Những Triệu Chứng Sau Khi Bị Điện Giật – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Những Triệu Chứng Sau Khi Bị Điện Giật đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Những Triệu Chứng Sau Khi Bị Điện Giật trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Tổn thương do điện giật
Tổn thương do điện xảy ra theo 3 cơ chế:
- Tác động trực tiếp của dòng điện lên mô cơ thể.
- Chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng nhiệt gây bỏng sâu và bỏng bề mặt.
- Tổn thương cơ học do sét đánh, do co cơ, hoặc các chấn thương sau ngã do điện giật.
Khi tiếp xúc, dòng điện một chiều (DC) sẽ đẩy hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện do đó nạn nhân có thời gian tiếp xúc dòng điện ngắn hơn nhưng khả năng gây chấn thương phối hợp cao hơn. Ngược lại, dòng điện xoay chiều (AC) có xu hướng dính chặt lấy nạn nhân (thường là bàn tay) và kéo nạn nhân lại gần nguồn điện hơn do đó kéo dài thời gian tiếp xúc gây tổn thương mô nặng hơn.
2. Làm gì khi bị sốc điện do điện giật
Một số dấu hiệu của nạn nhân bị sốc điện do điện giật:
- Vết bỏng nặng
- Hoảng sợ
- Khó thở
- Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim)
- Ngừng tim
- Đau cơ và co thắt
- Động kinh
- Mất ý thức
Nếu gặp người bị sốc điện do điện giật thì không nên chạm vào người bị thương.
Sau đây là một số việc cần làm khi một người bị sốc điện do điện giật:
- Đừng chạm vào người bị thương nếu người đó vẫn tiếp xúc với dòng điện.
- Gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương nếu nguồn gây bỏng là dây điện cao thế hoặc sét. Đừng đến gần dây điện cao thế cho đến khi đã tắt nguồn, đường dây trên không thường không cách điện. Ở cách xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 mét) – xa hơn nếu dây nhảy và đang có hiện tượng chập điện
- Đừng di chuyển một người bị chấn thương điện ngay lập tức trừ khi người đó gặp nguy hiểm.
Trong khi đợi sự trợ giúp từ y tế, bạn nên:
- Tắt nguồn điện, nếu có thể. Nếu không, hãy di chuyển nguồn ra khỏi bạn và người bị nạn, sử dụng vật khô, không dẫn điện làm bằng bìa cứng, nhựa hoặc gỗ.
- Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người bệnh không có dấu hiệu lưu thông, chẳng hạn như thở, ho hoặc cử động.
- Cố gắng không để người sốc điện bị lạnh.
- Sử dụng bông băng: che bất kỳ khu vực bị bỏng bằng băng gạc vô trùng, nếu có, hoặc một miếng vải sạch. Không sử dụng chăn hoặc khăn, vì các sợi bông có thể dính vào vết bỏng.
Trường hợp người bị nạn chưa mất tri giác:
- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.
- Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.
Trường hợp người bị nạn đã mất tri giác:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
- Mời y, bác sĩ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
Trường hợp người bị nạn đã tắt thở
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
- Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.
- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của bác sĩ quyết định mới thôi.
Phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực để cấp cứu người sốc điện
Khi thực hiện phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực, bạn cần thực hiện những bước sau:
- Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
- Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống khoảng 5 cm, tần số ép khoảng 100 – 120 lần/ phút. Phương châm là “ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn và để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép”.
- Đồng thời với động tác ép tim là hô hấp nhân tạo: tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 12 đến 16 lần/phút.
- Tỉ lệ ép tim/ hô hấp nhân tạo ở người lớn là 30/2.
Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022).
Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn
tư vấn từ xa qua video
với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org
Nhận biết dấu hiệu bệnh do điện giật
Để cấp cứu đúng cách khi bị điện giật, cần nhận biết được dấu hiệu điện giật, phân loại các tổn thương và sơ cứu phù hợp.
2.1. Phân loại tổn thương điện giật
Theo lâm sàng, có bốn loại tổn thương do điện:
1) Kiểu tổn thương kinh điển: xuất hiện khi cơ thể là một phần của mạch điện và thường có vết thương vào và vết thương ra. Các vết thương này không giúp dự đoán đường đi của dòng diện và các biểu hiện tổn thương da có thể gây đánh giá thấp mức độ thổn thương do nhiệt bên trong.
2) Bỏng tia hay bỏng hồ quang (flash or arc burns): xảy ra khi hồ quang dòng diện đánh lên da nhưng không vào cơ thể.
3) Bỏng lửa: do ngọn lửa từ nguồn điện bén vào quần áo.
4) Tổn thương do sét (lightning injuries): gây ra do tiếp xúc với dòng điện một chiều (DC) từ tia sét.
2.2. Rối loạn chức năng cơ quan khi điện giật
– Tim: hay gặp các rối loạn nhịp tim, hầu hết các trường hợp là nhẹ và xảy ra trong vòng vài giờ đầu tiên nhập viện. Ngừng tim đột ngột (thường do dòng điện một chiều hoặc sét đánh) hoặc rung thất (thường do dòng điện xoay chiều) trước khi nhập viện. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi củ dòng điện từ tay này sang tay khác. Rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2 và block nhánh cũng đã được ghi nhận.
– Thận: Tiêu cơ vân do hoại tử mô và có thể nặng hơn nếu có tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận. Giảm thể tích máu do thoát dịch ra ngoài lòng mạch có thể gây tăng ure máu trước thận và hoại tử ống thận cấp.
– Thần kinh: tổn thương cả hai hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên: có thể xuất hiện sau tổn thương do điện. Các biểu hiện bao gồm mất ý thức, yếu hoặc liệt chi, suy giảm hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh tự động và rối loạn trí nhớ. Rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên khá phổ biến.
– Da: Bỏng da có thể xảy ra sau điện giật. Bỏng thường thấy nhất ở các vị trí tiếp xúc với điện và các vị trí tiếp xúc với mặt đất tại thời điểm tổn thương. Không được dựa vào tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt với các tổn thương do điện áp thấp. Bỏng miệng có thể xảy ra ở trẻ em do bú hoặc nhai dây điện gây chảy máu, gây khuyết tật thẩm mỹ (đặc biệt khi có cả tổn thương vùng mép)
– Cơ xương: xương có điện trở cao nhất so với bất cứ mô cơ thể nào cho nên nó tạo ra một lượng nhiệt lớn nhất khi tiếp xúc với một dòng điện. Vì vậy, các vùng tổn thương do nhiệt lớn nhất thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, có thể gây bỏng màng xương, phá hủy tế bào chất của xương và hoại tử xương. Ngoài các tổn thương do bỏng, xương có thể bị gãy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do cơ cứng cơ. Các tổn thương nhiệt do điện ở sâu có thể gây hoại tử và phù nề mô và xuất hiện hội chứng ép khoang cấp tính, dẫn tới tiêu cơ vân và/hoặc tổn thương nội tạng.
– Hệ thống mạch máu, đông máu và các tổn thương khác: tổn thương mạch máu do hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ, cũng có thể có tắc mạch do huyết khối động mạch. Có thể có tổn thương cơ quan bên trong như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng (sepsis) và tử vong. Bệnh nhân ngã hoặc bị văng mạnh do tiếp xúc với dòng điện có thể bị tổn thương nặng, cần phải được đánh giá một cách cẩn thận.
2.3. Thăm khám lâm sàng khi bị điện giật
Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện sau khi bị điện giật có thể có một loạt các tổn thương, các tổn thương này bao gồm các chấn thương sau ngã hoặc sau khi bị văng mạnh do điện giật, cần phải được thăm khám cẩn thận.
Một vài tổn thương có thể không biểu hiện ngay, vì vậy việc đánh giá lại thường xuyên rất cần thiết. Các cơ quan quan trọng cần được đánh giá bao gồm: đường thở, hô hấp và tuần hoàn; chức năng tim mạch (kiểm tra nhịp tim, bắt mạch); da (đánh giá tổn thương bỏng; tìm kiếm vùng da phồng rộp, cháy đen và các tổn thương khác, chú ý các nếp gấp da, vùng da xung quanh các khớp và miệng ở trẻ em; chức năng thần kinh (đánh giá trình trạng ý thức, đồng tử, chức năng vận động và cảm giác); mắt (đánh giá thị lực, kiểm tra mắt bao gồm cả việc thăm khám đáy mắt); tai, mũi và họng (kiểm tra màng nhĩ, đánh giá thính giác); cơ xương (kiểm tra và bắt mạch để tìm kiếm các dấu hiệu của tổn thương như gãy xương, hội chứng ép khoang cấp tính và thăm khám cột sống).
2.4. Cận lâm sàng và các xét nghiệm khi điện giật
Với những bệnh nhân cần theo dõi hoặc nhập viện sau tổn thương do điện, chúng ta cần làm các cận lâm sàng sau; điện tâm đồ; điện giải máu cơ bản (gồm cả kali và calci); CK, các men SGOT, SGPT (nhằm xác định tổn thương cơ); troponin máu; công thức máu; xét nghiệm chức năng thận (creatinin và ure); chẩn đoán hình ảnh cho bất cứ vùng nào mà ta nghi ngờ có tổn thương. Có thể làm lại xét nghiệm nếu có chỉ định lâm sàng. Với những bệnh nhân không có triệu chứng, tiếp xúc với điện áp thấp và thăm khám lâm sàng không thấy bất thường thì các chỉ định cận lâm sàng nói chung không cần thiết.
Triệu chứng vào những tác động khác của dòng điện
Các triệu chứng của bị điện giật thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các tổn thương do dò điện thấp thường thì chỉ ngoài da, trong khi tổn thương do tiếp xúc lâu với dòng điện thì có thể gây ra bỏng nặng hơn.
Tổn thương thứ phát do điện giật cũng có thể xảy ra. Nạn nhân có thể có phản xạ giật mạnh người ra khỏi dòng điện, dẫn đến việc mất thăng bằng hay ngã, từ đó có thể là tổn thương một bộ phận khác trên cơ thể.
Các tác dụng phụ ngắn
Tùy thuộc vào mức độ nặng, những tổn thương nguyên phát do điện giật có thể có:
- Bỏng
- Rối loạn nhịp tim
- Co giật.
- Cảm giác tê ngứa
- Ngất
- Đau đầu.
Một vài người có thể chỉ có cảm giác khó chịu mà không có tổn thương nào về cơ thể có thể thấy được, nhưng cũng có những nạn nhân đau rất nhiều và có tổn thương cơ thể thấy rõ.
Những nạn nhân không có tổn thương đáng kể hay nhịp tim bất thường trong vòng 24-48 giờ sau khi bị điện giật, thì thường sẽ không tiến triển thêm.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm:
- Hôn mê
- Đau tim
- Ngưng hô hấp
Tác dụng phụ mạn tính
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị điện giật thì thường không gặp những vấn đề về tim mạch trong vòng 5 năm sau khi gặp tai nạn, so với những người không bị.
Một người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, từ tâm ly đến thần kinh và các triệu chứng của cơ thể.
Các triệu chứng bao gồm:
Tâm lý |
Thần kinh |
Cơ thể |
Rối loạn khủng hoảng hậu chấn thương |
Mất trí nhớ |
Đau |
Trầm cảm |
Khó tập trung |
Mệt mỏi |
Lo âu |
Cảm giác ngứa |
Đau đầu |
Mất ngủ |
Ngất |
Vận động giới hạn |
Dễ mất tập trung |
Mất thăng bằng |
Co cơ |
Mất trí nhớ |
Đau thần kinh tọa |
Cứng khớp |
Các cơn hoảng loạn |
Rối loạn phối hợp vận động |
Đổ mồ hôi đêm |
Những nạn nhân bị bỏng điện cần liên hệ ngay với trợ giúp y tế.
1. Nguyên nhân gây tai nạn điện giật
Tai nạn điện giật do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:
- Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng
- Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
- Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.
- Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai
- Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện
- Sét đánh
2. Các triệu chứng thường thấy khi bị điện giật
Các triệu chứng bị điện giật điển hình bao gồm:
- Bệnh nhân nằm bất tỉnh
- Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở
- Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
- Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
- Khởi phát ngưng tim đột ngột
- Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.
Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện
3. Tác hại của điện giật là gì?
Các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong cao cho bệnh nhân.
3.1 Tim
- Rối loạn nhịp tim nhẹ xảy ra trong vài giờ đầu khi bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên nếu bị giật điện do dòng điện một chiều hoặc do sét đánh thì bệnh nhân có thể bị ngừng tim đột ngột hoặc bị rung thất do dòng điện xoay chiều gây nên. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác.
- Tái lập nhịp xoang tự nhiên sau ngừng tim được ghi nhận trong một số trường hợp tổn thương do điện, nhưng vì liệt hô hấp kéo dài hơn cho nên nhịp tim có thể chuyển sang rung thất do hạ oxy máu.
- Một số rối loạn khác tại tim cũng được ghi nhận là: Rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2, và block nhánh.
3.2 Thận
- Tình trạng tiêu cơ vân xảy ra do các mô bị hoại tử và có thể nặng hơn nếu bệnh nhân có tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận.
- Hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch làm giảm thể tích tuần hoàn, gây tăng ure máu trước thận và hoại tử ống thận cấp.
3.3 Thần kinh
Sau tổn thương do điện bệnh nhân có thể bị tổn thương cả hai hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Các biểu hiện bao gồm: Mất ý thức, yếu hoặc liệt chi, suy giảm hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh tự động và rối loạn trí nhớ,…trong đó rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên là khá phổ biến.
3.4 Da
- Bỏng nhiệt bề mặt, bỏng nhiệt một phần, và bỏng nhiệt toàn bộ có thể xảy ra sau tổn thương do điện. Bỏng thường thấy nhất ở các vị trí tiếp xúc với điện và các vị trí tiếp xúc với mặt đất tại thời điểm tổn thương. Không được dựa vào tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt với các tổn thương do điện áp thấp.
- Bỏng miệng có thể xảy ra ở trẻ em do bú hoặc nhai dây điện gây chảy máu, gây khuyết tật thẩm mỹ, đặc biệt khi có cả tổn thương vùng mép.
3.5 Cơ xương
- Trong tất cả các mô của cơ thể thì xương có điện trở cao nhất nên nó tạo ra một lượng nhiệt lớn khi tiếp xúc với một dòng điện. Do vậy các vùng tổn thương do nhiệt lớn thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất của xương và hoại tử xương
- Ngoài các tổn thương do bỏng, xương có thể bị gãy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ. Cần phải chụp cột sống cổ (XQ, CT, MRI…) để đánh giá tình trạng gãy xương ở bệnh nhân có tổn thương do điện hoặc có tình trạng rối loạn ý thức.
- Các tổn thương nhiệt do điện ở sâu có thể gây hoại tử và phù nề mô và xuất hiện hội chứng ép khoang cấp tính, dẫn tới tiêu cơ vân và/hoặc tổn thương nội tạng.
3.6 Hệ thống mạch máu, đông máu và các tổn thương khác
- Hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ khiến cho các mạch máu bị tổn thương, xuất hiện các huyết khối động mạch.
- Các cơ quan như phổi, dạ dày, ruột non và đại tràng,… có thể bị tổn thương và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng, và thậm chí là gây tử vong
- Bệnh nhân ngã hoặc bị văng mạnh do tiếp xúc với dòng điện có thể bị tổn thương nặng, cần phải được kiểm tra, đánh giá và điều trị một cách cẩn thận.
4. Cách phòng tránh điện giật
Không chạm vào ổ cắm điện
- Không chạm vào ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần…khi chưa ngắt nguồn điện.
- Dùng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện và có tiết diện đủ lớn để tránh hiện tượng quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà. Dây dẫn trong nhà nên được đặt trong ống cách điện.
- Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện không tốt dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ bọc gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
- Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện.
- Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao hoặc aptomat điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao hoặc aptomat để không bị điện giật.
- Không đóng cầu dao hoặc aptomat, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.
- Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, aptomat, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng để tránh điện giật khi chạm vào.
- Khi sử dụng các công cụ như máy khoan, máy mài,…cần phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
- Không đặt các thiết bị điện phát nhiệt ở gần các đồ vật dễ bị cháy nổ
- Để hạn chế tối đa điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ cần nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước…
XEM THÊM:
Hậu quả của điện giật
Tác giả: Nguyễn Khánh Hà
tổng hợp theo: vinmec.com
Lưu ý trước khi thực hiện các bước cấp cứu người bị điện giật
Khi thấy người bị điện giật, chúng ta thường có tâm lý hoang mang dễ xảy ra những sai sót ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân thậm chí là khiến bản thân mình bị điện giật theo. Trước khi tiến hành các cách sơ cứu điện giật, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm,… Nếu nạn nhân bị điện giật bởi nguồn điện cao thế thì tuyệt đối không được đến gần, nên đứng xa ít nhất 6m cho đến khi nguồn điện được tắt. Nếu nóng vội, lao vào cứu người thì bạn có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
- Cố gắng bình tĩnh khi thấy người bị điện giật, bất kỳ hành động sai nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng nạn nhân và của bạn.
- Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, bạn không sử dụng vật truyền dẫn điện (kim loại, ẩm ướt, dính nước) vì những dụng cụ này dẫn điện khiến bạn có thể bị điện giật.
- Trường hợp nạn nhân bị giật điện trên cao sẽ rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Nếu không có đồ bảo hộ đầy đủ, bạn không nên tự ý leo lên cứu người. Việc gọi hỗ trợ cho công ty điện lực là việc rất cần thiết trong lúc này.
- Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào những vật cứng. Bởi khi vội vã cứu người, tâm lý lo lắng sẽ khiến bạn gấp gáp, có thể lỡ tay đặt mạnh nạn nhân xuống, gây ra chấn thương nghiêm trọng. Hãy cẩn thận khi dìu hoặc bế nạn nhân, tìm một nơi khô ráo, sạch sẽ để đặt nạn nhân xuống.
- Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
Sau khi tách ra khỏi nguồn điện, nếu nạn nhân có những biểu hiện sau hãy gọi cấp cứu gấp: bỏng nặng, khó thở, lú lẫn, loạn nhịp tim, đau cơ và co thắt, co giật, mất ý thức.
Khi phát hiện ra người bị điện giật, bạn nên gọi cấp cứu ngay mà không cần biết mức độ tổn thương nặng hay nhẹ. Bởi việc đảm bảo cấp cứu kịp thời và đúng cách là sự lựa chọn tốt nhất so với việc chúng ta tùy tiện sơ cứu. Nếu như chỉ có một mình, bạn có thể lựa chọn việc tắt nguồn điện trước khi gọi cấp cứu. Còn nếu có thêm người hỗ trợ thì chia nhau, người ngắt nguồn điện, sơ cứu nạn nhân, người gọi ngay cấp cứu 115,… Dưới đây là cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách trong thời gian chờ xe cứu thương tới.
Trường hợp nạn nhân bị nguồn điện cao thế, cần sự hỗ trợ của nhân viên điện lực để tắt nguồn điện, không tự ý tắt nguồn.
Dấu hiệu và triệu chứng của giật điện là gì?
Dòng điện khi tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ra những tác động về nhiệt, sinh lý, phân điện… Những điều này có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bị điện giật.
Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện.
Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật, các cơ của cơ thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực kỳ nguy hiểm đối với những người đang làm việc ở trên cao, có thể làm cho họ rơi xuống và bị thương nghiêm trọng.
Khi bị điện giật, dòng điện chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng tiếp xúc, nặng hơn có thể gây bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
Cách sơ cứu người bị điện giật
Khi thấy có người bị điện giật, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:
1. Tách nạn nhân khỏi tiếp xúc nguồn điện
Bạn rút phích cắm của thiết bị nếu phích cắm không bị hư hại hoặc tắt nguồn thông qua bộ ngắt mạch, hộp cầu chì hoặc công tắc bên ngoài.
Nếu bạn không thể tắt nguồn điện, hãy đứng trên một cái gì đó khô và không dẫn điện, chẳng hạn như báo khô, cuốn sách hoặc bảng gỗ. Sau đó bạn hãy sử dụng vật không dẫn điện như gậy gỗ, tay cầm chổi bằng gỗ hoặc nhựa, ghế hoặc thảm chùi chân cao su… cố gắng đẩy dây điện ra khỏi người nạn nhân.
2. Đưa nạn nhân đến nơi thoáng
Khi đã cách ly được nạn nhân với nguồn điện, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát.
- Kiểm tra nạn nhân còn tỉnh hay đã ngất xỉu.
- Kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có còn đập hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch ở hai bên cổ nạn nhân.
Cách sơ cứu người bị điện giật trong trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh
Gọi số điện thoại cấp cứu 115 khẩn cấp.
Theo dõi nhịp tim nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra. Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí chạm vào dòng điện. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại.
Cách sơ cứu người bị điện giật trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh
Để sơ cấp cứu người bị điện giật, bạn đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. Cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chảy ra ngoài, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
Nếu nạn nhân đã ngừng thở, bạn cần hô hấp nhân tạo kết hợp ép tim ngoài lồng ngực càng sớm càng tốt. Phương pháp này được thực hiện theo hô hấp qua miệng, nếu nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng, bạn cần hô hấp qua mũi nạn nhân.
- Cách hô hấp nhân tạo như sau: Trước tiên, bạn cần nới rộng quần áo và thắt lưng (cạp quần) của nạn nhân. Nâng đầu nạn nhân cho hơi ngửa ra sau, dùng quần áo hay gối đỡ dưới cổ. Một tay bạn bịt nhẹ mũi nạn nhân, còn tay kia kéo hàm dưới xuống để miệng nạn nhân mở ra. Bạn hít hơi thật sâu rồi ngậm chặt miệng nạn nhân. Với người lớn và trẻ từ 8 tuổi trở lên, bạn thổi hai hơi liên tục, mỗi phút cần thổi hơi 20 lần. Với trẻ em dưới 8 tuổi, bạn thổi một hơi, mỗi phút thực hiện thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
- Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực: Bạn ngồi bên trái nạn nhân với hai bàn tay chồng chéo lên nhau và đặt trên ngực. Vị trí này tương ứng với núm vú hai bên hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái. Bạn từ từ ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3 – 4 cm, sau đó nới lỏng tay ra. Với người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim khoảng 100 lần/phút. Với trẻ em dưới 1 tuổi, bạn thực hiện ép tim hơn 100 lần/phút. Khi kết hợp đồng thời ép tim với hà hơi thổi ngạt, bạn ép tim 5 lần rồi thổi hơi một lần.
Ngay sau sau khi sơ cấp cứu điện giật, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Làm thế nào để tránh bị điện giật?
Để tránh bị điện giật, bạn cần:
- Bao bọc tất cả những đầu ra các thiết bị điện bằng nút nhựa an toàn.
- Rút phích cắm các thiết bị điện như máy sấy tóc hay máy uốn tóc nếu không sử dụng.
- Giữ dây điện ngoài tầm với của trẻ em để phòng tránh trẻ có thể nhai dây điện. Lưu ý: Tai nạn này thường gây ra vết bỏng ở phần môi hay ở đầu lưỡi nếu trẻ cắn phải dây điện.
- Không mở đèn hay các thiết bị điện khi đang đứng trên sàn nhà ướt hay vũng nước.
- Không nên sử dụng các thiết bị điện như máy sấy hay radio khi ở trong bồn tắm. Lưu ý: Sự bất cẩn này có thể dẫn đến giật điện ngay lập tức nếu thiết bị vẫn còn cắm trong ổ điện, ngay cả khi thiết bị đã được bật sang công tắc “TẮT”.
- Tránh đi vào những vùng có nước, cây cao hay những vật bằng kim loại khi trời đang giông hay sấm sét.
- Không nên dùng điện để đánh cá, diệt chuột, diệt muỗi để tránh nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin về cách sơ cứu người bị điện giật mà Hello Bacsi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách thức áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, hãy luôn đảm bảo an toàn cho chính mình và những người xung quanh bằng việc thực hiện các cách phòng ngừa tai nạn điện giật nhé.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.