Quản Lý Đất Đai Là Gì – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
Quản Lý Đất Đai Là Gì đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Quản Lý Đất Đai Là Gì trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Khái niệm quản lý đất đai
Đất đai là gì?
Trước khi tìm hiểu quản lý đất đai là gì, chúng ta cần nắm được khái niệm đất đai. Đất đai là cảnh quan được hình thành sau quá trình địa mạo, địa chất.
Theo quan điểm của các luật gia, đất đai là khoảng không gian trải dài vô tận từ trung tâm trái đất đến vô cực trên bầu trời. Liên quan đến đất là một loạt các quyền lợi khác nhau quyết định những gì có thể thực hiện với nó.
Quản lý đất đai là gì?
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
Đặt điểm hoạt động quản lý đất đai tại Việt Nam
Tính chất đặc biệt của tài nguyên đất
Đất đai là tài sản quý giá và là món hàng hóa vô cùng đặc biệt. Đa số các vụ khiếu nại, kiện tụng khó giải quyết; số cán bộ làm sai, bị kỷ luật nhiều cũng liên quan đến vấn đề đất đai. Các tiêu cực, tham nhũng cũng xảy ra với cán bộ lẫn người dân cũng có liên quan nhiều tới đất đai.
Đất không thể tự sản sinh thêm vì nó là nguồn tài nguyên từ tự nhiên. Con người cần có những giải pháp khai thác và sử dụng phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tới “sức khỏe” của đất đai”
Vấn đề định giá đất
Chính phủ và Bộ Tài nguyên môi trước đã đưa ra nhiều quy định, chính sách, nguyên tắc để đánh giá và định giá đất. Từ đó có phương án đền bù phù hợp. Riêng với trường hợp khó định giá đất sẽ tiến hành chia đôi giữa hai thời điểm trước và sau dự án.
Hiện nay, hầu hết các địa phương đang gặp phải những khó khăn trong việc xác định giá đất ở các khu vực giáp ranh giữa thành thị và thông thôn, giữa nội thành và ngoại thành.
Khó khăn trong quản lý đất đai tại Việt Nam hiện nay
Thị trường BĐS Việt Nam đang ngày càng nóng lên với hàng nghìn dự án được quy hoạch mỗi năm. Tuy nhiên, hoạt động quản lý đất đai tại nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc cho các cá nhân lẫn doanh nghiệp. Gây trở ngại trong quá trình mua bán, sử dụng và chuyển nhượng đất.
Những khó khăn này thể hiện ở sự hạn chế của đội ngũ quản lý:
-
Tính cục bộ trong quản lý đất đai
-
Hoạt động quản lý đất đai thiếu thông thoáng
-
Thiếu cương quyết trong xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Ngành quản lý đất đai tại Việt Nam
Ngành Quản lý đất đai là gì?
Ngành Quản lý đất đai là công tác quản lý đất đai, lập Hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân,… đảm bảo quy trình, hợp lý theo pháp luật.
Theo học ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về: quản lý nhà nước về tài nguyên đất, học cách đánh giá, phân hạng đất, thiết lập bản đồ. Biết cách nghiên cứu các giải pháp kinh tế kỹ thuật, thực hiện các phương án sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp, đền bù đất đô thị, nông thôn.
Bên cạnh đó, tùy theo định hướng nghề nghiệp, bạn có thể học thêm các khóa học để bổ sung kiến thức liên quan như khóa học bất động sản. Ngoài ra cần rèn luyện những kỹ năng mềm quan trọng như: khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn một cách độc lập và hiệu quả,…
Cơ hội việc làm ngành quản lý đất đai
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành quản lý đất đai là gì? Tùy theo sở thích, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm, bạn có thể làm ở cơ quan quản lý đất đai nhà nước như: Văn phòng đăng ký đất đai các cấp, Bộ tài nguyên môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính cấp phường. Hay làm việc tại các cơ quan chuyên ngành như: cục quản lý đất đai, trung tâm phát triển quỹ đất, viện nghiên cứu địa chính…
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Quản lý đất đai cũng rất phù hợp với các công việc tại các công ty bất động sản, môi giới bất động sản, định giá (phải có chứng chỉ), công ty bản đồ, trắc địa, quy hoạch. Nên học tốt thêm ngoại ngữ hoặc luật thì khả năng linh động trong công việc sẽ cao hơn.
Mức lương ngành Quản lý đất đai là bao nhiêu?
Tương tự như các ngành nghề khác, mức lương của ngành Quản lý đất đai cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực.
Theo khảo sát các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai tại Trường Cao đẳng Miền Nam, mức lương mới ra trường của sinh viên dao động từ 4 – 7 triệu đồng. Mức lương sẽ tăng theo số năm kinh nghiệm và năng lực việc.làm
Trên đây bat dong san Homedy đã giải đáp cho bạn khái niệm quản lý đất đai là gì. Đồng thời mang đến cho bạn những thông tin về ngành học này, cơ hội làm việc trong ngành quản lý đất đai. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn!
Quỳnh Thư
Xem thêm[sửa (Quản Lý Đất Đai Là Gì) | sửa mã nguồn]
- Chăn thả bảo tồn
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Foley, Jonathan A.; DeFries, Ruth; Asner, Gregory P.; Barford, Carol; Bonan, Gordon; Carpenter, Stephen R.; Chapin, F. Stuart; Coe, Michael T.; Daily, Gretchen C.; Gibbs, Holly K.; Helkowski, Joseph H.; Holloway, Tracey; Howard, Erica A.; Kucharik, Christopher J.; Monfreda, Chad; Patz, Jonathan A.; Prentice, I. Colin; Ramankutty, Navin; Snyder, Peter K. (ngày 22 tháng 7 năm 2005). “Global Consequences of Land Use”. Science (bằng tiếng Anh). tr. 570–574. doi:10.1126/science.1111772.
Bản mẫu:Sử dụng đất đai
1. Quản lý đất đai, quản lý nhà nước về đất đai là gì?
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và có hạn, là điều kiện cho nguồn sống của con người, động thực vật trên trái đất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.”
Như vậy, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia bởi đất đai là một trong những bộ phận lãnh thổ quốc gia, bị giới hạn bởi ranh giới giữa các quốc gia. Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội, vì vậy cần phải quản lý đất đai, phải có biện pháp để sử dụng đất đai một cách có hiệu quả nhất, hợp lý nhất tránh tình trạng để lãng phí tài nguyên, tránh sử dụng bừa bãi đất đai gây nên những hậu quả khó lường: chẳng hạn như cạn kiệt tài nguyên, sử dụng không có hiệu quả, đất đai bị bỏ hoang, ….
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị, quản lý các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Việc quản lý đất đai dựa trên các yếu tố: con người, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tổ chức bộ máy. Để quản lý tốt đất đai cần có những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất ban hành ra văn bản và tổ chức phân công thực thi nhiệm vụ phù hợp với từng bộ phận của bộ máy.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, trong việc phân phối, phân phối lại theo quy hoạch, kế hoạch khi kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Đồng thời dựa vào các quy định pháp luật đất đai và các văn bản pháp luật liên quan, Nhà nước thanh tra, xử lý các vụ tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vấn đề nảy sinh trong quan hệ đất đai.
Xem thêm: Cơ quan quản lý nhà nước là gì? Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước?
Quản lý đất đai là ngành gì?
Ngành quản lý đất đai là ngành nghề về công tác và quản lý địa chất đất đai, xây dựng bộ hồ sơ địa chính về đất đai ở nhiều nơi để phục vụ cấp sổ đỏ cho các tổ chức, cá nhân và gia đình ví dụ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cán bộ phòng Tài nguyên và môi trường hay công chức địa chính xã.
Ngành quản lý đất đai sẽ được học các kiến thức liên quan đến cách đánh giá, phân hạng đất, thiết lập sơ đồ đất hay quản lý nhà nước về tài nguyên nhà đất.
Bên cạnh đó, ngành nghề này cũng sẽ được trang bị các kiến thức cách thức nghiên cứu và đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật cũng như thực hiện các phương án sử dụng đất đai.
Sinh viên ngành này cũng cần học về luật đất đai để có thể đưa ra các quyết định và giải quyết tranh chấp, đền bù đất nông thôn và đô thị. Bên cạnh đó, bạn cũng rèn luyện và nâng cao những kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm hay cách giao tiếp và truyền đạt thông tin.
Ngành quản lý đất đai có dễ xin việc?
Ngành quản lý đất đai hiện nay đang càng ngày được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi những kiến thức thú vị, môi trường làm việc linh hoạt cũng như mức lương tương đối ổn định. Tuy nhiên, dù làm ở bất kì vị trí hay ngành nghề nào bạn đều cần có kiến thức tốt với năng lực toàn diện để có thể đem đến cho mình các cơ hội mới và thăng tiến trong sự nghiệp.
Bạn sẽ luôn cần cố gắng nhiều hơn khi không có kết quả học tập quá xuất sắc bằng cách tích cực tham gia các hoạt động trường lớp hay năng nổ và rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân.
Bên cạnh đó, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ cũng là một trong những điều quan trọng để bạn có một công việc tốt. Mức thu nhập sẽ dựa vào chính thực lực mà bạn có.
Ngành Quản lý đất đai là gì?
Đây là ngành đào tạo những kỹ sư có khả năng về Quản lý về lĩnh vực đất đai, biết khai thác và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai, thiết kế bản đồ, vận dụng luật đất đai trong tư vấn và giải quyết tranh chấp, đo đạc, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất, khiếu nại về Quản lý đất đai, quy hoạch vùng và đô thị và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, định giá đất và kinh doanh bất động sản; ứng dụng công nghệ cao vào vận hành Quản lý đất đai, Quản lý và khai thác phát triển quỹ đất, thống kê kiểm kê đất đai.
Vì sao nên chọn ngành Quản lý đất đai?
Mức thu nhập hấp dẫn.
Đây là một trong những nguyên do chính mà nhiều sinh viên lựa chọn học ngành Quản lý đất đai. Theo thống kê thu nhập trung bình của một chuyên viên Quản lý đất đai mỗi tháng có thể dao động trên mức 10 triệu đồng. Mức thu nhập này còn có thể tăng cao hơn nữa nếu sinh viên làm việc tại các văn phòng Quản lý đất đai ở xã, huyện, doanh nghiệp…
Nhu cầu về nguồn nhân lực cao.
Nếu như những sinh viên mới ra trường ở các khối ngành công nghệ là làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy thì sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai lại có thể đảm nhận vị trí tại các cơ quan hành chính nhà nước. Hơn thế, đất đai trong những năm gần đây đang là lĩnh vực thu hút rất nhiều các nhà đầu tư lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Chính vì thế ngành học này cũng có mức độ hot tương đối cao, do đó sinh viên mới ra trường được săn đón tăng theo thời gian.
Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm của ngành Quản lý đất đai có tốt không?
Nếu bạn nghĩ rằng, sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai bạn chỉ có thể làm cán bộ “Địa chính” tại địa phương, thì bạn đã lầm rồi đấy. Thực chất khi tìm hiểu, ngành này có đa dạng nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở.
Các vị trí bạn có thể đảm nhận trong ngành Quản lý đất đai có thể kể đến như là làm cán bộ Quản lý nhà nước về đất đai, giảng viên, nhân viên tư vấn và chuyên viên tại các đơn vị như sau:
– Cán bộ, công chức trong các cơ quan Quản lý nhà nước như các Bộ, Sở, Ngành, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Viện nghiên cứu… trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Nhân viên trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng; trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản; đơn vị sự nghiệp ngành tài nguyên và môi trường; các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất đai và bất động sản.
– Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
1.Quản lý đất đai là gì?
Trước khi tìm hiểu vai trò của công tác quản lý đất đai, chủ thể cần nắm được các thông tin liên quan đến quản lý đất đai.
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
2.Vai trò của công tác quản lý đất đai
Vai trò của công tác quản lý đất đai cụ thể như sau:
Quản lý nhà nước về đất đai là một trong số những lĩnh vực của quản lý nhà nước, đây là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể là người có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm mục đích để đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Thông qua hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, nhà nước sẽ nắm chắc tình hình đất đai để từ đó biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về chất lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai.
Cũng chính từ đó, nhà nước sẽ thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo quy hoạch và kế hoạch chung thống nhất. Đồng thời, nhà nước còn có trách nhiệm quan trọng đối với việc quản lý việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; quản lý việc chuyển quyền sử dụng đất; quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Để nắm được thông tin chính xác về quỹ đất, Nhà nước cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất, trong khi kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sử dụng, Nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm, bất cập đó.
Nhà nước cũng cần thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai để nhằm mục đích đảm bảo các lợi ích một cách hài hòa. Hoạt động này được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai được ban hành cụ thể như: thu tiền sử dụng đất, thu các loại thuế liên quan đến việc sử dụng đất nhằm điều tiết các nguồn lợi hoặc phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
Như vậy, nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương để đảm bảo rằng đất đai sử dụng đúng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm mục đích khai thác và sử dụng đất một cách ổn định, lâu dài thông qua các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước cũng là cơ quan đóng vai trò chính trong việc hình thành chính sách đất đai và các nguyên tắc của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, bao gồm pháp luật đất đai và pháp luật liên quan đến đất đai. Chính vì thế mà nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước, cũng như tại các địa phương cụ thể.
3.Nguyên tắc quản lý đất đai
Nguyên tắc quản lý đất đai cũng là một trong những nội dung cần thiết khi tìm hiểu vai trò của công tác quản lý đất đai.
Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54, Hiến pháp năm 2013 và tại Chương 2 của Luật đất đai năm 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lí mọi mặt đời sống kinh tê-xã hội, trong đó có quản lí đất đai. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên. Một điều rất hiển nhiên là dù nguồn tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là đại lượng hữu hạn. Trong khi đó, nhu cầu của xã hội trong việc sử dung đất đai không có xu giảm mà ngày càng tăng.
Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Việt Nam là nước có bình quân đầu người về đất nông nghiệp thuộc loại thấp trên thế giới. Trong khi bình quân chung của thế giới là 4000 m/người thì ở Việt Nam chỉ khoảng 1000 m/người. Là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Từ trước tới nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Để bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp cần phải xuất phát từ hai phương diện.
Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm
Việt Nam tuy vốn đất không lớn, song nhìn vào cơ cấu sử dụng đất hiện nay, khi mà đất chưa sử dụng còn chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên thì có thể nhận xét rằng, chúng ta còn rất lãng phí trong việc khai thác, sử dụng tiềm năng đất đai. Vì vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lí và tiết kiệm.
Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bỗ đất đai
Đất đai tự nhiên dưới bản tay lao động và sáng tạo của con người sẽ tạo ra những sản phẩm quan trọng trong đời sống và mảnh đất đó thực sự có giá trị. Nếu so sánh với một mảnh đất không có lao động kết tinh của con người thì mảnh đất đó là hàng hóa không có giá trị. Tuy nhiên, đất đai có đời sống sinh học riêng của nó. Nếu con người tác động với thái độ làm chủ, vừa biết khai thác, vừa cải tạo nó thì đất đai luôn mang lại hiệu quả kết tinh trong sản phẩm lao động của con người. Ngược lại, nếu con người bạc đãi thiên nhiên, tác động vào nó với một cách thiếu ý thức thì kết quả mang lại cho chúng ta nhiều tiêu cực. Vì vậy, việc giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người biết khai thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.
Những vấn đề có liên quan đến vai trò của công tác quản lý đất đai và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về vai trò của công tác quản lý đất đai sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến vai trò của công tác quản lý đất đai cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
Khái niệm ngành quản lý đất đai
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực nông thôn hoặc thành thị. Các hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Nếu quá trình quản lý đất không tốt, kém hiệu quả sẽ rất dễ đến việc sử dụng sai mục đích hoặc bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
Ngành quản lý đất đai (Land Management, theo Tiếng anh) là ngành đào tạo về công tác quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Mục tiêu của ngành này là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất đạo đức, văn hóa, năng lực chuyên môn để có thể quản lý được đất đai.
Theo học ngành Quản lý đất đai, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn như:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính, các nguyên tắc, quy trình, kế hoạch sử dụng đất.
- Hiểu được các quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai cũng như các thủ tục hành chính liên quan.
- Hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về đầu tư, kinh doanh, có khả năng đo vẽ, chỉnh lý và thành lập nên các bản đồ trong chuyên ngành quản lý đất đai.
- Thực hiện đúng quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, lập, cập nhật, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
- Có khả năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp; lập được phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Đánh giá được tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.
Các môn học chuyên ngành như Đại cương về quản lý nhà nước, Pháp luật Tài nguyên và Môi trường, Trắc địa cơ sở, Bản đồ địa chính, Đất và bảo vệ đất…cùng với những kiến thức thực tế, được thực hành thực tế, học các kỹ năng mềm nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc sau này.
Tiềm năng ngành quản lý đất đai hiện nay
Ngành Quản lý Đất đai đào tạo kỹ sư có khả năng về quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai, khai thác và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai, đo đạc, thiết kế bản đồ, vận dụng luật đất đai trong tư vấn và giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quản lý đất đai, đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch vùng và đô thị; và quy hoạch sản xuất nông nghiệp, định giá đất và kinh doanh bất động sản; ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai, thống kê kiểm kê đất đai, quản lý và khai thác phát triển quỹ đất.
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý đất đai, trắc địa, đo đạc địa chính, bản đồ, hệ thống thông tin địa lý & định vị, đồ họa thiết kế, viễn thám, hệ thống thông tin đất đai, pháp luật – thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, lưu trữ-kiểm kê chỉnh lý biến động đất, quy hoạch đô thị – nông thôn, định giá đất – thị trường bất động sản,…
>>> Xem thêm: Ngành bất động sản có gì hot? Học trường nào? Thi khối nào?