Thông tin tuyển sinh

Ngành Khoa Học Môi Trường – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Ngành Khoa Học Môi Trường đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành Khoa Học Môi Trường trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ngành Khoa Học Môi Trường:

Khái niệm ngành Khoa học Môi trường

Ngành Khoa học Môi trường là ngành học đào tạo và nghiên cứu về các vấn đề của tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và môi trường, qua đó tìm ra các biện pháp tốt hơn để bảo vệ và cải thiện môi trường sống.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra vô cùng phức tạp và tác động xấu tới cuộc sống con người. Do đó, các công việc liên quan đến Khoa học Môi trường luôn được coi trọng và ưu tiên.

Khoa học Môi trường là một ngành học đang được rất nhiều các bạn học sinh lựa chọn làm chuyên ngành học chính trong 4 năm học đại học và gắn bó với công việc này trong tương lai.

Khoa học môi trường là ngành như thế nào?

Học ngành Khoa học Môi trường có dễ xin việc?

Học ngành Khoa học Môi trường sau này làm gì và tiềm năng của ngành học này như thế nào là câu hỏi được rất rất nhiều bạn học sinh, các bậc phụ huynh quan tâm trước khi đăng ký nguyện vọng. 

Ngay sau khi tốt nghiệp ngành môi trường tại các trường đại học, cao đẳng sinh viên có thể lựa chọn đa dạng các công việc liên quan đến ngành học này như: Nhà Khoa học Môi trường, kỹ sư môi trường, nhà sinh thái môi trường, nghiên cứu, quản lý, chuyên viên, kỹ sư, v.v.

Nhà Khoa học Môi trường

Công việc chính của một nhà Khoa học Môi trường là nghiên cứu các đặc tính của thành phần môi trường bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo.

Người làm Khoa học Môi trường sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu sự tác động và mối quan hệ giữa con người và môi trường.

Bên cạnh đó, họ lên kế hoạch và tư vấn cho các doanh nghiệp vừa hoạt động hoạt động kinh doanh hiệu quả vừa bảo vệ môi trường.

Đọc thêm: Nhân viên EHS là gì?

Kỹ sư môi trường

Một kỹ sư môi trường sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu các kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường và thiết kế ra các quy trình xử lý ô nhiễm, đánh giá, khảo sát, tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm.

Kỹ sư môi trường sẽ tham gia trực tiếp vào từng công đoạn tại nhà máy, cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo hệ thống máy móc được vận hành chỉn chu nhất.

Nhà sinh thái môi trường

Nhà sinh thái môi trường các công việc chính là bảo tồn các động thực vật hoang dã bằng các hình thức như tuyên truyền, vận động, giáo dục và đấu tranh để bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm bị săn bắn và khai thác trái quy định.

Nghề nghiệp khoa học môi trường đóng vai trò rất quan trọng.

Học gì trong ngành Khoa học môi trường? 

Là một sinh viên ngành Khoa học môi trường, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về các mối quan hệ phức tạp giữa con người với môi trường, cũng như sự đa dạng của các quy luật trong tự nhiên. Cụ thể hơn, Khoa học môi trường có liên quan chặt chẽ với nghiên cứu hệ sinh thái, các hiện tượng tự nhiên xảy ra trên trái đất, cũng như các quá trình văn hóa, chính trị và xã hội tác động đến hành tinh của chúng ta. Với kiến thức trong lĩnh vực này, bạn không chỉ góp phần cải thiện các vấn đề môi trường mà còn nhiều khía cạnh khác của xã hội.

Một chương trình Khoa học môi trường bậc cử nhân thường kéo dài ít nhất 3 năm, trong đó chỉ khoảng 20% – 40% thời gian dành cho việc học trên lớp và làm việc trong phòng thí nghiệm. Ở cấp độ cử nhân, đây là một ngành học đa lĩnh vực. Bạn sẽ cần kết hợp các kiến thức sinh học, hóa học, vật lý, địa lý, khoa học Trái Đất, khoa học biển và khoa học xã hội. Chính vì vậy, để có thể trúng tuyển vào một chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường, bạn cần đạt điểm số cao ở các lĩnh vực trên, hoặc chí ít là một trong ba môn địa lý, toán học, sinh học. 

Lên đến bậc thạc sĩ, ngoài việc nắm rõ những phạm vi kiến thức kể trên, bạn sẽ chọn đi sâu vào một hoặc nhiều hơn các hướng như nghiên cứu khí hậu, bảo tồn học (chẳng hạn sinh vật biển, thảm thực vật bản địa, bảo vệ động vật hoang dã…), thuỷ văn học, địa chất học, hay thực hành luật và chính sách môi trường… Các lựa chọn chuyên ngành thực sự là bất tận và người học đảm bảo sẽ tìm được chương trình phù hợp với định hướng phát triển của riêng mình. Một số chuyên ngành tiêu điểm bao gồm:

  • Truyền thông môi trường

  • Bảo tồn năng lượng

  • Thiết kế và Kỹ thuật Môi trường

  • Mô hình hóa môi trường

  • Độc chất học môi trường

  • Năng lượng tái tạo

  • Công nghệ và Xã hội

Học ngành khoa học môi trường ở đâu? 

Chương trình đào tạo ngành khoa học môi trường tại các trường đại học Việt Nam đã được đầu tư và phát triển hơn trong những năm gần đây. Trong đó phải kể đến ba ngôi trường hàng đầu trong lĩnh vực này: Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ. 

Nếu bạn muốn bước ra thế giới để học hỏi cách phương Tây bảo vệ môi trường thông minh và kỷ luật như thế nào, hãy cùng Hotcourses Vietnam “ngó nghiêng” một số điểm đến du học chất lượng trong lĩnh vực môi trường:

Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Khoa học môi trường” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành khoa học môi trường, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Một ưu điểm của du học ngành khoa học môi trường là những chuyến đi thực địa, tuy không bắt buộc nhưng chắc chắn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm và kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Khảo sát thực địa thường tạo điều kiện cho bạn di chuyển tới nhiều khu vực trên thế giới, từ đó áp dụng kiến thức đã học vào một dự án thực tế tự chọn của cá nhân. Ngoài ra, sinh viên Khoa học môi trường cũng thường tham gia các hoạt động tình nguyện liên quan đến môi trường để có thêm kinh nghiệm và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.

Tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ra trường làm gì? 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành khoa học môi trường không khó để có thể tìm được một công việc trong thị trường ngày càng coi trọng các vấn đề về môi trường. Một số vị trí luôn khát nhân lực có thể kể đến như nhà phát triển chính sách môi trường, quản lý năng lượng kỹ sư môi trường, quản lý chất thải và tái chế. Bạn cũng có thể trở thành nhà động vật học, nhà hoạt động môi trường, quản lý chất lượng nguồn nước, hoặc theo đuổi dự án của riêng mình. Hiện nay cũng có nhiều tổ chức phi chính phủ đem đến nhiều cơ hội việc làm như UNEP, WHO, hay CGIAR… Dù chọn khu vực công hay tư để theo đuổi sự nghiệp thì bạn đều được chào đón.

>> Đam mê về môi trường? Có rất nhiều ngành học để lựa chọn

*Bài viết được chỉnh sửa vào ngày 24/11/2021 bởi Võ Quỳnh Hương

1. Tìm hiểu ngành Khoa học môi trường

  • Khoa học môi trường (tiếng Anh là Environmental Science) là ngành nghiên cứu nguồn gốc, các phản ứng, vận chuyển và chuyển hóa các chất trong môi trường; nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động con người lên môi trường đất, nước, không khí và sinh vật. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái đất.
  • Ngành Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người. Từ những điều này, chúng ta sẽ có những hành động cụ thể để giúp môi trường trở nên tốt hơn, tư vấn chính sách cho các nhà hoạch định xem xét thay đổi.
  • Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ. Đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường, các kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình dự án về môi trường. Theo học ngành này, sinh viên sẽ có những kỹ năng phân tích, đánh giá môi trường các vùng lãnh thổ, sử dụng các công cụ tin học, hệ thông tin địa lý và kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường, đánh giá tác động môi trường các hoạt động kinh tế xã hội, quy hoạch môi trường, đề xuất các công cụ luật pháp, chính sách và kinh tế cho công tác bảo vệ môi trường.
Tổng hợp thông tin về ngành Khoa học môi trường

2. Chương trình đào tạo ngành Khoa học môi trường

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Khoa học môi trường trong bảng dưới đây.

I

Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 10 đến số 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sơ 1

6

Tin học cơ sơ 3

7

Tiếng Anh A1

8

Tiếng Anh A2

9

Tiếng Anh B1

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng-an ninh

12

Kỹ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học Trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức chung của khối ngành

15

Đại số tuyến tính

16

Giải tích 1

17

Giải tích 2

18

Xác suất thống kê

19

Cơ -Nhiệt

20

Điện- Quang

21

Hóa học đại cương

22

Hóa học hữu cơ

23

Hóa học phân tích

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Bắt buộc

24

Sinh học đại cương

25

Tài nguyên thiên nhiên

26

Khoa học môi trường đại cương

27

Cơ sở môi trường đất, nước, không khí

IV.2

Tự chọn

28

Biến đổi khí hậu

29

Địa chất môi trường

30

Sinh thái môi trường

V

Khối kiến thức ngành và bổ trợ

V.1

Bắt buộc

31

Vi sinh môi trường

32

Hóa môi trường

33

Các phương pháp phân tích môi trường

34

Công nghệ môi trường đại cương

35

Quản lý môi trường

36

Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường

37

Vật lý môi trường

38

Đánh giá môi trường

39

Kinh tế môi trường

40

Luật và chính sách môi trường

41

Hệ thống thông tin địa lý

V.2

Tự chọn

V.2.1

Các môn học chuyên sâu

V.2.1.1

Các môn học chuyên sâu về quản lý môi trường

42

Kiểm toán môi trường

43

Quy hoạch môi trường

44

Hệ thống quản lý môi trường

45

Quan trắc môi trường

46

GIS trong quản lý môi trường

V.2.1.2

Các môn học chuyên sâu về môi trường đất

47

Ô nhiễm đất và biện pháp xử lý

48

Hóa chất nông nghiệp và môi trường đất

49

Hóa học môi trường đất

50

Sinh thái môi trường đất

51

Chỉ thị môi trường

V.2.1.3

Các môn học chuyên sâu về sinh thái môi trường

52

Sinh học bao tồn ứng dụng

53

Sinh thái nhân văn

54

Đa dạng sinh học

55

Sinh thái môi trường khu vực

56

Du lịch sinh thái

V.2.1.4

Các môn học chuyên sâu về độc chất học môi trường

57

Độc học và sức khỏe môi trường

58

Phương pháp phân tích độc chất

59

Độc học sinh thái

60

Quản lý rủi ro độc chất

61

Hình thái của độc chất trong môi trường

V.2.1.5

Các môn học chuyên sâu về môi trường nước

62

Hóa học môi trường nước

63

Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước

64

Ô nhiễm môi trường nước

65

Sinh thái môi trường nước

66

Phân tích và đánh giá chất lượng nước

V.2.1.6

Các môn học chuyên sâu về mô hình hóa môi trường

67

Ứng dụng công cụ mô hình hóa và hệ thống tin địa lý trong lập ban đồ môi trường

68

Mô hình đánh giá chât lượng môi trường

69

Mô hình dự báo ô nhiễm môi trường

70

Quan trắc và xử lý số liệu môi trường

71

Kiểm kê phát thải

V.2.1.7

Các môn học chuyên sâu về môi trường biển

72

Đại dương và vùng bờ

73

Quy hoạch không gian biển

74

Quản lý ô nhiễm biển

75

Luật pháp và chính sách môi trường biển

76

Quản lý khu bảo tồn biển

V.2.2

Các môn học bổ trợ

77

Tế bào học

78

Sinh học phát triển

79

Thống kê sinh học

80

Trắc địa và Bản đồ đại cương

81

Cơ sở lý luận phát triển bền vững

82

Kinh tế sinh thái

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

VI.1

Thực tập và niên luận

83

Thực tâp thực tế

84

Thực tâp hóa học

VI.2

Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế

Khóa luận tốt nghiệp

85

Khóa luân tốt nghiệp

Môn học thay thế

86

Khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên

87

Thực hành phân tích và đanh gia môi trường

88

Xã hội học môi trường

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngành môi trường là gì?

Ngày nay, bạn thường nghe nói rất nhiều tới môi trường và bảo vệ môi trường. Đã bao giờ bạn tự hỏi môi trường là gì? Hiểu một cách chung và đơn giản nhất, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng đến một sinh vật hoặc một hệ xác định khác trong thời gian sống của nó.

Các loại môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 1993, “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy, môi trường sống của con người thường được phân chia thành:

1. Môi trường tự nhiên

Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước v.v…

Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi…, cung cấp cho con người các loại tài nguyên…

2. Môi trường xã hội

Là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định v.v… Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, khiến con người khác với các sinh vật khác.

3. Môi trường nhân tạo

Là tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc những nhân tố tự nhiên được con người biến đổi thành những tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, công sở, công viên, các khu đô thị, các phương tiện đi lại v.v…

Chức năng của môi trường

Môi trường có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chủ yếu để phục vụ những nhu cầu của con người và các loài sinh vật khác.

Ngành môi trường học trường nào?

Thời gian qua, các vấn đề về môi trường luôn được quan tâm và chú trọng. Vì thế các chương trình đào tạo ngành môi trường tại các trường Đại học ở Việt Nam cũng được đầu tư và phát triển hơn trong những năm gần đây. 

Nổi bật hơn hết, phải kể đến 3 trường đại học đang dẫn đầu trong lĩnh vực này như: Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ.

Theo học ngành môi trường, bạn sẽ có những chuyến đi thực địa đem lại nhiều trải nghiệm và kiến thức thực tiễn cho sinh viên. 

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngành Khoa Học Môi Trường này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngành Khoa Học Môi Trường trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button