Thông tin tuyển sinh

Ngành Sân Khấu Điện Ảnh – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Ngành Sân Khấu Điện Ảnh đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngành Sân Khấu Điện Ảnh trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Ngành Sân Khấu Điện Ảnh:

 Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội dự kiến tuyển sinh 455 chỉ tiêu

Năm 2023, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội dự kiến tuyển sinh 455 chỉ tiêu với 11 ngành gồm: Biên kịch điện ảnh – truyền hình; Đạo diễn điện ảnh, truyền hình; Quay phim; Nhiếp ảnh; Đạo diễn sân khấu; Biên đạo múa;…

Chỉ tiêu và ngành/chuyên ngành đào tạo

(chỉ tiêu có thể thay đổi theo tình hình thực tế và chất lượng thí sinh hàng năm)

Điều kiện dự thi

+ Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Đối với thí sinh dự thi trình độ đại học:

a) Đối tượng dự tuyển là người Việt Nam hoặc người nước ngoài thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam, hoặc bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương được dự tuyển vào tất cả các ngành;

– Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của pháp luật được dự tuyển vào các ngành thuộc nhóm ngành của ngành nghề đã tốt nghiệp trung cấp.

b) Đối tượng dự tuyển phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Đạt ngưỡng đầu vào theo quy định của Nhà trường;

– Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

– Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ thi tuyển theo quy định.

+ Thí sinh dự thi một số ngành đặc thù

* Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình; Diễn viên chèo; Diễn viên cải lương; Diễn viên Rối.

– Có độ tuổi tử 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: Im55.

– Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp (Riêng đối với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương, Diễn viên rối cần có giọng hát tốt).

– Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.

* Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp Múa, Cao đẳng Múa. Biên đạo múa đại chúng: Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.

* Quay phim điện ảnh; Quay phim truyền hình; Nhiếp ảnh nghệ thuật; Nhiếp ảnh báo chí, Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện: Thí sinh phải biết sử dụng và có máy ảnh kỹ thuật số, thẻ nhớ để thực hiện bài thi. (Có văn bản hướng dẫn thi thực hành chụp ảnh dã ngoại kèm theo thông báo này)

* Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình; Thiết kế trang phục nghệ thuật; Thiết kế đồ họa kỹ xảo: Khi ĐKDT thí sinh phải nộp bài hình họa (bài vẽ tượng – bằng chì trên giấy 40cm x 60cm) để tham gia xét vòng sơ tuyển.

* Nghệ thuật hóa trang: Khi ĐKDT thí sinh nộp 2 ảnh chân dung màu để xét tuyển: 1- Ảnh mộc (ảnh của người mẫu khi chưa được trang điểm); 2 – Ảnh người mẫu sau khi đã được trang điểm đẹp; Kích thước 18cm x 24cm.

Quy trình thi năng khiếu

Chi tiết thông báo tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội: Tại đây

Học đại học sân khấu điện ảnh ra làm gì?

Đóng phim: tất nhiên là ai cũng ước mơ đóng phim khi theo ngành này rồi. Bạn sẽ phải bắt đầu từ các vai quần chúng có lời thoại để lấy kinh nghiệm.

Nếu bạn là người có ngoại hình đẹp, ăn ảnh thì sẽ có đạo diễn tìm đến bạn. Nếu bạn không có gì đặc biệt thì phải đi xin xỏ các đoàn làm phim rồi. Các bạn dễ được lên phim nhất là người có ngoại hình xuất chúng, người xấu đặc biệt, người đặc biệt mập…

Diễn kịch: các bạn có thể theo ngành sân khấu để diễn ở các nhà hát. Nghĩa là bạn sẽ làm việc trong nhà nước, bạn sẽ được thực sự sống với đam mê của mình. Khuyết điểm là thực sự nghèo, do lương của đoàn kịch, nhà hát chỉ khoảng 3-4 triệu/tháng. Bạn sẽ phải làm thêm nhiều ngành khác để có thể duy trì cuộc sống của mình.

Đoàn làm phim: không phải ai học sân khấu điện ảnh đều được đóng phim. Bạn nên chấp nhận điều đó, nhưng bạn vẫn có thể làm các vai trò khác. Điển hình như đạo diễn, quay phim hoặc các vai trò khác trong đoàn làm phim. Khi đã đào tạo trong đại học sân khấu điện ảnh bạn sẽ được đào tạo các kỹ năng để trở thành đạo diễn.

MC: được đào tạo để có khả năng an nói lưu loát, nói chuyện trước đám đông, khả năng ứng phó tốt. Bạn có thể thấy rất nhiều diễn viên nổi tiếng có thể làm MC rất tốt như Trấn Thành, Hoài Linh, Trường Giang…

Bài viết liên quan:

  • Xem điểm chuẩn trường sân khấu điện ảnh

Đôi nét về trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

Giới thiệu về trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh là một trong những ngôi trường đại học hoạt động, phát triển lâu đời nhất tại Việt Nam, là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến top các trường đào tạo nghệ thuật. Trường chịu trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng những sinh viên có năng khiếu trong lĩnh vực nghệ thuật. Hiện nay, trường có 2 cơ sở chính đó là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (Cầu Giấy, Hà Nội) và Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM (Quận 1, TPHCM).

Các ngành đào tạo của trường bao gồm:

  • Diễn viên kịch, điện ảnh truyền hình
  • Biên tập truyền hình
  • Nhiếp ảnh nghệ thuật
  • Nhiếp ảnh báo chí
  • Thiết kế đồ họa kỹ xảo
  • Nghệ thuật hóa trang
  • Đạo diễn điện ảnh
  • Biên kịch điện ảnh
  • Quay phim điện ảnh
  • Biên đạo múa đại chúng

👉 Xem thêm: Nghề diễn viên và sự thật về “con đường trải đầy hoa hồng”

Có nên học sân khấu điện ảnh hay không?

Mặc dù là một trường lớn, có tiếng tại Việt Nam, song vẫn rất nhiều bạn băn khoăn không biết có nên theo học trường Sân khấu Điện ảnh hay không? Vậy thì hãy cùng JobsGO điểm qua một số điểm nổi bật của trường qua nội dung dưới đây nhé!

Có nên học Sân khấu Điện ảnh không?

Đa dạng ngành học

Như đã đề cập ở trên, trường Sân khấu Điện ảnh có rất nhiều ngành học khác nhau để các bạn lựa chọn. Tùy vào sở thích, năng khiếu riêng mà các bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một ngành học phù hợp để theo đuổi. 

Bên cạnh đó, các ngành của trường đều liên quan đến nghệ thuật, do đó các bạn cũng có thể đăng ký học thêm văn bằng 2 hoặc tự tạo cơ hội tìm hiểu, phát triển thêm nhiều kỹ năng khác, phục vụ cho công việc, nghề nghiệp sau này.

Đội ngũ giảng viên chuyên môn cao

Đội ngũ giảng viên của trường Sân khấu Điện ảnh được đánh giá có chuyên môn cao, hầu hết đều là các phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,… trẻ tuổi, năng động, luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp đào tạo, nhằm mang đến những kiến thức tốt nhất cho sinh viên.

Với kinh nghiệm dày dặn, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, giảng viên của trường luôn tạo cho sinh viên sự hứng thú, đạt được những thành tích tốt trong quá trình học tập.

Cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ

Theo học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, các bạn sinh viên sẽ được học tập trong môi trường vô cùng tuyệt vời. Khuôn viên của trường rộng rãi, thoáng đãng, đầy đủ các phòng học, phòng tập,… Toàn bộ các phòng cũng được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình học.

Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng nhà thư viện rộng lớn để sinh viên có thể tự học, tìm kiếm tư liệu cần thiết hay phòng chiếu phim để thực hành diễn xuất, xem phim miễn phí.

Mức học phí phù hợp

Là trường công nên mức học phí của trường không quá cao, phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên. Tùy vào từng ngành, số lượng tín chỉ đăng ký mà mức học phí sẽ có sự khác nhau, dao động từ hơn 5 – 11 triệu đồng/năm.

👉 Xem thêm: Phía sau nghề đạo diễn: cuộc sống có “MÀU HỒNG” như lời đồn?

Cơ hội việc làm lớn sau khi tốt nghiệp

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Sân khấu Điện ảnh vô cùng lớn

Có thể thấy, nghệ thuật là lĩnh vực đang rất phát triển tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Do đó, tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, các bạn sẽ có cơ hội việc làm vô cùng lớn.

Tùy vào ngành các bạn lựa chọn mà công việc sau khi ra trường sẽ khác nhau. Bạn có thể trở thành diễn viên, đạo diễn, MC, quay phim, nhiếp ảnh gia, biên tập viên truyền hình,… Đây đều là những nghề hot hit, mang lại cho các bạn danh tiếng, tên tuổi và mức thu nhập khủng hiện nay.

Như vậy, qua những chia sẻ trên thì chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho bản thân về việc có nên theo học sân khấu điện ảnh rồi phải không? Và lời khuyên từ JobsGO đó là những ai có đam mê, yêu thích công việc về nghệ thuật thì lựa chọn trường Đại học Sân khấu Điện ảnh là một điều vô cùng phù hợp, có thể giúp các bạn theo đuổi ước mơ trong tương lai.

Thi vào trường Sân khấu Điện ảnh cần những gì?

Để có thể thi được vào trường Sân khấu Điện ảnh, các bạn sẽ cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Thi vào trường Sân khấu Điện ảnh cần những gì?
  • Đã tốt nghiệp THPT hoặc hệ tương đương, riêng với ngành múa thì các bạn cần phải tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng nghệ thuật múa mới được dự thi vào trường.
  • Học trường Sân khấu Điện ảnh, các bạn cần có sức khỏe tốt, chiều cao cân đối, ngoại hình ưa nhìn, không khuyết tật hình thể, giọng nói tốt, không nói lắp, nói ngọng,…
  • Tùy vào từng ngành sẽ có yêu cầu riêng, để đảm bảo có thể thi vào trường, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng thông tin tuyển sinh để không đánh mất cơ hội học tập của mình.
  • Thi vào trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, các bạn cần có năng khiếu riêng, đáp ứng theo yêu cầu của từng ngành.

👉 Xem thêm: Biên kịch là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh nghề biên kịch

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc “có nên học sân khấu điện ảnh không?” cùng định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được ngành học, trường học và theo đuổi ước mơ, đam mê của mình nhé.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội tiền thân là Trường Ca kịch Dân tộc được thành lập năm 1959. Đến Ngày 17/12/1980, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 372/CP[2], thành lập trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 2 trường Trung cấp Nghệ thuật Sân khấu Việt NamTrường Điện ảnh Việt Nam (đều thành lập năm 1959)[3].

Các khoa[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Kịch hát dân tộc;
  • Khoa Kỹ thuật, Công nghệ Điện ảnh Truyền hình;
  • Khoa Mác – Lênin và Kiến thức cơ bản;
  • Khoa Múa;
  • Khoa Nghệ thuật Điện ảnh;
  • Khoa Nhiếp ảnh;
  • Khoa Sân khấu;
  • Khoa Tại chức;
  • Khoa Thiết Kế Mỹ thuật;
  • Khoa Truyền hình.

Các ngành đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài những thông tin về chủ đề Ngành Sân Khấu Điện Ảnh này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Ngành Sân Khấu Điện Ảnh trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button