Ngành Ngoại Giao – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Ngành Ngoại Giao đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành Ngoại Giao trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Ngành ngoại giao là gì?
Nhà ngoại giao E. Stow, tác giả cuốn “Ngoại giao thực hành” từng viết: “Ngoại giao là sự áp dụng trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ các nước độc lập và đôi khi cả giữa những nước ấy với các nước chư hầu của họ”.
Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao Vũ Dương Huân trong cuốn “Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?” định nghĩa: “Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán. Còn theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là một trong các công cụ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia; song, đó là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình; dựa trên lợi ích quốc gia – dân tộc và luật pháp quốc tế.”
Hiểu một cách đơn giản, ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.
Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.
Ngoài ra, về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cư xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.
Ngành ngoại giao thi khối gì học ở đâu?
Nhắc đến cơ sở đào tạo chuyên ngành ngoại giao, chắc chắn không thể không kể đến Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viên Quan hệ Quốc tế – ngôi trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Theo đó, các khối thi vào Học viện Ngoại Giao sẽ bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)
- Khối D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
Học viện Ngoại giao ra trường làm gì hiện đang là vấn đề thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên đang theo học tại đây hoặc các bạn học sinh cấp 3 có ý định theo học ngành ngoại giao. Ngôi trường này được các nhà tuyển dụng đánh giá là cơ sở đào tạo sinh viên chất lượng với chương trình giảng dạy rất tốt. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu các thông tin về ngôi trường này qua bài viết nhé!
1. Học viện Ngoại giao ở đâu?
Nếu bạn thắc mắc DAV là trường nào? Thì DAV là tên viết tắt theo tên tiếng Anh của Học viện Ngoại giao – Diplomatic Academy of Vietnam. Ngôi trường này tọa lạc tại địa chỉ 69 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Học viện Ngoại giao hiện nay trực thuộc sự quản lý của Bộ ngoại giao Việt Nam.
Đây là ngôi trường đầu tiên đào tạo các chuyên ngành về ngoại giao tại Việt Nam. Sứ mệnh của ngôi trường này là thực hiện nghiên cứu các chính sách cũng như chiến lược đối ngoại của Việt Nam với quốc tế. Đồng thời, DAV còn bồi dưỡng các cán bộ tham mưu, tư vấn cho những chính sách đối ngoại phục vụ cho Bộ ngoại giao.
Học viện Ngoại giao chuyên coaching các cấp bậc đại học và sau đại học với các lĩnh vực chuyên môn bao gồm gắn kết nước ngoài (gồm các lĩnh vực luật, kinh tế tài chính, ngoại giao, chính trị, cổ xưa và kiến thức đối ngoại), cử nhân ngoại ngữ chuyên môn tiếng Anh.
Hiện tại, nếu bạn muốn biết Học viện Ngoại giao ra trường làm gì thì bạn cần nắm được các thông tin về chương trình đào tạo của học viện với những bậc học gồm: Hệ đại học, cao đẳng, sau đại học, hệ training ngắn hạn cho các học viên.
>>>Có thể bạn quan tâm: Học viện ngoại giao điểm chuẩn 2022 cập nhật mới nhất
2. Học viện Ngoại giao có những ngành gì?
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thông tin về học viện Ngoại giao có những ngành gì, để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo của DAV, cũng như định hướng khi theo học tại Học viện Ngoại giao ra trường làm gì nhằm xác định phương hướng chính xác hơn cho tương lai.
Đối với chương trình đào tạo chính quy sẽ gồm:
- Ngành Quan hệ quốc tế
- Ngành Truyền thông quốc tế
- Ngành Kinh doanh quốc tế
- Ngành Kinh tế quốc tế
- Ngành Luật quốc tế
- Ngành Ngôn ngữ Anh
Đối với chương trình đào tạo tiêu chuẩn gồm có:
- Ngành Quan hệ quốc tế
- Ngành Ngôn ngữ Anh
- Ngành Truyền thông quốc tế
- Ngành Kinh tế quốc tế
- Ngành Luật quốc tế
3. Học viện Ngoại giao ra trường làm gì?
Để trả lời cho câu hỏi sinh viên Học viện Ngoại giao ra trường làm gì? Theo khảo sát những năm gần đây cho thấy, phần lớn các bạn định hướng trở thành luật sư. Bởi sau khi học tập tại Học viện các bạn sẽ được nắm rõ về các điều khoản và những vấn đề pháp lý. Thế nên, các kiến thức của chuyên ngành luật quốc tế mà các bạn theo học sẽ được áp dụng triệt để.
Các sinh viên học tại DAV cũng có thể làm việc tại các Đại sứ quán. Vậy học tại Học viện Ngoại giao ra trường làm gì tại Đại sứ quán? Những người làm việc tại Đại sứ quán sẽ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo quyền lợi của đất nước mình trên đất nước bạn. Hiện tại, cũng có rất nhiều sinh viên theo học tại Học viện Ngoại giao làm việc theo hình thức thực tập tại các Đại sứ quán của các nước ngay từ khi các bạn ấy còn ngồi trên ghế nhà trường.
Nếu bạn đang thắc mắc Học viện ngoại giao ra trường làm gì đối với các sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh? Đối với chuyên ngành này thì cơ hội làm việc của sinh viên được xem là rất rộng mở và có mức lương vô cùng hấp dẫn khi ra trường. Bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch hay phiên dịch viên cho các đối tác nước ngoài.
Cơ hội làm việc trong Bộ Ngoại giao chắc chắn sẽ là mơ ước lớn nhất của các bạn sinh viên tại Học viện Ngoại giao. Để có cơ hội được làm việc tại Bộ Ngoại giao, các bạn cần phải có chuyên môn giỏi, bên cạnh đó là yếu tố về ngoại hình của bạn cũng rất quan trọng.
Với các bạn sinh viên theo học chuyên ngành kinh tế quốc tế tại Học viện Ngoại giao, thì bạn có thể trở thành nhân viên kinh doanh, kế toán, chuyên viên hoạch định tài chính tại các công ty hay làm các công việc liên quan đến chuyên ngành kinh tế.
>>>Xem thêm: Ngành Quan Hệ Quốc Tế Là Gì? Top 5 Vị Trí Việc Làm HOT Nhất
4. Trung bình mức lương của sinh viên Ngoại giao khi ra trường
Với các vấn đề thắc mắc, học tại Học viện Ngoại giao ra trường làm gì, với các mức lương như thế nào? Thì tuỳ theo từng ngành học khác nhau cũng như vị trí làm việc mà mức lương của các bạn sinh viên tại Học viện Ngoại giao sau khi ra trường sẽ khác nhau.
- Hiện nay, đối với chuyên ngành Ngôn ngữ anh, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương dao động trong khoảng 9 – 15 triệu/tháng.
- Với các bạn sinh viên theo học chuyên ngành Luật quốc tế thì mức lương dao động rơi vào khoảng 7 – 12 triệu/tháng.
- Những bạn sinh viên theo học chuyên ngành Kinh tế quốc tế khi mới ra trường vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, thế nên mức lương sẽ dao động từ 8 – 10 triệu/tháng.
- Với khối ngành Kinh doanh quốc tế, các bạn sinh viên khi vừa ra trường sẽ có mức lương dao động trong khoảng 9 – 15 triệu/tháng tuỳ thuộc vào khả năng của mình.
- Các bạn sinh viên theo học chuyên ngành Truyền thông quốc tế có thể nhận mức lương trong khoảng 7 – 10 triệu vào thời gian đầu và sẽ được nâng lên sau khoảng 1 – 2 năm làm việc.
- Chuyên ngành Quan hệ quốc tế hiện nay đang có mức lương dao động từ 9 – 12 triệu dành cho các bạn sinh viên mới ra trường.
Như vậy có thể thấy sinh viên Học viện Ngoại giao ra trường làm gì cũng sẽ có mức lương khá tốt. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc bạn có làm trái ngành hay không, các chuyên ngành và chủ yếu phụ thuộc vào năng lực làm việc, hiệu quả công việc của các bạn sinh viên. Vì thế, khi còn đi học các bạn cần phải nâng cao các kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân mình để có thể đem lại mức lương hấp dẫn nhất sau khi ra trường.
5. Kỹ năng quan trọng sinh viên Ngoại giao cần có
5.1. Nắm vững kiến thức chuyên môn
Với các bạn sinh viên ngoại giao nếu nắm chắc kiến thức chuyên môn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Dù học Học viện Ngoại giao ra trường làm gì thì ưu điểm chuyên môn sẽ giúp sinh viên ghi điểm trong mắt cấp trên và tạo đà thăng tiến xa hơn trong công việc.
>>>Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì và cách điền vào CV chính xác nhất
5.2. Kỹ năng ngoại ngữ
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp thường có xu hướng ưu tiên những ứng viên sử dụng tiếng Anh thành thạo để có thể phục vụ tốt hơn cho công việc. Học ngoại giao ra làm gì thì các bạn sinh viên cũng nên trang bị thêm các thứ tiếng như Hàn, Nhật, Trung,… Điều này sẽ giúp các bạn có được cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài với mức thu nhập hàng tháng cao hơn.
5.3. Kỹ năng tin học
Kỹ năng tin học từ trước đến nay luôn là một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà bất kỳ sinh viên nào cũng cần trang bị để phục vụ cho công việc cùng với việc học của mình.
Đặc biệt là trong thời đại công nghệ được đầu tư và phát triển mạnh như hiện nay. Môi trường làm việc nào cũng phải tiếp xúc với máy tính, các thiết bị công nghệ, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao các bạn bắt buộc phải có kỹ năng này.
>>>Xem thêm: Các Loại Chứng Chỉ Tin Học Văn Phòng Phổ Biến Nhất Hiện Nay
5.4. Kỹ năng giao tiếp
Đối với sinh viên Ngoại giao kỹ năng giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng mà bất cứ ai cũng cần trau dồi và luyện tập mỗi ngày. Bởi kỹ năng này sẽ tạo cơ hội cho bạn tìm được công việc như mong muốn và thành công với lĩnh vực và ngành nghề mình đã chọn.
5.5. Phong cách ăn mặc
Các sinh viên theo học tại Học viện Ngoại giao ra trường làm gì thì vấn đề ngoại hình và phong cách ăn mặc cũng là điều mà tất cả các bạn cần quan tâm để vượt qua vòng phỏng vấn rất khắt khe của các nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp lớn thì họ sẽ luôn yêu cầu nhân viên của mình phải có bề ngoài chỉn chu, tỉ mỉ. Do đó, bạn cần biết cách ăn mặc sao cho phù hợp nhằm tạo sự thiện cảm cho các nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn.
Không chỉ thế, hầu hết những công việc mà sinh viên Ngoại giao đảm nhận đều cần phải chăm chút nhiều về ngoại hình cũng như cách ăn mặc của mình để thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự trong công việc với đối tác.
6. Học phí học viện ngoại giao bao nhiêu?
Ngoài việc đặt vấn đề học tại Học viện Ngoại giao ra trường làm gì, thì việc quan tâm đến các khoản học phí của sinh viên học viện chuyên ngành Ngoại giao sẽ được nhiều bạn học sinh và những bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn để biết bản thân có thật sự đủ điều kiện để theo học tại học viện chuyên ngành này hay là không?
Về mức học phí đối với các chuyên ngành của học viện Ngoại giao bao gồm: Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ anh, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế đều có mức học phí rơi vào khoảng 4.150.000 đồng/tháng cho mỗi sinh viên. Hàng năm mức tăng học phí không quá 10%.
Qua bài viết trên của Mua Bán, chúng tôi hy vọng các bạn học sinh và sinh viên đã giải đáp được thắc mắc học tại học viện Ngoại giao ra trường làm gì? Cũng như có được các định hướng tốt hơn cho tương lai. Hãy theo dõi website Muaban.net thường xuyên để cập nhật các thông tin bổ ích mới nhanh chóng nhé!
>>>Xem thêm: Top những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai
Thông tin chung về học viện Ngoại giao
Trước khi tìm hiểu về học viện Ngoại giao các ngành, bạn nên biết sơ qua về thông tin của trường. học viện Ngoại giao Việt nam còn có tên tiếng anh là Diplomatic Academy of Vietnam, với tên viết tắt là DAV. Hiện nay, đây là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo những ngành về ngoại giao.
Hiện tại, trường đang nằm ở vị trí số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển rực rỡ, trường đã có được rất nhiều danh hiệu thi đua cực kỳ danh giá như: huân chương lao động hạng Nhất, huân chương Độc lập hạng Ba, huân chương Độc lập hạng Nhì, huân chương Hồ Chí Minh, huân chương Độc lập hạng Nhất.
Với 6 chương trình đào tạo riêng biệt, trường rất vinh dự khi sở hữu số lượng các Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư thuộc chuyên ngành Quan hệ Quốc tế nhiều nhất tại Việt Nam, không có một trường đại học nào có thể so sánh được. Điểm xét tuyển để vào ngành Quan hệ Quốc tế của trường cũng là cao nhất tại Việt Nam, đủ để thấy những bạn sinh viên được chiêu mộ vào đây chất lượng như thế nào.
Thông tin về học viện Ngoại giao các ngành
Có thể thấy rằng học viện Ngoại giao các ngành đều vô cùng đa dạng, tuy nhiên thông thường chúng đều có liên quan đến các vấn đề ngoại giao. Với 6 ngành hiện tại, học viện Ngoại giao cam kết đưa tới thị trường lao động những sinh viên giỏi và xuất sắc nhất:
- International Relations: Quan hệ quốc tế
- International Economic: Kinh tế quốc tế
- International Law: Luật quốc tế
- International Business: Kinh doanh quốc tế
- The English Language: Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Đa dạng học viện Ngoại giao các ngành
Bạn đã biết về học viện Ngoại giao điểm chuẩn chưa?
Dưới đây là điểm chuẩn của học viện Ngoại giao vào năm 2021, bạn hãy tham khảo để nắm rõ hơn nhé.
Xét duyệt học viện Ngoại giao tuyển thẳng ra sao?
Đối với việc tuyển thẳng của học viện Ngoại giao các ngành, dự kiến trường sẽ tuyển thẳng 25% số lượng sinh viên cần phải tuyển.
Các thí sinh tốt nghiệp THPT theo đúng hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt vào ngưỡng đảm bảo đầu vào sẽ được quy định theo đúng với phương thức xét tuyển tại Học viện Ngoại giao.
Sinh viên học viện Ngoại giao rất năng động
Ngoài ra, những thí sinh tốt nghiệp các chương trình THPT tại nước ngoài hoặc có thời gian vừa học tập ở nước ngoài và ở Việt nam, đồng thời đã tốt nghiệp được chương trình THPT ở Việt nam cũng sẽ được trở thành đối tượng tuyển sinh của học viện Ngoại giao.
Dưới đây là tổng chỉ tiêu dự kiến của trường:
STT | Tên ngành đào tạo | Mã ngành đào tạo | Tổ hợp xét tuyển | Chỉ tiêu
(dự kiến) |
1 | Quan hệ quốc tế | 7310206 | A00, A01, C00, D01, D03 | 350 |
2 | Truyền thông quốc tế | 7320107 | A00, A01, C00, D01, D03 | 300 |
3 | Kinh tế quốc tế | 7310106 | A00, A01, D01 | 200 |
4 | Kinh doanh quốc tế | 7340120 | A00, A01, D01 | 150 |
5 | Luật quốc tế | 7380108 | A00, A01, C00, D01 | 150 |
6 | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | D01 | 200 |
1. Giới thiệu chuyên ngành Ngoại giao
Chuyên ngành ngoại giao (tên tiếng anh là Diplomacy) là ngành học viên nghiên cứu việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia có chủ quyền và thực hiện các hành vi ngoại giao và luật pháp của quốc gia đó. Đối tượng nghiên cứu chính là hành vi ngoại giao của quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình và kinh nghiệm thực tiễn ngoại giao của quốc gia đó trong việc thực hiện chính sách đối ngoại. Chuyên ngành này có quan hệ mật thiết với các chuyên ngành chính trị quốc tế và quan hệ quốc tế, nhưng cũng có những điểm khác biệt rõ ràng. Chuyên ngành Ngoại giao tập trung nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của đất nước trong giao lưu đối ngoại, mang tính ứng dụng và thực tiễn cao. Các lĩnh vực nghiên cứu của ngoại giao bao gồm lý thuyết và thực tiễn ngoại giao chung và chính sách đối ngoại của từng quốc gia cụ thể. Về lý thuyết, nó nghiên cứu bản chất, mục tiêu và các loại hình ngoại giao, so sánh các lý thuyết và mô hình ngoại giao khác nhau, các lý thuyết và mô hình ra quyết định chung về đối ngoại; trên thực tế, nó chủ yếu nghiên cứu về lịch sử ngoại giao, các phương pháp và kỹ thuật ngoại giao, nghi thức và chuẩn mực ngoại giao, và cụ thể Phân tích chính sách đối ngoại và hành vi đối ngoại của quốc gia.
2.Chương trình học của chuyên ngành Ngoại giao
- Nhập môn ngoại giao
- Ngoại giao đương đại Trung Quốc
- Lịch sử ngoại giao Trung Quốc
- Nhập môn chính trị quốc tế (giới thiệu về quan hệ quốc tế)
- Lịch sử quan hệ quốc tế (Bao gồm cả phần đương đại và hiện đại)
- Giới thiệu về các tổ chức quốc tế
- Luật quốc tế
- Nhập môn khoa học chính trị
- Lịch sử tư tưởng chính trị phương tây
- Chính trị và chính phủ Trung Quốc
- Hệ thống chính trị đối ngoại
- Phân tích chính sách đối ngoại
- Kinh tế chính trị và ngoại giao theo từng quôc gia và khu vực (ngoại giao và kinh tế chính trị đối với các nước Mỹ, Nhật, Nga và các nước đang phát triển)
Ngoại Giao là gì?
Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán. Còn theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là một trong các công cụ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia dựa trên lợi ích quốc gia, dân tộc và luật pháp quốc tế.
Cụ thể, ngoại giao mang tính giai cấp và dân tộc sâu sắc, ra đời cùng Nhà nước:
– Ngoại giao là hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, các cơ quan đối ngoại ở Trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị, diễn đàn quốc tế, khu vực, nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài.
– Lĩnh vực này cũng là nghề nghiệp của các cán bộ ngoại giao.
– Đồng thời, ngoại giao là khoa học và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán.
Làm thế nào để trở thành một nhà ngoại giao?
Hiện nay, muốn trở thành cán bộ ngoại giao, bạn phải tham gia thi tuyển công chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
– Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
– Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
– Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Thi tuyển để trở thành một nhà ngoại giao chia ra 2 vòng và 3 chuyên ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế và Kinh tế quốc tế. Ngoại ngữ thường là các ngoại ngữ phổ thông như Anh, Pháp, Trung Quốc,…
– Vòng 1: Thi trắc nghiệm Kiến thức chung, Tin học văn phòng, Ngoại ngữ (điều kiện).
– Vòng 2 gồm 2 phần:
+ Phần 1 – Thi viết: 1 bài thi viết 180 phút về kiến thức chuyên ngành và 1 bài thi 180 phút ngoại ngữ chuyên ngành đối ngoại
+ Phần 2 – Phỏng vấn: Bốc thăm chuẩn bị phỏng vấn 15 phút, có 2 câu hỏi chính về chuyên ngành, 1 câu bằng tiếng Việt và 1 câu bằng tiếng dự thi. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, giám khảo hỏi thêm liên quan đến các câu hỏi bốc thăm hoặc những câu hỏi khác về xử lý tình huống trong công việc,… Trung bình mỗi thí sinh trả lời trong vòng 30 phút.
Kết quả của cuộc thi tuyển là tổng điểm của 2 phần trong vòng này và lấy tổng điểm từ cao xuống thấp.
Khác với thế trước, các bạn trẻ hiện nay có nhiều cơ hội và đa dạng lựa chọn việc làm hơn khi ở trong ngành ngoại giao. Hiện tại, không chỉ có Bộ Ngoại giao làm ngoại giao mà các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp,… cũng làm ngoại giao. Do đó, cơ hội việc làm cũng rộng mở. Ngoài Bộ Ngoại giao, sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao có thể xin việc tại Ban Đối Ngoại Trung ương, Vụ đối ngoại Văn phòng Quốc hội, các cơ quan đối ngoại của các ban, bộ, ngành, các cơ quan ngoại vụ địa phương.
Mức lương trong ngành ngoại giao
Ngành ngoại giao có mức thu nhập áp dụng công thức: “Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng.” Mức lương cơ sở theo Nhà nước quy định trong năm 2020 – 2021 là 1.490.000 đồng.
Sinh viên mới tốt nghiệp đại học vào nghề ngoại giao ở trong nước là chuyên viên bậc 1/9, hệ số lương (HSL) 2,34. Mỗi bậc là 3 năm thì bình thường trải qua 24 năm mới đạt chuyên viên 9, HSL 4,98.
Cán bộ ngoại giao Việt Nam chưa có lương ở nước ngoài, chỉ hưởng sinh hoạt phí. Khi cử đi công tác tại các cơ quan đại diện, cán bộ ngoại giao được để lại 40% lương chính ở trong nước và hưởng sinh hoạt phí ở nước ngoài. Hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính: Mức sinh hoạt phí cơ bản là 650 USD = 100%. Chỉ số sinh hoạt phí hoàn toàn phụ thuộc hệ số lương.
Ngoài sinh hoạt phí, cán bộ ngoại giao có bảo hiểm y tế, được vé đi về do Nhà nước đài thọ một lần. (một lần sang nhận công tác và một lần sau khi kết thúc nhiệm công tác về nước)
Trên đây là những thông tin cơ về ngành Ngoại Giao và những yếu tố cần thiết để trở thành một cán bộ ngoại giao Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu kỹ càng hơn về ngành nghề này cũng như các công việc khác trong khối ngành Xã Hội Nhân Văn, các bạn có thể khám phá cuốn sách Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã Hội & Nhân Văn có gì? TẠI ĐÂY.
Ngành ngoại giao là gì?
Trước khi có quyết định chọn lựa về ngành, chúng ta cần hiểu bản chất của ngành đó là gì ? Như ta được biết qua các phương tiện thông tin gần nhất, Ngoại giao được hiểu theo một cách đơn giản đó là một nghệ thuật được tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện trong một nhóm hay một quốc gia. Những nhà ngoại giao thông qua việc chỉ đạo hay thực hiện các mối quan hệ quốc tế liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tạo nên các mỗi quan hệ hòa bình, tình hòa hữu giữa các nước trên thế giới.
Ngành Ngoại giao là một trong những cách để các nước có thể duy trì tồn tại và phát triển. Các nhà ngoại giao bằng kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm của mình họ tiếp nhận thông tin và báo cáo về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của quốc gia luôn đảm bảo trách nhiệm trong việc đàm phán và cùng với những nhà chức trách ra những quyết định đúng đắn nhằm giữ vững hòa bình, an ninh, độc lập dân tộc.
Ngày nay, khi thế giới càng gần nhau trong những mối quan hệ hợp tác toàn diện thì ngành ngoại giao lại càng có vai trò quan trọng hơn. Việc đào tạo được chuyên sâu thực tế, những sinh viên theo học ngành ngoại giao sẽ được đào tạo thành những nhà ngoại giao tài ba có đầy đủ kiến thức và thực hành, tích lũy tư duy lý luận, luôn chặt chẽ về tư tưởng vận dụng tốt nhất khả năng chuyên ngành trên con đường gìn giữ hòa bình, bảo vệ lợi ích Quốc gia.
Ngành ngoại giao đào tạo gì?
Ngành ngoại giao là một trong những ngành quan trọng liên quan mật thiết đến vận mệnh của đất nước nên việc đào tạo trọng ngành ngoại giao luôn được chú trọng. Sinh viên ngành ngoại giao được đào tạo những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu chắt lọc. Sinh viên được đào tạo:
- Quan trọng nhất với sinh viên ngành ngoại giao đó chính là ngoại ngữ. Sinh viên được đào tạo ngoại ngữ với khả năng chuyên sâu cao.
- Trang bị kiến thức, am hiểu sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nước ngoại giao.
- Được đào tạo nghiệp vụ, lý luận tư tưởng, khả năng đàm phán thuyết phục thu hút, diễn đạt chính xác.
- Tôi luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng nhiệt thành yêu nước, trung thành, kiên cường dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao không ngại gian khó.
- Kiến thức và thực tế cấp cao, xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén trong phán đoán.
- Đào tạo cho sinh viên giao tiếp tự tin, chuẩn xác trong từng câu chữ.
Sinh viên ngành ngoại giao ngoài việc được đào tạo trên các giảng đường chuyên nghiệp còn được tham gia các lớp kỹ năng thực tế các hoạt động ngoại giao. Được thực hành những kiến thức đã học, giao lưu văn hóa với nhiều nước. Sinh viên được trải nghiệm đến gần hơn với công việc thông qua các chương trình hợp tác quốc tế. Những hoạt động thực tế giúp sinh viên năng động và tự tin hơn chuẩn bị hành trang vững chắc để cho công việc quan trọng của quốc gia.
Công việc chính của ngành ngoại giao:
- Tiếp xúc và đàm phán ngoại giao với các cơ quan chức năng nước ngoại giao
- Báo cáo tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội các nước và thế giới, đưa ra những đề xuất bám sát vào chiến lược ngoại giao quốc gia
- Tiếp nhận và biên soạn các văn kiên ngoại giao
- Làm các công việc đối ngoại, giao lưu giữa các nước
- Đưa ra các phát ngôn ngoại giao tại các nước
- Giải quyết các vấn đề phát sinh giữa quốc gia và các nước ngoại giao trên cơ sở lý luận mang lại sự hòa bình trong các mối quan hệ
- Làm các công tác ngoại giao: chúc mừng, thăm hỏi, tiếp đón … các nhà chức trách và đoàn ngoại giao các nước
Các nhà ngoại giao tương lại với các công việc trên sẽ được làm việc tại các cơ quan đối ngoại cấp trung ương, các cơ quan ngoại giao đại diện ở các nước.
- Một số trường đào tạo ngành ngoại giao tại Việt Nam:
- Học viện Ngoại giao
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM
- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành ngoại giao được xâu chuỗi từ những kiến thức thực tế và nghiên cứu rất mong lại cho những bạn đam mê theo đuổi ngành ngoại giao những hành trang hữu ích và có kỹ năng định hướng trong việc lựa chọn ngành. Chúc các bạn thành công và có chọn lựa vững vàng trở thành những nhà ngoại giao tương lai của đất nước.
I. Tìm hiểu về Học viện Ngoại giao
Học viện Ngoại giao có tên quốc tế là Dipplomatic Academy of Vietnam (DAV). Rất nhiều bạn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT có mơ ước trúng tuyển vào ngôi trường này bởi đây được biết đến là môi trường học tập chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng cao với các chuyên nghành ngoại giao mang đặc trưng riêng.
Trong mỗi đợt tuyển sinh Đại học, các bạn học sinh hầu hết đều phải cân nhắc, băn khoăn lựa chọn ngành mình yêu thích giữa các trường bởi vấn đề điểm số. Học viện Ngoại giao có điểm số trúng tuyển đầu vào khá cao nên không phải ai cũng có thể dễ dàng theo học. Vì vậy, khi có chất lượng đầu vào tốt thì qua quá trình học tập với chương trình đào tạo bài bản, chất lượng đầu ra cũng tương xứng. Do đó, Học viện Ngoại giao cho ra đời những thế hệ cử nhân, thạc sỹ trình độ chuyên môn cao, nhân tài trong nhiều lĩnh vực.
Trường có đa dạng các khoa đào tạo như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế và ngôn ngữ Anh. Đây đều là những khoa hot, thu hút sự quan tâm đông đảo của bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Đặc biệt, những ai theo học tại đây thì đều cần có khả năng tiếng Anh tốt.
II. Học viện ngoại giao ra làm gì sau khi tốt nghiệp?
Tùy theo ngành nghề cụ thể bạn lựa chọn mà cơ hội việc làm khi học tại Học viện Ngoại giao sẽ khác nhau. Với những ngành hot như quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, luật quốc tế, truyền thông quốc tế thì việc xin việc làm sau khi tốt nghiệp không khó. Bởi với xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh quốc tế hay doanh nghiệp quốc tế có trụ sở tại Việt Nam hoặc vốn đầu tư nước ngoài đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn.
Hơn nữa, những bạn theo học tại Học viện Ngoại giao thường có kỹ năng ngoại ngữ tốt mà đây cũng là lợi thế để xin việc làm. Dù là công ty trong nước hay nước ngoài đều coi trọng những ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, vì vậy sinh viên học tại đây sẽ gia tăng cơ hội trúng tuyển và có vị trí việc làm ưng ý. Bạn có thể tìm việc làm chuyên viên tư vấn giáo dục tại các trường quốc tế hay các trung tâm giáo dục tư nhân, có rất nhiều công việc phù hợp nếu bạn có đầy đủ kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ.
Ngoài ứng tuyển vào các vị trí việc làm trong Bộ Ngoại giao, tổ chức phi chính phủ thì bạn cũng có thể làm tại các doanh nghiệp kinh tế tư nhân. Nếu có khả năng, điều kiện tài chính và trình độ chuyên môn cao thì bạn cũng có thể tự mở công ty riêng cho mình. Cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao nhìn chung tương đối rộng mở.
Các việc làm bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao có thể kể đến trong các lĩnh vực như:
*) Ngành ngôn ngữ Anh:
o Phiên/biên dịch viên.
o MC song ngữ/MC truyền hình.
o Cán bộ ngoại giao, đối ngoại (Bộ ngoại giao hoặc ban ngành Trung ương).
o Thư ký/trợ lý giám đốc.
o Giáo viên tiếng Anh.
*) Ngành Quan hệ quốc tế:
o Chuyên viên đối ngoại.
o Biên tập bản tin, dẫn chương trình trong công ty truyền thông quốc tế.
o Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
*) Ngành Truyền thông quốc tế:
o Phóng viên, biên tập viên, bình luận viên,…
o Nhân viên Sale&Marketing.
o Chuyên viên PR, quan hệ công chúng.
o Giảng dạy, đào tạo tại những cơ sở có ngành Truyền thông quốc tế.
o Chuyên viên đối ngoại tại các công ty truyền thông, báo chí.
*) Ngành Kinh tế quốc tế:
o Chuyên viên marketing quốc tế.
o Giảng dạy tại các trường có ngành Kinh tế quốc tế,…
o Nhân viên xuất nhập khẩu.
o Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế.
o Chuyên gia xúc tiến thương mại.
o Biên, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch,…
*) Ngành Luật quốc tế:
o Luật sư làm việc trong công ty, doanh nghiệp, công ty luật trong nước và quốc tế.
o Giảng dạy và nghiên cứu, đào tạo tại các trường đại học.
o Biên tập viên, phóng viên liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Việc làm sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao cho các bạn sinh viên đa dạng – Hướng nghiệp GPO
III. Sinh viên Ngoại giao cần làm gì để dễ dàng xin việc?
Dù bạn học tại Học viện Ngoại giao hay bất cứ trường nào nổi tiếng thì việc mơ ước có công việc ổn định, dễ dàng xin việc như mong muốn hay ứng tuyển vào vị trí lương cao đều cần bạn phải có sự nỗ lực và cố gắng. Thu nhập của bạn cao hay thấp không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn học trường nào mà căn cứ vào năng lực thực tế.
Học tại những ngôi trường top đầu cũng chỉ góp một phần nhỏ trong việc nhà tuyển dụng đưa ra quyết định lựa chọn và tuyển bạn nhưng cùng với đó, năng lực, kinh nghiệm mới là thứ mà doanh nghiệp, công ty quan tâm hơn hết và điều này cũng giúp bạn có thể gắn bó và trụ vững lâu dài với nghề.
Chính vì vậy, trong quá trình học tập tại trường, sinh viên ngoài nắm vững kiến thức chuyên nghành, học tập với thành tích tốt thì cũng nên trau dồi kỹ năng bằng cách tham gia thực tập, các hoạt động ngoại khóa hay đảm nhận những công việc part time.
Thông qua những hoạt động này, sinh viên sẽ được nâng cao kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, thuyết trình, ứng xử, gia tăng sự tự tin, năng động, mang đến lợi ích về thể chất và tinh thần,… Điều quan trọng là khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ, tạo con đường để dễ dàng có được công việc chính thức nhanh chóng sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, bạn được cọ xát với cuộc sống nhiều nên trưởng thành hơn và không còn bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường thực tiễn.
Qua bài viết trên đây, Hướng nghiệp GPO đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin cơ bản về cơ hội nghề nghiệp khi theo học tại Học viện Ngoại giao. Những bạn học sinh đang có ý định theo học tại ngôi trường này thì hãy cân nhắc kỹ càng để đưa ra cho mình quyết định đúng đắn. Bởi lựa chọn môi trường học tập tốt sẽ mang đến cho bạn sự nghiệp tương lai thuận lợi, thành công cao. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bảo Hân
Theo Joboko
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Thương mại điện tử ra trường làm nghề gì? Có dễ xin việc không?
Ngành văn hóa học là gì? Ra trường làm gì? Thông tin cần biết
Học ngành Đông phương học ra làm gì?