Ngoài Tiếng Anh – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Ngoài Tiếng Anh đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ngoài Tiếng Anh trong bài viết này nhé!
Phân loại
Tiếng Anh
Nhóm Anh‑Frisia
Nhóm Anglic và Nhóm Giécmanh Biển Bắc
Nhóm Anh-Frisia và Nhóm Giécmanh Tây
Nhóm Giécmanh Biển Bắc và …… Tiếng Đức (Cao địa): …… Tiếng Yiddish
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Ấn–Âu, cụ thể hơn thuộc nhánh Tây của ngữ tộc Giécmanh. Dạng cổ của tiếng Anh (tức Tiếng Anh cổ) bắt nguồn từ dãy phương ngữ được nói bởi các dân tộc Giécmanh sinh sống dọc bờ Biển Bắc xứ Frisia (nay thuộc Hà Lan). Các phương ngữ Giécmanh ấy đã phát sinh nhóm ngôn ngữ Anglic trên Đảo Anh, cũng như tiếng Frisia và tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ trên lục địa châu Âu. Tiếng Frisia do vậy có quan hệ rất gần với tiếng Anh, và cũng chính vì vậy mà giới ngôn ngữ học xếp chúng vào cùng nhóm Anh-Frisia. Ngoài ra, tiếng Đức Hạ/Saxon Hạ cũng có quan hệ gần gũi với tiếng Anh, song phân loại gộp ba thứ tiếng trên thành một nhóm duy nhất (gọi là nhóm Giécmanh Biển Bắc) hiện còn bị nhiều người phản đối. Tiếng Anh cổ diễn tiến thành tiếng Anh trung đại theo dòng lịch sử, rồi tiếp tục phát triển thành tiếng Anh đương đại. Đồng thời, các phương ngữ khác của tiếng Anh cổ và tiếng Anh trung đại cũng dần diễn tiến thành nhiều ngôn ngữ mới; chẳng hạn tiếng Scotland,[21] cùng các ngôn ngữ đã tuyệt chủng như tiếng Fingal và tiếng Yola ở Ireland.
Tiếng Anh—giống như tiếng Iceland và tiếng Faroe, vốn đều là các ngôn ngữ được sử dụng trên các đảo cô lập và do vậy chúng được cách ly khỏi các ảnh hưởng ngôn ngữ trên đất liền—đã phân kỳ đáng kể khỏi các nhánh chị em. Không tồn tại sự thông hiểu lẫn nhau giữa tiếng Anh với bất kỳ thứ tiếng Giécmanh lục địa nào, sở dĩ bởi sự khác biệt từ vựng, cú pháp và âm vị. Dù vậy khi xem xét kỹ hơn, tiếng Hà Lan và tiếng Frisia vẫn lưu giữ nhiều nét tương đồng với tiếng Anh, đặc biệt nếu ta đem so với các giai đoạn cổ hơn của nó.
Tuy nhiên, không giống tiếng Iceland và tiếng Faroe vốn bị cô lập ở mức độ cao hơn, tiếng Anh vẫn chịu ảnh hưởng từ một số ngôn ngữ đại lục được du nhập vào đảo Anh kèm theo các cuộc xâm lược và di dân trong quá khứ (đặc biệt là tiếng Pháp Norman và tiếng Bắc Âu cổ). Những sự biến ấy đã hằn in vào vốn từ và ngữ pháp tiếng Anh những dấu ấn rất sâu sắc, và cũng là ngọn nguồn của các nét tương đồng giữa tiếng Anh hiện đại với một số ngôn ngữ ngoại ngành—song hoàn toàn không thông hiểu lẫn nhau. Dựa vào đó, một số học giả đã đề xuất giả thuyết creole tiếng Anh trung đại (Middle English creole hypothesis), theo đó thì họ cho rằng tiếng Anh thực chất là một ngôn ngữ pha trộn (mixed language) hoặc một ngôn ngữ creole chứ không thuần túy Giécmanh. Tuy đúng là các định đề của giả thuyết này được thừa nhận rộng rãi, song phần lớn giới chuyên gia nghiên cứu sự tiếp xúc ngôn ngữ ngày nay không hề coi tiếng Anh là ngôn ngữ pha trộn.
Tiếng Anh được phân loại là một ngôn ngữ Giécmanh vì nó có nhiều điểm đổi mới giống các ngôn ngữ khác như tiếng Hà Lan, tiếng Đức và tiếng Thụy Điển. Sự tồn tại những điểm chung này chứng tỏ những ngôn ngữ đề cập bên trên chắc hẳn đã phát sinh từ cùng một ngôn ngữ tổ tiên được giới ngôn ngữ học gọi là tiếng Giécmanh nguyên thủy. Một số điểm chung của nhóm Giécmanh bao gồm: sự phân biệt giữa lớp động từ mạnh và yếu, sự vận dụng động từ khuyết, cũng như đều tuân theo các luật biến đổi phụ âm từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy là luật Grimm và luật Verner. Tiếng Anh được nhóm với tiếng Frisia bởi lẽ chúng chia sẻ nhiều điểm riêng không tồn tại ở các nhánh khác, chẳng hạn sự ngạc cứng hóa các âm ngạc mềm của tiếng Giécmanh nguyên thủy.