trong phòng kế toán cần có 2 đến 4 lao động. Bởi vậy, ngành kế toán luôn được nhiều sĩ tử quan tâm dù đang vướng vào nhiều vấn đề như ngành khó kiếm việc làm, ngành có thu nhập thấp…

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước có 116,800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (số liệu 2021). Sang năm 2022, con số đó đã tăng gấp ba lần. Tổng nhân lực mà các doanh nghiệp này cần gần 243,5 nghìn lao động. Năm vừa qua, ngành kế toán chưa thể hoá giải bài tập đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho ngành.

Bởi vậy, các chuyên gia nhận định trong năm 2023, ngành kế toán sẽ còn thiếu nhân lực hơn nữa. Bạn không cần lo lắng ngành kế toán không kiếm được việc. Vì hiện nay, chỉ cần có bằng kế toán trong tay, bạn có thể dễ dàng tìm được công việc yêu thích.

Tuy nhiên, để có được công việc ổn định lại đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng, kinh nghiệm về ngành. Nếu bạn đang có định hướng về ngành kế toán, hãy tìm hiểu các thông tin chi tiết. Chẳng hạn như địa chỉ học tập, ngành kế toán học những môn gì,…

=>> Xem thêm: Khám phá: Cơ hội việc làm ngành kế toán

2. Ngành kế toán có thật sự là ngành lương thấp?

Có rất nhiều vấn đề đáng trao đổi trong ngành kế toán. Không chỉ có ngành kế toán học những môn gì mà còn có lương của ngành này có cao không? Nhiều người cho rằng, các vị trí trong doanh nghiệp, kế toán là vị trí có lương thấp nhất. Liệu đây có phải sự thật về ngành kế toán?

Không có bất kỳ thông tin nào cho thấy nhà nước đưa ra mức lương quy định cho ngành kế toán. Mức lương được tính phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu làm việc của người lao động. Bạn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp càng cao, càng nhận được mức lương tương xứng.

Ngày nay, do nhu cầu cần nhân lực, một số doanh nghiệp có thể chi trả mức lương hấp dẫn. Một vài doanh nghiệp lớn “nguyện” bỏ ra 25 triệu đồng để giữ chân nhân viên kế toán. Mỗi một vị trí khác nhau sẽ có sự chênh lệch về mức lương nhất định.

Người mới ra trường, mức lương nhận được khoảng 5 đến 10 triệu đồng. Còn với những nhân viên kế toán có kinh nghiệm ba năm trở lên, lương dao động trong khoảng 10 đến 30 triệu đồng một tháng. Riêng vị trí kế toán trưởng, một số doanh nghiệp còn trả tới 50 triệu đồng.

=>> Xem thêm: Học kế toán có thể làm trái ngành gì?

Những tố chất cần có khi theo học Kế Toán

Những tố chất cần có khi theo học Kế Toán bao gồm:

1: Kỹ năng tính toán, phân tích Kế toán yêu cầu phải có khả năng phân tích, đánh giá và tính toán chính xác các số liệu tài chính. Để đảm bảo thành công trong ngành này, học sinh cần phải có nền tảng toán học tốt và khả năng tính toán nhanh và chính xác.

2: Sự chính xác Kế Toán là một lĩnh vực rất nhạy cảm, bất kỳ sự thiếu chính xác trong các số liệu có thể dẫn đến những sai sót lớn. Do đó, tố chất chính xác là rất quan trọng trong ngành này.

3: Sự kiên nhẫn và tỉ mỉ Kế Toán là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ để kiểm tra và cân đối các con số. Những người có khả năng tập trung và kiên nhẫn trong công việc sẽ có lợi thế trong việc theo học và thực hành Kế Toán.

4: Khả năng làm việc độc lập Kế toán thường làm việc một mình hoặc trong một nhóm nhỏ, vì vậy họ cần phải có khả năng làm việc độc lập và quản lý thời gian tốt.

5: Kiên trì và kiên nhẫn Có nhiều công việc trong kế toán đòi hỏi sự kiên trì và kiên nhẫn. Ví dụ như phải tìm hiểu sự chênh lệch trong bảng cân đối kế toán hay phải kiểm tra và xác nhận chính xác của một số liệu.

6: Kiến thức về tài chính và kế toán Tất nhiên, để theo đuổi ngành kế toán, học sinh cần phải có kiến thức cơ bản về tài chính và kế toán. Các khóa học đại học và cao đẳng cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết để thành công trong ngành này.

Ngành Kế toán là gì?

  • Tên tiếng Anh: Accounting
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Kinh tế & Quản lý
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Công việc của ngành Kế toán là ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân… Đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Tổng quan về ngành Kế toán

Mục tiêu đào tạo của ngành Kế toán

Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh, qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; Có khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán. Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận chức năng kế toán kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.  

Học ngành Kế toán ra trường làm gì?

Hiện nay, Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hay tư nhân nào. Do đó cơ hội nghề nghiệp ngành Kế toán vô cùng lớn và có triển vọng trong tương lai. Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc làm tại các công ty, doanh nghiệp. Tốt nghiệp ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí như :

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
  • Thanh tra kinh tế, nghiên cứu tài chính;
  • Giảng viên giảng dạy ngành kế toán;
  • Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
  • Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
  • Các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
  • Các cơ quan quản lý nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
  • Các trường Đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán;
Học kế toán ra trường làm gì?

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button