Thông tin tuyển sinh

Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính – Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: Rung chuông vàng Học viện Hành chính Hà Nội 2009

Bạn đang xem video Rung chuông vàng Học viện Hành chính Hà Nội 2009 mới nhất trong danh sách Thông tin tuyển sinh được cập nhật từ kênh Nam Dương từ ngày 2013-01-03 với mô tả như dưới đây.

Một số thông tin dưới đây về Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính:

Cuộc thi thường niên “Giám đốc tài chính tương lai – CFO” là sân chơi trí tuệ, bổ ích dành cho SV chuyên ngành TCDN

* Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là đào tạo cử nhân kinh tế có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng; am hiểu cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách liên quan đến Tài chính doanh nghiệp. Có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

* Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành TCDN

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt được chuẩn đầu ra về chuyên môn như sau:

a.Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

+ Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

+ Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

+ Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP&AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

+ Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế.

Kiến thức cơ sở khối ngành

+ Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

+ Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

– Kiến thức ngành và chuyên ngành

+ Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế-tài chính trong nền kinh tế.

+ Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

+ Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng để phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ  chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, tài chính- ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

+ Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp như: Tài chính doanh nghệp, Phân tích tài chính doanh nghệp,….

+ Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp và các lĩnh vực khác

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

b. Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

+ Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

+ Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.

+ Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.

+ Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Tài chính – Ngân hàng, lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

+ Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt 450 TOEIC hoặc tương đương; đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

+ Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương.

Kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

+ Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệ để giải quyết tốt công việc liên quan…

+ Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

c. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

+ Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu

Về  trách nhiệm

+ Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

+ Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Sinh viên chuyên ngành TCDN được đi thăm quan, khảo sát thực tế tại công ty Honda Việt Nam

* Về nội dung đào tạo chuyên ngành TCDN

Để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hai khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.

– Về khối kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học chủ yếu như: Nguyên lý kế toán, Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Tin học ứng dụng, Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán, Định giá tài sản, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Quản trị kinh doanh, Thống kế doanh nghiệp, Quản lý dự án, Kiểm toán, Kinh tế lượng…

– Về khối kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học về chuyên ngành là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thực hành, Phân tích tài chính doanh nghiệp…

* Về vị trí công tác sau khi sinh viên chuyên ngành TCDN tốt nghiệp ra trường

Tính đến nay, Học viện Tài chính đã có gần 60 năm đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp với hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp hiện đang đảm nhiệm các vị trí then chốt ở các Cơ quan quản lý nhà nước,  các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty và các doanh nghiệp. Nhiều người đang giữ các trọng trách như: Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho Bạc nhà nước, Cục Trưởng Cục Thuế, Tổng giám đốc hoặc Kế toán Trưởng, Trưởng phòng Tài chính của nhiều Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp. Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Tài chính, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các quận – huyện; các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. thuộc các Bộ, Ban, Ngành; v.v.

– Làm việc tại khu vực các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Làm công tác quản trị tài chính tại Ban Tài chính – Kế toán; Ban đầu tư của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty; Phòng Tài chính – Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, làm kiểm soát viên Ban kiểm soát của các doanh nghiệp.

– Làm việc tại các doanh nghiệp tài chính như: Các Ngân hàng thương mại; Công ty Bảo hiểm; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán; Công ty Thẩm định giá; Sở Giao dịch chứng khoán,.. đảm nhận các công việc như: Thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn; quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp; triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng; trở thành các nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán; các chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán v.v.

Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng; làm Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế  – Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

Bộ môn TCDN tổ chức báo cáo thực tế cho SV chuyên ngành TCDN

*Về triển vọng và cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành TCDN

 Thực tế chứng minh rằng, vai trò của Giám đốc tài chính hoàn toàn khác với Kế toán trưởng; có rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, Giám đốc tài chính là một chức danh không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ, đối với những công ty có quy mô lớn, do các nghiệp vụ tài chính khá đa dạng, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên, nên các công ty này thường bổ nhiệm một Nhà quản trị tài chính chuyên trách được gọi là Giám đốc tài chính- CFO. Giám đốc tài chính là một thành viên trong Ban Giám đốc của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về quản lý tài chính của doanh nghiệp; cụ thể giám đốc tài chính sẽ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và điều hành các công việc của bộ phận kế toán và công việc của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Giám đốc tài chính giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc duy trì nền tảng tài chính vững mạnh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Giám đốc tài chính sẽ tham gia sâu vào việc hoạch định các chính sách và các chiến lược tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Ở thời điểm khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay, giữa những khó khăn tài chính ở cả môi trường kinh tế vĩ mô lẫn trong phạm vi doanh nghiệp, Giám đốc tài chính có vai trò quyết định trong chiến lược kiểm soát dòng tiền, quản trị rủi ro, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có chức danh Giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này và phần lớn các CFO đều chưa được đào tạo bài bản, ít được cập nhật thường xuyên kiến thức quản trị tài chính hiện đại. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các Giám đốc tài chính cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tại nhiều doanh nghiệp còn có sự nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc tài chính với chức danh Kế toán trưởng. Do đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp, nên trong cơ cấu bộ máy tổ chức của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không xác lập chức danh Giám đốc tài chính. Vai trò của Giám đốc tài chính được đặt lên vai của Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như: hàng tồn kho ứ đọng nhiều, nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp và mất cân đối dòng tiền… thì đã trở nên quá muộn. Ở góc độ doanh nghiệp, vai trò quan trọng của CFO ngày nay là không thể phủ nhận được, kể cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí, cho dù một doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến phá sản nếu không có một CFO làm tốt công tác quản trị tài chính.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, với xu thế hội nhập kinh tế – tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới; cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã xác định phấn đấu đến năm 2025 cả nước sẽ có khoảng hai triệu doanh nghiệp, cộng với với tinh thần quốc gia khởi nghiệp, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp ngày càng được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp; vậy nên nhu cầu nguồn nhân lực quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đây chính là cơ hội tiềm năng để các sinh viên chuyên ngành TCDN chẳng những không lo bị thất nghiệp mà còn có thêm cơ hội để tiếp cận với những đỉnh cao của một nghề nghiệp thuộc vào loại phức tạp nhất trong kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

Thầy cô giáo, cán bộ hướng dẫn khoa học và NCS của BM TCDN & BM ĐGTS tại Hội nghị gặp mặt NCS năm 2022

Đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp do Học viện Tài chính đào tạo trong gần 60 năm qua, theo thống kê sơ bộ của Khoa TCDN, tính đến nay số sinh viên của chuyên ngành TCDN hiện đang công tác rải đều khắp tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, đặc biệt là có khả năng thăng tiến và thành đạt trên các cương vị công tác chuyên môn được giao.

2. Chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh Bất động sản

Chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh BĐS chính thức được thành lập và đào tạo tại Học viện Tài chính năm 2003, theo yêu cầu cấp bách của nhà nước về công tác quản lý giá, theo nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp và cá nhân trong bước phát triển mới của kinh tế thị trường ở nước ta.

Xây dựng cơ chế thị trường là để thị trường tự định giá, là để tận dụng tính độc lập, khách quan của thị trường. Nhưng giá cả thị trường không phải lúc nào cũng là giá đúng, không phải lúc nào cũng đủ tin cậy để ra các quyết định.  

Nhà nước luôn là khách hàng lớn nhất của các doanh nghiệp. Mỗi ngày có hàng vạn tài sản được đầu tư, mua sắm nhằm trang bị cho các cơ quan, công sở, cho nhu cầu an ninh, quốc phòng, kinh tế, xã hội… Nhu cầu thẩm định mức giá hợp lý của các tài sản này nhằm chống thất thoát tiền thuế của dân là rất lớn.

Hàng vạn tổ chức, cá nhân thành đạt và nổi lên một cách ngoạn mục nhờ vào chứng khoán hay bất động sản. Nhưng cũng không ít cá nhân và tổ chức trở nên khánh kiệt, phá sản do bong bóng tài sản gây nên. Giá cả của hầu hết hàng hóa, dịch vụ nhiều khi thái quá. Thị trường đôi khi hưng phấn quá mức, lúc khác lại bi quan quá mức. Cơ chế thị trường, mở ra nhiều cơ hội, nhưng mỗi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải cập nhật được những kiến thức mới nhằm dự phòng và chống đỡ  một cách tốt nhất với những rủi ro mới nẩy sinh trong cơ chế thị trường. Chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản tại Học viện Tài chính ra đời trong bối cảnh đó.

CLB Thẩm định giá và kinh doanh BĐS là một sân chơi trí tuệ, bổ ích dành cho SV chuyên ngành Thẩm định giá và KD BĐS.

*Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành

Chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản đào tạo các cử nhân kinh tế có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng; am hiểu cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định các chính sách liên quan đến Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản. Có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

*Chuẩn đầu ra của chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản

 Bằng tốt nghiệp chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản tại Học viện Tài chính yêu cầu chuẩn đầu ra như sau:

a. Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

+ Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế.

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

+ Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

+ Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

+ Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế

Kiến thức cơ sở khối ngành

+ Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

+ Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Kiến thức ngành và chuyên ngành

+ Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế – tài chính trong nền kinh tế.

+ Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

+ Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong các lĩnh vực để phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ chuyên ngành và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như: kinh tế, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý.

+ Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản như: Nguyên lý thẩm định giá, Thẩm định giá bất động sản, Thẩm định giá máy móc thiết bị và tài sản vô hình, Thẩm định giá doanh nghiệp, Kinh doanh bất động sản,…

+ Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản, ngành Tài chính – Ngân hàng và các lĩnh vực khác.

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

b. Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

+ Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Thẩm định giá & kinh doanh bất động sản.

+ Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Thẩm định giá & kinh doanh bất động sản.

+ Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Thẩm định giá & kinh doanh bất động sản

+ Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Tài chính – Ngân hàng, lĩnh vực Thẩm định giá & kinh doanh bất động sản hoặc các lĩnh vực liên quan khác.

+ Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt 450 TOEIC hoặc tương đương; đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

+ Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương.

Kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

+ Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệ để giải quyết tốt công việc liên quan…

+ Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

c. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

+ Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Về  trách nhiệm

+ Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

+ Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Thầy cô giáo và SV chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh BĐS đi thăm quan khảo sát thực tế tại Trung tâm thực hành kinh doanh Bất động sản tại Tân Long Land

* Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh BĐS

Cho đến nay có thể chủ quan để khẳng định rằng: hầu hết sinh viên chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản của Học viện Tài chính đã ra trường đều có việc làm đúng ngành nghề đào tạo, được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong một tổ chức.

– Đối với khu vực quản lý nhà nước: có các Bộ, các Sở Tài nguyên và Môi trường;  các  Bộ, Sở Xây dựng;  Bộ Tài chính, Cục quản lý giá Bộ Tài Chính, Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ chí minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán… Đó là những nơi có công tác quản lý nhà nước về hoạt động về định giá tài sản, máy móc thiết bị, bất động sản, kinh doanh bất động sản và đánh giá doanh nghiệp.

– Đối với khu vực doanh nghiệp :  các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp; bộ phận thẩm định tài sản thế chấp và thẩm định tín dụng trong các ngân hàng; các công ty kiểm toán;  các doanh nghiệp kinh doanh, quản lý, môi giới bất động sản, Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước, công ty mua bán nợ…

– Ngoài ra, nếu thực sự say sưa, tâm huyết nghề nghiệp, với những kiến thức và kỹ năng được đào tạo, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể tự trả lương và tự gánh chịu rủi ro cho mình mà không cần phải đi tìm việc ở bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào khác. Đây là điều đã góp phần quan trọng làm nên “Thương hiệu” và đóng góp vào “giá trị” của chuyên ngành Thẩm định giá và kinh doanh bất động sản của Học viện Tài chính.

Thầy và Trò chuyên ngành Thẩm định giá và Kinh doanh Bất động sản chụp ảnh lưu niệm cùng GS.TSKH Đặng Hùng Võ, các DN và cựu SV

3. Chuyên ngành Phân tích tài chính

Chuyên ngành Phân tích tài chính là chuyên ngành thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Sự ra đời của chuyên ngành xuất phát từ đòi hỏi của công tác quản lý tài chính trong các đơn vị (Doanh nghiệp, Tổ chức tín dụng, Đơn vị sự nghiệp, Cơ quan quản lý nhà nước…) của thời đại công nghệ số 4.0. Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế – chuyên ngành Phân tích Tài chính là chương trình được thiết kế tiếp cận với chương trình học thuật và hành nghề chuẩn quốc tế theo chứng chỉ CFA – Phân tích tài chính chuyên nghiệp đối với hệ đào tạo đại trà và định hướng thêm chương trình học thuật và hành nghề quốc tế theo chứng chỉ CFAB – Tài chính, kinh doanh và công nghệ của ICAEW – Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Uên cho hệ đào tạo chất lượng cao. Sinh viên chuyên ngành Phân tích tài chính được trang bị kiến thức hiện đại nhất để sẵn sàng tiếp cận đến chứng chỉ CFA của Úc và của Mỹ, chứng chỉ CFAB của Anh, khả năng giao dịch, đàm phán bằng tiếng Anh chuyên ngành tốt để trở thành công dân toàn cầu, hành nghề Phân tích tài chính chuyên nghiệp với chứng chỉ CFA; hành nghề quản trị Tài chính, kinh doanh và công nghệ với chứng chỉ CFAB …

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích Tài chính có thể làm việc tại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các tổ chức phi tài chính, các cơ sở giáo dục đại học, các Viện nghiên cứu chính sách kinh tế, các Bộ, Ban, ngành của chính phủ và tổ chức phi chính phủ, trở thành các chuyên gia phân tích tài chính của các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư tài chính trong và ngoài nước…tham mưu, cố vấn, trợ lý cho các nhà quản lý các cấp…

Cuộc thi thường niên “Phân tích đầu tư tài chính” tạo cơ hội cho SV được trải nghiệp phân tích thật, đầu tư thật gắn với phương châm học đi đôi với hành

* Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Phân tích tài chính

Mục tiêu của chuyên ngành Phân tích tài chính là đào tạo cử nhân kinh tế có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững các kiến thức cơ bản và toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội, có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Người học sau khi tốt nghiệp nắm vững kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Phân tích tài chính thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng.; am hiểu cấu trúc, cơ chế vận hành và quản lý của hệ thống tài chính; có tư duy sáng tạo và logic; có khả năng nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá, hoạch định các chính sách và giải quyết các vấn đề liên quan đến Phân tích tài chính. Có kỹ năng thực hành thành thạo về chuyên môn, có tính kỷ luật và chuyên nghiệp; có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các nghiệp vụ về Phân tích tài chính; có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế.

Sinh viên chuyên ngành PTTC đi thăm quan và trải nghiệm tại phòng họp Ban Giám đốc của FTEL

*Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Phân tích tài chính

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Phân tích tài chính, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt được chuẩn đầu ra như sau:

a. Về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương

+ Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tế

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để vận dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi công việc được giao.

+ Trang bị thế giới quan, nhân sinh quan theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có quan điểm và nguyên tắc phân tích, đánh giá các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội một các logic, khách quan, tích cực và tiến bộ.

+ Nắm vững những nội dung cơ bản về giáo dục QP-AN của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

+ Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất, rèn luyện, nâng cao thể lực đáp ứng tốt yêu cầu học tập và làm việc trong bối cảnh hội nhập lao động quốc tế

Kiến thức cơ sở khối ngành

+ Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

+ Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra.

Kiến thức ngành và chuyên ngành

+ Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế-tài chính trong nền kinh tế.

+ Nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng kiến thức chuyên môn phù hợp vào thực tiễn.

+ Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.

+ Nắm vững đầy đủ, toàn diện và hệ thống các kiến thức bổ trợ và có khả năng tự cập nhật kiến thức để phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực khác như:kinh tế, kế toán – kiểm toán, quản trị kinh doanh và hệ thống thông tin quản lý. Có kiến thức và trình độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn. Nắm chắc và vận dụng hiệu quả lý thuyết phân tích tài chính, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp vào thực tế.         

+ Có kiến thức tổng hợp, toàn diện và hệ thống kiến thức chuyên sâuvề chuyên ngành Phân tích tài chính như: Lý thuyết phân tích tài chính; Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp; Phân tích tài chính doanh nghiệp; Phân tích tài chính tổ chức tín dụng; Phân tích tài chính nhà nước; Phân tích kinh tế; Giám sát tài chính…

+ Có kiến thức cơ bản và nắm vững kiến thức được đào tạo, tự cập nhật các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Phân tích tài chính, ngành Tài chính – Ngân hàng và các lĩnh vực khác. Vận dụng kiến thức để phân tích chuyên sâu tình hình tài chính của đơn vị, vận dụng thành thạo các mô hình phân tích định lượng để phân tích và kiểm định, dự báo các nhân tố tác động đến tình hình tài chính của các đơn vị, tổ chức nhằm tư vấn, tham mưu cho các chủ thể quản lý ra quyết định kinh tế, tài chính hiệu quả.

+ Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ công việc được đảm nhận.

c. Về kỹ năng:

Kỹ năng cứng

+ Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Phân tích tài chính.

+ Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Phân tích tài chính.

+ Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến chuyên ngành Phân tích tài chính.

+ Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác trong ngành Tài chính – Ngân hàng, lĩnh vực Phân tích tài chính hoặc lĩnh vực liên quan khác.

+ Trình độ ngoại ngữ của sinh viên hệ chính quy đạt 450 TOEIC hoặc tương đương; đạt trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 hoặc tương đương.

+ Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2, Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 (gồm các modul cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương.

 Kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng truyền đạt vấn đề: giao tiếp và thuyết trình, ứng xử, soạn thảo văn bản…

+ Có kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề phức tạp: làm việc nhóm; làm việc độc lập; và thiết lập duy trì các mối quan hệđể giải quyết tốt công việc liên quan…

+ Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi: tự học và sáng tạo; tiếp cận và khai thác các nguồn thông tin, hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ công việc chuyên môn…

c. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Về năng lực tự chủ

+ Có ý thức, trách nhiệm công dân, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Có đạo đức tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu

– Về  trách nhiệm

+ Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

+ Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao. Chủ động, sẵn sàng hội nhập thị trường lao động khu vực và quốc tế.

Anh Lý Lâm Duy trao đổi về cơ hội, thách thức với những người làm nghề Tài chính trong bối cảnh công nghệ AI phát triển

* Vị trí công tác của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc, tại nhiều đơn vị khác nhau trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:

– Tại khu vực quản lý nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm trợ lý cho lãnh đạo các cơ quan quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước như: Trợ lý cho các: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương…Trợ lý, tham mưu cho các cấp Lãnh đạo các Ban, Ngành, địa phương về quản lý kinh tế, tài chính; Có thể làm việc ở Vụ Kế hoạch – Tài chính của các Bộ, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. và tại các Sở, Ban, Ngành. Chuyên viên quản lý thuế doanh nghiệp, chuyên viên quản lý và kiểm tra sau thông quan tại các đơn vị Hải quan….

– Tại các doanh nghiệp phi tài chính: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

– Tại các đơn vị sự nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.

– Tại các doanh nghiệp tài chính như: các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính ra trường có thể làm việc tại các bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp như: chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hoặc các Công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v.

– Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính DN, Phân tích tài chính tổ chức tín dụng, Phân tích tài chính nhà nước, Phân tích kinh tế… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, là các nhà bình luận, phê bình, chuyên gia phân tích kinh tế – tài chính của các cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…

BAN CHỦ NHIỆM KHOA TCDN

2. Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là đào tạo ra những Cử nhân có kiến thức cơ bản, toàn diện về Tài chính doanh nghiệp; biết ứng dụng một cách sáng tạo những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.

3. (Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính)Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về Kiến thức chung và Kiến thức về ngành thì còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đối với kiến thức của chuyên ngành:

3.1. Về kiến thức ngành

Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, cụ thể:

– Hiểu biết các quy luật kinh tế – tài chính phát sinh trong hoạt động của các chủ thể của nền kinh tế.

– Nắm vững những kiến thức về cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

– Có khả năng phân tích và quản lý rủi ro tài chính một cách hiệu quả. Có khả năng dự báo và quản lý các vấn đề liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính của các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính trung gian phi ngân hàng, hoạt động của thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính khu vực công, hoạt động tài chính quốc tế và tài chính các doanh nghiệp.

– Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng để phục vụ cho công tác chuyên môn; có kiến thức và trình độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn.

3.2. Về kiến thức chuyên ngành

– Có kiến thức tổng hợp và toàn diện về tài chính doanh nghiệp, nắm vững các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hiểu biết về đặc điểm và tác dụng của các công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp.

– Nắm chắc kiến thức về các nội dung quản trị tài chính trong doanh nghiệp như quản trị đầu tư vốn, quản trị huy động vốn, quản trị phân phối lợi nhuận, quản trị rủi ro tài chính và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

– Có kiến thức và khả năng nhận diện các yếu tố tác động đến tài chính doanh nghiệp, biết đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính cho doanh nghiệp.

– Có kiến thức và nắm vững các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp, về cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, am hiểu pháp luật kinh tế – tài chính. Có khả năng tự cập nhật các kiến thức liên quan đến chế độ, chính sách trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

– Nắm vững kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, thuế và quản lý thuế, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, thị trường tài chính, định giá tài sản, có kiến thức về kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Công việc đảm nhận được sau khi được trang bị kiến thức chuyên ngành

– Biết lập và thẩm định tài chính các dự án đầu tư cho doanh nghiệp;.

– Biết đánh giá và lựa chọn phương án huy động vốn, phương án phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Biết phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

– Biết lập kế hoạch tài chính và xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp;

– Có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, có kiến thức về hoạt động định giá doanh nghiệp, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

– Có khả năng tổ chức bộ máy quản trị tài chính của doanh nghiệp, tổ chức quy trình đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính của doanh nghiệp.

3.4. Yêu cầu về kỹ năng

3.4.1. Kỹ năng nghề nghiệp

– Có khả năng nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

– Có tư duy logic, có kỹ năng trình bày, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

– Có kỹ năng tổ chức triển khai công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm khi hoạch định chính sách tài chính doanh nghiệp.

– Có kỹ năng cơ bản và thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp như: Kỹ năng đọc báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; phát hiện ra những hạn chế trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Kỹ năng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kỹ năng hoạch định chính sách tài chính, kỹ năng dự báo tài chính, kỹ năng chuẩn bị báo cáo quản trị tài chính doanh nghiệp. 

– Biết cách sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính, hoạch định chính sách tài chính cho doanh nghiệp.

3.4.2. Kỹ năng sử dụng các công cụ

Về Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, có khả năng khai thác và sử dụng các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

– Về tin học: Sử dụng thành thạo tin học cơ bản và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.

4. Về nội dung đào tạo chuyên ngành TCDN

Để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì được trang bị thêm hai khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.

– Về khối kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học chủ yếu như: Nguyên lý kế toán, Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Tin học ứng dụng, Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán, Định giá tài sản, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Quản trị kinh doanh, Thống kế doanh nghiệp, Quản lý dự án, Kiểm toán, Kinh tế lượng…

– Về khối kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học về chuyên ngành là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thực hành, Phân tích tài chính doanh nghiệp…

5. Về vị trí công tác sau khi tốt nghiệp ra trường

Tính đến nay (2018), Học viện Tài chính đã có 55 năm đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp với hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp hiện đang đảm nhiệm các vị trí then chốt ở các Cơ quan quản lý nhà nước,  các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty và các doanh nghiệp. Nhiều người đang giữ các trọng trách như: Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho Bạc nhà nước, Cục Trưởng Cục Thuế, Tổng giám đốc hoặc Kế toán Trưởng các Tổng công ty (xem phụ lục 1). Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

– Đối với khu vực quản lý nhà nước: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Kho Bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại, các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. tại các Bộ, Ban, Ngành.

– Đối với khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp phi tài chính): Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại Ban Tài chính tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90 và Tổng công ty 91; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

– Đối với các doanh nghiệp tài chính như Ngân hàng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính: Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể xin việc làm chuyên viên thẩm định dự án, chuyên viên tín dụng, thanh toán quốc tế và triển khai các dịch vụ tài chính ở các ngân hàng; chuyên viên ở các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; các nhà môi giới trên thị trường chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán v.v.

Có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và định giá chứng khoán, lý thuyết tài chính tiền tệ tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

6. Về triển vọng và cơ hội nghề nghiệp

          Thực tế chứng minh rằng, vai trò của Giám đốc tài chính hoàn toàn khác với Kế toán trưởng; có rất nhiều nhiệm vụ của Giám đốc tài chính mà Kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, Giám đốc tài chính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ, đối với những công ty có quy mô lớn, do các nghiệp vụ tài chính khá đa dạng, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên, nên các công ty này thường bổ nhiệm một Nhà quản trị tài chính chuyên trách được gọi là Giám đốc tài chính- CFO để tổ chức, chỉ đạo và điều hành các công việc của bộ phận kế toán và công việc của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Giám đốc tài chính sẽ tham gia sâu vào việc hoạch định các chính sách và các chiến lược tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính là một thành viên trong Ban giám đốc của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về quản lý tài chính của doanh nghiệp.

          Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có chức danh Giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này và phần lớn các CFO đều chưa được đào tạo bài bản, ít được cập nhật thường xuyên kiến thức quản trị tài chính hiện đại. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các Giám đốc tài chính cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tại nhiều doanh nghiệp còn có sự nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc tài chính với chức danh Kế toán trưởng. Do đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp, nên trong cơ cấu bộ máy tổ chức của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không xác lập chức danh Giám đốc tài chính. Vai trò của Giám đốc tài chính được đặt lên vai của Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp… thì đã trở nên quá muộn.

          Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, với xu thế hội nhập kinh tế – tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới; cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp đang dần được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp; vậy nên nhu cầu nguồn nhân lực quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đây chính là cơ hội tiềm năng, để các sinh viên chuyên ngành TCDN chẳng những không lo bị thất nghiệp, mà còn có thêm cơ hội để tiếp cận với những đỉnh cao của một nghề nghiệp thuộc vào loại phức tạp nhất trong kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

          Đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp do Học viện Tài chính đào tạo trong 55 năm qua, theo thống kê sơ bộ của Khoa TCDN, tính đến nay số sinh viên của chuyên ngành TCDN hiện đang công tác rải đều khắp tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, đặc biệt là có khả năng thăng tiến và thành đạt trên các cương vị công tác chuyên môn được giao. Để minh chứng cho điều đó, dưới đây là danh sách một số cựu sinh viên tiêu biểu và thành đạt của chuyên ngành đào tạo Tài chính doanh nghiệp- Học viện Tài chính:

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ CỰU SINH VIÊN KHOA TCDN TIÊU BIỂU

TT

Họ và tên

Cựu SV lớp

Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay

1

TS. Phùng Quốc Hiển

14.04A

UVTƯ Đảng, Chủ nhiệm uỷ ban Tài chính –Ngân sách của Quốc hội

2

Nguyễn Văn Hải

14.04B

Cục Trưởng Cục Thuế Bắc Ninh

3

Bùi Văn Hoan

14.04B

Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ nhiệm uỷ ban Kiểm tra tỉnh uỷ Bắc Ninh

4

PGS,TS. Phạm Văn Liên

15.04B

Phó Giám đốc Học viện Tài chính

5

TS. Hà Thị Ngọc Hà

15.04C

Nguyên Phó Vụ Trưởng Vụ Chế độ kế toán, Bộ Tài chính

6

TS. Lê Hồng Thăng

15.04D

Thành uỷ viên, Gíam đốc Sở Công – Thương Hà Nội

7

Vũ Khắc Liêm

15.04D

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính

8

Nguyễn Danh Hà

16.04A

Nguyên Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai

9

Nguyễn Quang Huy

16.04A

Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

10

Trần Văn Hiền

16.04A

Phó Cục Trưởng, Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính

11

Lê Ngọc Khoa

16.04A

Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính, Bộ Tài chính

12

PGS,TS. Hoàng Văn Quỳnh

16.04A

Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính, Học viện Tài chính

13

Nguyễn Huy Vị

16.04A

Vụ Trưởng Vụ Tài vụ – Quản trị, Kho Bạc Nhà nước Trung ương

14

Nguyễn Ngọc Đức

16.04B

Phó Giám đốc Sở Tài chính Nghệ An

15

Nguyễn Đức Hải

16.04B

UVTƯ Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Đảng.

16

Phạm Văn Hải

16.04B

Chi cục Trưởng chi cục Thuế Hải Hậu, tỉnh Nam Định

17

Nguyễn Ngọc Kiên

16.04B

Đại tá, Trưởng phòng Kế hoạch Ngân sách, Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

18

Phạm Đình Thi

16.04B

Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính

19

PGS,TS. Bùi Văn Vần

16.04B

Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính

20

Phạm Sơn Hoài

17.04A

Phó Giám đốc sân bay Vinh, Nghệ An

21

TS. Đỗ Thị Thục

17.04A

Nguyên Phó Trưởng khoa Kinh tế, Học viện Tài chính

22

Dương Thanh Hiền

17.04B

Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam (DATC)

23

Hà Thị Thu Thanh

17.04B

Chủ tịch công ty Deloite Việt Nam

24

Hoàng Kim Thuỷ

17.04B

Cục trưởng Cục Tư pháp thành phố Hà Nội

25

Nguyễn Ngọc Bằng

18.04A1

Trung tướng, Tổng Cục Trưởng Tổng cục 8, Bộ Công an

26

ThS. Vũ Đình Thuyên

18.04A1

Trưởng Ban Đầu tư, Công ty cổ phần Ngôi sao An Bình

27

Hoàng Việt Cường

18.04A2

Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính

28

PGS,TS. Hoàng Thuý Nguyệt

18.04A2

Nguyên Trưởng Bộ môn Quản lý tài chính Công, Học viện Tài chính

29

PGS,TS. Phạm Thị Kim Vân

18.04A2

Nguyên Phó Trưởng khoa Hệ thống Thông tin kinh tế, Học viện Tài chính

30

PGS,TS. Nguyễn Xuân Thạch

18.04A2

Trưởng Ban Công tác Chính trị, sinh viên, Học viện Tài chính

31

Lê  Thanh Hà

19.04A1

Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên in Tài chính

32

Lê Hoàng Hải

19.04A1

Tổng Giám đốc công ty TNHH mua bán Nợ Việt Nam (DATC)

33

Nguyễn Văn Thuận

19.04A1

Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh Bắc Giang

34

Đoàn Hồng Phong

19.04E

Uỷ viên  TUĐ, Bí thư tỉnh uỷ Nam Định

35

Đặng Phan Tường

20.04A

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền tải Điện Việt Nam.

36

Mầu Thị Thanh Thuỷ

20.04A

Phó Giám đốc Sở Tài chính Bắc Ninh

37

Nguyễn Thị Liên

20.04A

Vụ phó Vụ Kế hoạch – Tài chính, Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN và phát triển nông thôn

38

TS.Trương Hùng Long

20.04A

Cục Trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

39

TS.Nguyễn Ngọc Hải

20.04B

Vụ phó Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông

40

Nguyễn Kim Oanh

20.04B

Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam

41

Trịnh Văn Thế

20.04B

Gíam đốc Sở Tài chính Hà Nam

42

Trần Huy Hiệu

20.04D

Vụ Trưởng Vụ Tài vụ – Quản trị, Tổng cục Dự trữ Quốc gia

43

TS. Nguyễn Xuân Nam

20.04D

Trưởng Ban Tài chính – Kế toán, Tập đoàn điện lực Việt Nam.

44

PGS,TS. Bùi Đường Nghiêu

20.04D

Gíam đốc Viện Đào tạo quốc tế, Học viện Tài chính

45

TS. Hoàng Văn Ninh

20.04E

Chủ tịch HĐQT Công ty tài chính cổ phần điện lực, Tập đoàn điện lực VN

46

Nguyễn Văn Minh

21.04A

Phó Gíam đốc Sở Tài chính Lào Cai

47

Nguyễn Văn Toán

21.04A

Gíam đốc công ty Bảo Việt Thái Bình

48

Lê Ngọc Khuê

21.04B

Gíam đốc công ty cổ phần Kiểm toán Thăng Long

49

Phạm Bá Vinh

21.04B

Phó Cục Trưởng Cục thuế tỉnh Phú Thọ

50

Phan Kim Bằng

21.04D

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt.

51

TS. Bùi Tiến Hanh

21.04D

Phó Trưởng khoa Tài chính Công, Học viện Tài chính

52

Hoàng Thế Hiển

21.04D

Kế toán Trưởng Tổng công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON)

53

Hồ Đức Phớc

21.04D

Uỷ viên TUĐ, Tổng Kiểm toán nhà nước

54

Nguyễn Văn Sinh

22.04A

Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện Tiên Du, Bắc Ninh

55

Nguyễn Văn Thể

22.04A

Phó Cục Trưởng Cục Thuế Bắc Cạn

56

Phạm Việt Hùng

22.04B

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí xây dựng, Bộ Xây dựng

57

Nguyễn Đình Doanh

22.04B

Phó Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Chí Linh, Hải Dương

58

Lê Sĩ Hào

22.04B

Giám đốc công ty Xây dựng và Phát triển Nhà Mê Linh, Vĩnh Phúc

59

Đào Mai Hoa

22.04B

Kế toán Trưởng Công ty Vật tư Nông nghiệp Vĩnh Bảo, Hải Phòng

60

Hoà Thị Thanh Hương

22.04B

Trưởng khoa, Trường Đại học Hải Phòng

61

Nguyễn Duy Mão

22.04B

Kế toán Trưởng Công ty KHATOCO Vinh, Nghệ An

62

Trần Đức Ngọc

22.04B

Trường Phòng Tổ chức nhân sự Bảo Việt Nghệ An

63

Bùi Đăng Nga

22.04B

Giám đốc Công ty Đầu tư sản xuất Thái Bình Dương

64

Nguyễn Văn Ninh

22.04B

Trưởng phòng, Cục Thuế tỉnh Lào Cai

65

Đỗ Văn Quang

22.04B

Kế toán Trưởng Bệnh viện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá

66

Lê Hải Yến

22.04B

Kế toán Trưởng Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội

67

Phạm Văn Tân

22.04B

Phó Giám đốc Sở Thú thành phố Hồ Chí Minh

68

Phạm Văn Tạo

22.04B

Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh xây dựng Việt Nam – Cu Ba (VIC)

69

Lê Hùng Xuân

22.04B

Chi Cục Trưởng Chi cục Thuế huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn

70

Nguyễn Đức Tuyên

22.04D

Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Ninh

71

Vũ Kim Cứ

23.11

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình

72

Trần Thanh Mai

23.11

Phó Chánh Văn phòng Học viện Tài chính

73

Trần Văn Tuấn

23.12

Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà

74

Hà Xuân Hán

23.14

Kế toán Trưởng Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc

75

PGS,TS. Nguyễn Trọng Thản

23.14

Trưởng khoa Sau đại học, Học viện Tài chính

76

Trần Thị Thêm

23.14

Phó Vụ Trưởng Vụ Tài chính, Bộ Tài nguyên – Môi trường

77

TS. Phạm Thị Quyên

23.14

Phó Trưởng Bộ môn Phân tích TCDN, khoa TCDN, Học viện Tài chính

78

Vũ Đức Quang

23.14

Phó Kế toán Trưởng kiêm Phó Giám đốc Ban Tài chính Kế toán Tổng công ty Sông Đà

79

Hoàng Tố Quyên

24.11

Giám đốc Sở Tài chính Cao Bằng

80

Đỗ Việt Đức

24.14

Tổng cục Trưởng Tổng cục dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính

81

Nguyễn Hữu Toàn

24.14

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính –ngân sách Quốc hội

82

Viên Văn Dũng

26.11

Vụ Trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Kho bạc Nhà nước Trung ương

83

Vũ Trọng Hải

26.11

Kế toán Trưởng Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam

84

TS. Trần Duy Hải

26.11

Cục phó Cục viễn thông, Bộ Thông tin – Truyền thông

85

Nguyễn Thị Tuyết Minh

26.11

Gám đốc KBNN huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

86

Bàn Thị Ngôn

26.11

Trưởng phòng Thanh tra Cục thuế Lào Cai

87

Nguyễn Thị Phương Lê

26.11

Phó Giám đốc Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBANK)

88

Bùi Thị Hồng Phú

26.11

Phó Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc

89

ThS. Nguyễn Văn Tuân

26.11

Chủ tịch kiêm TGĐ Cty TNHH MTV thương mại đầu tư phát triển đô thị Hải Phòng

90

Mai Hồng Hải

27.11

Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Xi măng VICEM Hải Phòng

91

PGS,TS Nguyễn Thị Hoài Lê

28.11

Phó Ban Kế hoạch – Tài chính,Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

92

PGS,TS Hà Minh Sơn

28.14

Phó Trưởng BM Nghiệpvụ Ngân hàng, Khoa Ngân hàng Bảo hiểm, Học viện Tài chính

93

TS. Đinh Thị Hải Hậu

29.11

Phó Trưởng Khoa Tài chính, Kế toán Du lịch, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

94

Nguyễn Hùng Cường

29.11

Giám đốc Công ty TNHH C&T, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ

95

Nguyễn Đức Cường

29.11

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tôn Việt – Pháp

96

Nguyễn Tiến Dũng

29.11

Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Khu vực XIII

97

Phạm Thị Hương Giang

29.11

Kế toán Trưởng Công ty TNHH Điện – Điện tử 3C

98

Lê Đức Hạnh

29.11

Phó Trưởng phòng Kế toán, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị Điện Đông Anh, Hà Nội

99

Nguyễn Thị Hà

29.11

Kế toán Trưởng Công ty Dịch vụ Đầu tư – Phát triển Y tế Hà Nội

100

Nguyễn Mạnh Hà

29.11

Kế toán Trưởng Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (VINAXUKI)

101

Hùng Hải Long

29.11

Kế toán Trưởng Công ty cổ phần Đầu tư Đường Cao tốc Việt Nam

102

Hoàng Văn Hùng

29.11

Trưởng phòng Kế toán, Viện Nghiên cứu Cơ khí

103

Đỗ Đức Minh

29.11

Phó Giám đốc Sở Tài chính Yên Bái

104

Vũ Thành Nam

29.11

Giám đốc Công ty TNHH Minh Quang, Hà Nội

105

Tường Duy Phúc

29.11

Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin di động Khu vực V, Tổng công ty Viễn thông MOBIFONE

106

Phạm Văn Sang

29.11

Kế toán Trưởng Công ty Thương mại Quảng Nam – Đà Nẵng

107

Bùi Ngọc Sơn

29.11

Kiểm sát viên, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

108

Đỗ Duy Tiến

29.11

Phó Trưởng phòng Thanh tra thuế số 4, Cục Thuế thành phố Hà Nội

109

Nguyễn Thanh Tĩnh

29.11

Trưởng phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Ngân hàng Chính sách Xã hội Phú Thọ

110

Nguyễn Anh Tuấn

29.11

Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán AVICO, Hà Nội

111

Lê Anh Tuấn

29.11

Giám đốc Công ty kinh doanh Ô tô Hạ Long, tỉnh Vĩnh Phúc

112

Trần Thị Thanh Nhạn

29.11

Phó Trưởng phòng Kế toán, Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải và Thương mại (TRANSCO)

113

Trần Kim Sơn

29.11

Trưởng Phòng Ngân quỹ Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB) Chi nhánh Tây Hồ

114

Lê Quốc Tuấn

29.11

Giám đốc Công ty cổ phần Gốm xây dựng Giếng Đáy, Hạ Long.

115

PGS,TS. Đoàn Hương Quỳnh

30.11

Phó Trưởng khoa kiêm Phó Trưởng Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính

116

TS. Lê Cẩm Ninh

31.11

Trưởng phòng Tổng hợp Ngân hàng thương mại cổ phần Công –Thương (VietinBank), Chi nhánh Đông Anh

117

Nguyễn Ánh Dương

33.11A

Phó Ban Dân tộc thành phố Hà Nội

118

Tuấn Nguyên Thuỷ

33.11A

Kế toán Trưởng, Sở Tài chính Hà Nội

119

TS. Đặng Anh Vinh

33.11A

Học viện Thanh – Thiếu niên Việt Nam

120

Phạm Thị Thanh Xuân

33.11A

Phó Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Công –Thương (VietinBank), Chi nhánh Hà Nội

121

Vũ Kiên Trung

33.11B

Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên – Cây xanh Hà Nội

122

PGS,TS. Nguyễn Thị Hà

33.11B

Phó Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, khoa TCDN Học viện Tài chính

123

PGS,TS. Vũ Văn Ninh

33.11B

Phó Trưởng khoa, Trưởng Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính

124

TS. Vũ Quốc Dũng

33.11C

Giảng viên Bộ môn Tài chính – Tiền tệ, khoa Tài chính Công, Học viện Tài chính

125

ThS. Trương Ngọc Lân

34.03*

Trưởng Ban Đầu tư dự án, Tập đoàn Bảo Việt

126

Huỳnh Trung Khánh

34.11A

Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Công ty TNHH máy Nông nghiệp YANMAR Việt Nam

127

TS. Phí Thị Kim Thư

34.11C

Phó Trưởng Bộ môn Kế toán doanh nghiệp, khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh, Đại học Mỏ – Địa chất

128

PGS,TS. Nguyễn Lê Cường

34.11D

Phó Trưởng Ban Đầu tư tài chính, khoa Ngân hàng-Bảo hiểm, Học viện Tài chính

129

ThS. Trần Xuân Tú

35.11A2

Phó Chánh văn phòng Bộ Tài chính

130

ThS. Nguyễn Văn Đức

35.11B1

Trưởng Khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt may Hà Nội

131

TS. Đoàn Thục Quyên

35.11B3

Giảng viên Khoa Kế toán, Trường Đại học Công Đoàn

132

Nguyễn Trung Dũng

35.11C1

Trưởng Phòng Tín dụng, Ngân hàng Công –Thương, Phúc Yên, Vĩnh Phúc

133

Trịnh Ngọc Tuấn Hùng

35.11C1

Kế toán Trưởng Công ty LILAMA 10

134

Nhữ Văn Hoan

35.11C1

Phó Tổng Giám đốc Công ty KDG quốc tế

135

Phạm Văn Mạnh

35.11C1

Kế toán Trưởng, Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Hà Anh

136

Nguyễn Thị Ngoan

35.11C1

Trưởng Phòng, Công ty cổ phần MISA

137

Phạm Văn Ngư

35.11C1

Kế toán Trưởng, Công ty cổ phần Sông Đà 11

138

Nguyễn Thị Thu Liên

35.11C1

Phó Trưởng Phòng Tài chính, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO)

139

Bùi Hoàng Lê

35.11C1

Kế toán Trưởng Quỹ BILL GATES, Bộ Thông tin và Truyền thông

140

Nguyễn Quang Kiên

35.11C1

Phó Trưởng phòng, Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương

141

TS.Nguyễn Xuân Thành

35.11C1

Kiểm soát viên, Cục Thuế thành phố Hà Nội

142

Phạm Công Thành

35.11C1

Kế toán Trưởng Công ty Điện lực Nghệ An

143

Nguyễn Trung Sơn

35.11C1

Kế toán Trưởng Tổng công ty Rượu Bia nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Chi nhánh Hà Nội

144

Nguyễn Phương Thuỷ

35.11C1

Trưởng  Phòng Hành chính Công ty cổ phần Thương mại Xăng dầu Việt Nam (VINAPETRO)

145

Lê Mạnh Thắng

35.11C1

Trưởng  Phòng Công tác chính trị – Sinh viên, Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Nam Định

146

Đào Văn Soái

35.11C1

Phó Trưởng Phòng Tài chính huyện Tứ Kỳ, Hải Dương

147

PGS,TS. Phạm Tiến Đạt

35.11C3

Phó Viện trưởng Viện chiến lược và chính sách Tài chính, Bộ Tài chính

148

TS. Phạm Thị Tường Vân

35.11C2

Trưởng phòng TCDN, Viện chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính

148

TS. Nguyễn Minh Dũng

35.11D2

Ban kiểm soát, Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam

149

Hoàng Tuấn Anh

36.11A2

Trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp, HD Bank Tây Hà Nội

150

Hà Chiến Bắc

36.11A2

Giám đốc Đầu tư, Cty Tài chính TNHH MTV Bưu điện, Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam

151

Hồ Nghĩa Công

36.11A2

Giám đốc Tài chính (CFO) Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Bộ Quốc Phò1ng

152

Bùi Mạnh Cường

36.11A2

Phó Trưởng phòng Đầu tư, Sở Tài chính Quảng Bình

153

Nguyễn Kiên Cường

36.11A2

Kế toán Trưởng công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế công trình Giao thông 497

154

Hoàng Thị Thu Hà

36.11A2

Kế toán Trưởng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

155

Lê Thị Minh Hằng

36.11A2

Kế toán Trưởng, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SUDICO)

156

Nguyễn Thị Thanh Huyền

36.11A2

Trưởng phòng Tín dụng, VIETCOMBANK Chi nhánh Thành Công, Hà Nội

157

TS. Phạm Thị Bích Ngọc

36.11A2

Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, Khoa Thuế – Hải quan, Học viện Tài chính

157

TS. Đặng Phương Mai

36.11A2

Giảng viên Bộ môn TCDN, Học viện Tài chính

158

Nguyễn Tuấn Khoa

36.11A2

Trưởng Phòng Kế toán, Công ty Bảo Việt Nhân thọ Quảng Bình

159

Đoàn Thị Hồng Sương

36.11A2

Kế toán Trưởng, Sở Xây dựng Hà Tĩnh

160

Đỗ Thu Trang

36.11A2

Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Công ty cổ phần GAMI bất động sản (GAMI  LAND)

161

PGS,TS. Phạm Thị Thanh Hoà

36.11C1

Giảng viên Bộ môn TCDN, khoa TCDN, Học viện Tài chính

162

TS. Nguyễn Thị Việt Nga

36.11C1

Phó Trưởng Bộ môn Kinh tế Nguồn lực Tài chính, Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính

165

TS. Trần Đức Trung

37.11.06

Giảng viên Bộ môn Phân tích TCDN, khoa TCDN, Học viện Tài chính

166

TS. Nguyễn Cẩm Tâm

37.11.02

Phó Chánh văn phòng Tổng cục thuế

167

TS. Đỗ Thị Vân Trang

37.11.01

Phó Trưởng bộ môn ĐGTS, Học viện Ngân hàng

168

Hoàng Tuấn Anh

38.11.02

Gíam đốc phòng giao dịch Tân Thịnh, BIDV Thái Nguyên

169

Nguyễn Hữu Hùng

38.11.02

Kế toán Trưởng công ty cổ phần Sông Đà 2, Tổng công ty Sông Đà.

170

Vũ Kim Hùng

38.11.02

Phó Trưởng phòng Kiểm toán báo cáo tài chính, công ty TNHH Kiểm toán VACO

171

Phạm Duy Hưng

38.11.02

Trưởng phòng doanh nghiệp, Sở Tài chính tỉnh Nam Định

172

Đào Mai Hương

38.11.02

Phó Trưởng phòng rủi ro hệ thống Hội sở, Ngân hàng cổ phần Quân đội (MB).

173

Nguyễn Thị Hường

38.11.02

Giám đốc Chi nhánh Phạm Hùng, Ngân hàng cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB).

174

Nguyễn Thị Thanh Huyền

38.11.02

Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH GCCI.

175

Trần Khang

38.11.02

Kế toán Trưởng công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả.

176

Bùi Bá Lâm

38.11.02

Trưởng phòng kiểm soát Công ty bảo hiểm Dầu khí, Tập đoàn dầu khí quốc gia -PVN

177

Nguyễn Thị Liên

38.11.02

Kế toán Trưởng Ban quản lý dự án Khu công nghệ cao-công ty ASCENDS- Sai gon bund

178

Hoàng Thị Diệu Linh

38.11.02

Trưởng phòng Kế toán VIETTINBANK Quang Minh, Hà Nội

179

Nguyễn Văn Minh

38.11.02

Giám đốc Chi nhánh MARITIME BANK Chợ Lớn – Sài Gòn

180

Trần Minh nguyệt

38.11.02

Trưởng phòng giao dịch VIETCOM BANK Bắc Ninh

181

Nguyễn Đức Phi

38.11.02

Phó Giám đốc (phụ trách) Phòng Giao dịch BIDV Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

182

Nguyễn Đắc Hoàng Phương

38.11.02

Kế toán Trưởng công ty bảo hiểm Quân Đội, tỉnh Quảng Ninh

183

Nguyễn Trần Quân

38.11.02

Kế toán Trưởng Kho bạc nhà nướchuyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

184

Nguyễn Đình Trung

38.11.02

Giám đốc Bưu điện Từ Sơn, VNPT Bắc Ninh

185

Nguyễn Xuân Tùng

38.11.02

Phó Giám đốc ngân hàng cổ phần Quân đội (MB) chi nhánh Vĩnh Phúc

186

Nguyễn Đức Tâm

38.11.02

Trưởng phòng Tài chính-Kế toán, Ban Quản lý dự án công trình Giao thông tỉnh Nghệ An

187

Trần Thị Hải Yến

38.11.02

Giám đốc Tài chính Khách sạn NOVOTEL HALONGBAY, Quảng Ninh

188

Phan Huy Phong

38.11.02

Giám đốc Công ty liên doanh HANSHIN-TDA

189

Triệu Nguyên An

39.11.07

Trưởng phòng Giao dịch HD Bank, chi nhánh Hà Nội

190

Trần Văn Liên

39.11.07

Phó Trưởng phòng Tín dụng  Vietin Bank, chi nhánh Nam Hà Nội

191

Nguyễn Anh Tuấn

39.11.07

Phó Giám đốc Vietin Bank Yên Bái.

192

TS. Bạch Thị Thanh Hà

40.11.01

Giảng viên Bộ môn TCDN, khoa TCDN, Học viện Tài chính

193

Lê Viết Đoàn

40.11.05

Phó Kế toán Trưởng, kiêm Phó Gíam đốc Ban Tài chính-Kế toán, Tổng công ty Sông Đà

194

Phan Ngọc Biên

K2.11.ĐH2

Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Tập đoàn Thang máy, Thiết bị Thăng Long

195

Phạm Ngọc Hà

K2.11.ĐH2

Giám đốc Phòng Giao dịch AGRIBANK chi nhánh Thủ Đô.

196

Lê Tuấn Hải

K2.11.ĐH2

Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Luật GOLDSUN

197

Nguyễn Dương Thái

K2.11.ĐH2

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính

198

Nguyễn Tiến Luật

K3.11B

Nguyên Thường vụ tỉnh uỷ, Chủ nhiệm uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Yên Bái

199

Nguyễn Quốc Huy

K4.11A

Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)

200

TS. Nguyễn Văn Sơn

K4.11A

Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang

Ghi chú:

– 04A, 04B, 04C, 04D, 04E lần lượt là ký hiệu của các chuyên ngành Tài chính Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp, XDCB và Giao thông vận tải từ khoá 22 trở về trước.

-11, 12, 13, 14  lần lượt là ký hiệu của các chuyên ngành Tài chính Công nghiệp, Nông nghiệp, Thương nghiệp và XDCB từ khoá 23. Riêng khoá 28, mã số 14 được đặt cho lớp thuộc chuyên ngành Kho Bạc

– Từ khoá 29 đến nay, tất cả các lớp thuộc chuyên ngành TCDN đều có ký hiệu chung: 11

PHỤ LỤC 2: CÁC NCS THAM GIA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

TẠI BỘ MÔN TCDN ĐÃ BẢO VỆ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

TT

Họ và tên NCS

Thời gian bảo vệ

Ghi chú

Nguyễn Thị Hà

01/2009

Học viện Tài chính

  1.  

Phùng Thế Tính

06/2009

Học viện chính sách phát triển

  1.  

Vũ Duy Vĩnh

06/2009

Khoa Kinh tế, Học viện Tài chính

  1.  

Trần Duy Hải

07/2009

Cục viễn thông – Bộ thông tin, truỳen thông

  1.  

Trần Đình Cường

11/2009

Công ty kiểm toán quốc tế E&Y

  1.  

Nguyễn T Thu Hương

12/2009

Học viện Tài chính

  1.  

Lưu Sĩ Quý

01/2010

Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

  1.  

Nguyễn Chí Trang

02/2010

Ngân hàng phát triển Việt Nam

  1.  

Vũ Quốc Dũng

04/2010

Học viện Tài chính

  1.  

Hoàng Thị Tuyết

05/2010

Bộ thông tin – truyền thông

  1.  

Đoàn Hương Quỳnh

06/2010

Học viện Tài chính

  1.  

Phạm Tiến Đạt

12/2010

Khoa SĐH, Học viện ngân hàng

  1.  

Hồ Hữu Tiến

12/2010

Khoa TCDN, ĐH kinh tế Đà Nẵng

  1.  

Đàm Minh Đức

01/2011

Ngân hàng xây dựng

  1.  

Nhữ Trọng Bách

05/2011

Học viện Tài chính

  1.  

Phạm T Minh Hiền

05/2011

Ban Chính sách, Tổng cục thuế

  1.  

Phạm T Thanh Hoà

03/2012

Học viện Tài chính

  1.  

Phạm T Vân Anh

06/2012

Học viện Tài chính

  1.  

Trần Đức Trung

5/2014

Học viện Tài chính

  1.  

Bạch Thị Thanh Hà

10/2014

Học viện Tài chính

  1.  

Nguyễn Minh Dũng

11/2014

Tập đoàn Bưu chính- Viễn Thông

  1.  

Phạm Văn Nghĩa

12/2014

Học viện Báo chí tuyên truyền

  1.  

Đinh T Hải Hậu

01/2015

Trường Cao đẳng Du lịch

  1.  

Tạ Minh Hùng

2/2015

Công ty GTC Thăng Long

  1.  

Đoàn Thục Quyên

4/2015

ĐH Công Đoàn

  1.  

Đặng Anh Vinh

9/2015

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

  1.  

Trần Đức Chính

10/2015

Tổng công ty điện lực Dầu khí

  1.  

Cao Văn Kế

10/2015

TCT xây dựng 244 –Quân chủng không quân

  1.  

Lưu Thị Thu Hà

12/2015

ĐH Mỏ- Địa chất HN

  1.  

Ngô Thị Mai Linh

3/2016

Kiểm toán Nhà nước

  1.  

Đặng Phương Mai

4/2016

Học viện Tài chính

  1.  

Nguyễn Văn Phúc

4/2016

Kiểm toán Nhà nước

  1.  

Nguyễn Thị Bảo Hiền

5/2016

Học viện Tài chính

  1.  

Trịnh Phan Lan

9/2016

ĐH Kinh tế – ĐH QG HN

  1.  

Ngô Thị Thanh Huyền

10/2016

CĐ Thống kê Bắc Ninh

  1.  

Nguyễn Việt Dũng

10/2016

ĐH Kinh tế-quản trị kinh doanh, ĐH Thái Nguyên

  1.  

Dương Thị Thúy Hà

10/2016

Học viện Chính trị QG HCM- KV1

  1.  

Lê Tuấn Hiệp

10/2016

ĐH Tài chính- QTKD Hưng Yên

  1.  

Nguyễn Tuấn Đạt

2/2017

TCT xây dựng 244 –Quân chủng không quân

  1.  

Lý Quang Thái

3/2017

Công ty cổ phần Điện Việt Lào

  1.  

Nguyễn Đình Hoàn

6/2017

Học viện Tài chính

  1.  

Phí Thị Kim Thư

6/2017

Đại học Mỏ địa chất

  1.  

Phạm Thị Hà

7/2017

Học viện Tài chính

  1.  

Phạm Thị Tường Vân

8/2017

Viện chiến lược và chính sách tài chính

  1.  

Phạm Thị Phương Anh

8/2017

Tổng công ty Mobifone

  1.  

Phạm Anh Tuấn

8/2017

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

  1.  

Trần Thị Diện

8/2017

Trường Đại học tài chính – Marketing

  1.  

Lê Thị Nhung

11/2017

Học viện Tài chính

  1.  

Ngô Thị Kim Hòa

1/2018

Học viện Tài chính

  1.  

Nguyễn Minh Nguyệt

2/2018

Đh công nghệ Giao thông vận tải

  1.  

Hồ Thị Hoài Thu

4/2018

Học viện Tài chính

  1.  

Lưu Hữu Đức

5/2018

Học viện Tài chính

  1.  

Phạm Thị Thu Hà

8/2018

Trường CĐ Du lịch Hà Nội

Số lần đọc:
379

Doanh nghiệp- nơi hội tụ và tỏa sáng của sinh viên chuyên ngành TCDN

Từ năm 2016, để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực vừa có kiến thức chuyên môn tốt, vừa có năng lực tiếng Anh và kỹ năng làm việc tốt , Học viện Tài chính đã đào tạo chương trình chất lượng cao chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp. Với nhiều môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh với phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm và tích cực áp dụng mô hình thực tiễn vào học tập; thảo luận nhóm; thuyết trình; làm seminar thực hiện các bài tập hình huống, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, tham quan học tập tại nước ngoài study tour…,

Có thể thấy, chương trình chất lượng cao chuyên ngành tài chính doanh nghiệp mang lại những ưu việt sau:

– Chương trình đào tạo ưu việt, kết hợp định hướng các chứng chỉ quốc tế

Chương trình đào tạo CLC được thiết kế để bảo đảm sinh viên CTCLC có kiến thức chuyên môn cao, Giảng viên và trợ giảng CTCLC đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định ở Điều 6 của Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT. Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ bởi giảng viên trình độ tiến sĩ trở lên hoặc được đào tạo ở nước ngoài. Ngoài các môn học về chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên CTCLC còn được tham gia các buổi seminar, kỹ năng mềm cần thiết cho cán bộ làm công tác Tài chính. Sinh viên có cơ hội nhận bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brookes
và Chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của ACCA

– Hơn 60% chương trình học bằng Tiếng Anh, chuẩn đầu ra Tiếng Anh B2 Khung CERF, tin học thành thạo

Sinh viên chương trình CLC chuyên ngành TCDN trong khối lượng kiến thức ngành và chuyên ngành có hơn 60% chương trình học bằng tiếng Anh nên sinh viên tốt nghiệp CTCLC phải đạt chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương. Bên cạnh đó, sinh viên có kỹ năng tin học tốt, sử dụng thành thạo các phần mềm có liên quan để phục vụ cho quá trình tác nghiệp chuyên môn điều này giúp sinh viên tăng tính cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hoá.

– Sinh viên được học tập thực tế tại các doanh nghiệp, được cung cấp kỹ năng việc làm

Sinh viên CTCLC được tổ chức tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo khoa học và đi thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên có thể tiếp xúc với các vấn đề thực tiễn và do đó có kiến thức toàn diện hơn. Điều này cũng góp phần tăng cường năng lực thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau tốt nghiệp của sinh viên

– Sinh viên có năng lực dẫn dắt, chủ trì, làm việc theo nhóm vượt trội.

 Với số lượng sinh viên hạn chế, CTCLC được giảng dạy và học tập theo hướng tăng cường năng lực làm việc nhóm và phát triển khả năng lãnh đạo của sinh viên. Sinh viên CTCLC thường xuyên phải làm việc theo nhóm, thuyết trình và tự chủ trì các buổi thảo luận trên lớp. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào các nhóm nghiên cứu viết đề tài hoặc bài báo khoa học, tham gia các khoá học để xây dựng và nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo và đàm phán qua các học phần tương ứng.

– Cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế dành riêng cho sinh viên Chất lượng cao

Phòng học của sinh viên Chất lượng cao được thiết kế với tiêu chuẩn riêng, hiện đại và tiện nghi. Có đủ các phương tiện như: bảng thông minh, máy chiếu, full wifi, bàn ghế hiện đại, điều hoà hai chiều, loa âm trần… trong phòng học nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên…Ngoài ra, cũng như các sinh viên khác sinh viên chương trình CLC còn được sử dụng hệ thống thư viện hiện đại, phong phú chủng loại giáo trình, sách chuyên ngành; chuyên khảo và các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kỹ năng mềm… phục vụ đa dạng nhu cầu của người đọc. Bạn đọc được chọn và mượn sách trực tuyến. Đến thư viện không chỉ để mượn và đọc sách mà còn là nơi yên tĩnh, phù hợp với việc ôn tập, học tập, trao đổi của sinh viên, học viên theo các quy mô phòng đọc chung, phòng học nhóm và phòng đọc ngoại ngữ với màn hình TV 60 inch. Sân học và bể bơi đảm bảo tiêu chuẩn. Hội trường 700 được trang hệ thống âm thanh và màn hình LED hiện đại (độ hiển thị 4k, đảm bảo cho các hoạt động tập trung lớn với số lượng 700 chỗ ngồi. Phần mềm quản lý tổng thể hoạt động đào tạo của Học viện được xây dựng đồng bộ từ năm 2016, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu quản lý, điều hành của lãnh đạo Học viện cũng như cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến đầy đủ, thuận tiện cho người học. Hệ thống camera giám sát khắp các giảng đường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên Học viện với hơn 150 camera 360 độ. Đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng học tập, giảng dạy. Học viện đã đưa vào vận hành, quản lý phòng studio hiện đại, chuyên nghiệp phục vụ công tác truyền thông, tuyển sinh, giảng dạy của Học viện nói riêng và công tác quan hệ đối ngoại nói chung…. Có thể nói cơ sở vật chất của Học viện hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy và nghiên cứu

– Cơ hội nhận được 3 văn bằng:

+ Bằng cử nhân chính quy chất lượng cao của Học viện Tài chính
+ Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng của Trường Đại học Oxford Brookes
+ Chứng chỉ Diploma nâng cao về Kế toán và Kinh doanh của ACCA

* Mục tiêu đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp không chỉ là những Cử nhân có kiến thức cơ bản về Tài chính doanh nghiệp, mà còn phải có kiến thức chuyên sâu, khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính doanh nghiệp khi ra trường sẽ có những khả năng và kỹ năng sau:

– Có khả năng phân tích, đánh giá các quy luật kinh tế, các mối quan hệ tài chính, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính có hiệu quả;

– Có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; nhận diện được đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp;

– Có khả năng thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, dự báo tài chính cho doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính, ngoài ra còn có thể định giá tài sản, định giá doanh nghiệp;

– Có đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết và tôn trọng pháp luật; có khả năng tư duy khoa học và làm việc độc lập, làm việc nhóm;

– Biết sử dụng thành thạo các phương tiện và phần mềm hỗ trợ để phân tích tài chính doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính, lập và thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh để làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế, sử dụng các tài liệu nước ngoài để phục vụ cho việc phân tích và tư vấn tài chính doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– Có kỹ năng hoạch định, kỹ năng tổ chức điều hành, kỹ năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành.

Có kỹ năng làm việc nhóm, lắng nghe, phản biện; kỹ năng trình bày và giao tiếp; kỹ năng tự học và tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành; kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng tin học.

Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp;

– Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp;

– Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp;

– Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác.

* Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành TCDN

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt được chuẩn đầu ra về kiến thức chuyên môn như sau:

– Về kiến thức giáo dục đại cương:

+ Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào nghề nghiệp cuộc sống

+  Nắm vững những kiến thức cơ bản về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn để ứng dụng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của tổ chức.

+  Nhận thức được thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn, đánh giá được các hiện tượng một các logic và tích cực.

+ Nắm vững những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – an ninh của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe

– Về kiến thức cơ sở khối ngành

+  Giúp cho sinh viên nắm bắt được những nội dung lý thuyết cơ bản của nguyên lý kinh tế học, các vấn đề chính sách liên quan đến hoạt động của từng thị trường trong việc ra quyết định của các chủ thể kinh tế, giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra

+ Cung cấp cho sinh viên thấy được bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nghiên cứu các hoạt động của nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, đề cập đến các vấn đề kinh tế diễn ra hàng ngày cùng các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước, đồng thời giải thích được một số vấn đề kinh tế cụ thể mà thực tiễn đặt ra

– Về kiến thức chuyên ngành

+ Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về ngành Tài chính – Ngân hàng, cụ thể: Hiểu biết đầy đủ bản chất các quy luật kinh tế – tài chính trong nền kinh tế; nắm vững cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước và vận dụng phù hợp trong thực tiễn; Có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá, dự báo, quản lý, quản trị các vấn đề trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; Có khả năng tự cập nhật những vấn đề mới và những thay đổi trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng để phục vụ cho công tác chuyên môn; có kiến thức và trình độ sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, phần mềm chuyên dùng phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Nắm vững các kiến thức cơ bản kiến thức đại cương; kiến thức cơ sở ngành về kế toán doanh nghiệp, thuế và quản lý thuế, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, thị trường tài chính, định giá tài sản, có kiến thức về kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

+ Có kiến thức tổng hợp và toàn diện về tài chính doanh nghiệp, nắm vững các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hiểu biết về đặc điểm và tác dụng của các công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp. Nắm vững kiến thức về các nội dung quản trị tài chính trong doanh nghiệp; có kiến thức về tổ chức bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp, xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp. Có kiến thức và nắm vững các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp, về cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, am hiểu pháp luật kinh tế – tài chính. Có khả năng cập nhật cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Có kiến thức và khả năng nhận diện các yếu tố tác động đến hoạt động tài chính doanh nghiệp, biết phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính cho doanh nghiệp.

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt được chuẩn đầu ra về kỹ năng như sau:

– Về kỹ năng cứng

+ Có kỹ năng phát hiện, xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

+ Có kỹ năng đánh giá, phản biện các vấn đề chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

+ Có kỹ năng tham mưu, tư vấn chuyên môn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

+ Có kỹ năng khởi nghiệp và tạo việc làm cho người khác

– Về kỹ năng mềm

+ Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình.

+ Có kỹ năng làm việc nhóm (Team Work) và thuyết lập duy trì các mối quan hệ

+ Có kỹ năng làm việc độc lập, tự học và sáng tạo

+ Kỹ năng ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014. Đối với sinh viên chương trình chất lượng cao thì trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014

+ Kỹ năng tin học: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2017.

– Sinh viên tốt nghiệp phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Khoản 1, điều 2 thông tư 03/2014/TT-BTTTT (gồm các mô đun cụ thể sau: (i) Hiểu biết về CNTT cơ bản; (ii) Sử dụng máy tính cơ bản; (iii) Xử lý văn bản cơ bản; (iv) Sử dụng bảng tính cơ bản; (v) Sử dụng trình chiếu cơ bản; (vi) Sử dụng Internet cơ bản) hoặc các chứng chỉ tương đương và áp dụng đối với các khóa tuyển sinh từ năm 2017.

Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ đạt được chuẩn đầu ra về thái độ và trách nhiệm như sau:

– Về thái độ

+ Có ý thức công dân, chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ chương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

+ Có đạo đức nghề nghiệp tốt, trung thực, khách quan và công tâm khi giải quyết công việc; Tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu

Về trách nhiệm

+ Có trách nhiệm đối với công việc, tổ chức và xã hội.

+ Tuân thủ chuẩn mực đạo đức chung về nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

*Công việc đảm nhận được sau khi được trang bị kiến thức chuyên ngành

+ Biết lập và thẩm định tài chính các dự án đầu tư cho doanh nghiệp;.

+ Biết đánh giá và lựa chọn phương án huy động vốn, phương án phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Biết phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

+ Biết lập kế hoạch tài chính và xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp;

+ Có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, có kiến thức về hoạt động định giá doanh nghiệp, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

+ Có khả năng tổ chức bộ máy quản trị tài chính của doanh nghiệp, tổ chức quy trình đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính của doanh nghiệp.

* Về cấu trúc chương trình tổng quát:

Để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hai khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành. Cụ thể như sau:

Cấu trúc chương trình tổng quát:

TT

Khối lượng kiến thức

Số TC

Ghi chú

I

Kiến thức giáo dục đại cương

36

1

Kiến thức chung

Phần bắt buộc

30

Phần tự chọn

6

2

Kiến thức GDQP&GDTC

11

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

83

1

Kiến thức cơ sở khối ngành

6

2

Kiến thức cơ sở ngành                

25

3

Kiến thức ngành                 

17

4

Kiến thức chuyên ngành

15

Phần bắt buộc

13

Phần tự chọn

2

5

Kiến thức bổ trợ             

20

Phần bắt buộc

12

Phần tự chọn

8

6

Kiến thức thực tập tốt nghiệp

10

Tổng tín chỉ (I+II)

140

*Các hoạt động ngoại khoá của sinh viên chuyên ngành TCDN

Sinh viên chuyên ngành TCDN có đặc điểm là năng động xuất phát từ tính chất của chuyên ngành là đào tạo ra những cán bộ làm công tác tham mưu, tư vấn và tham gia hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để tạo ra những sinh viên năng động, sáng tạo, Khoa và Bộ môn thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa như:

+ Tổ chức thăm quan, khảo sát thực tế các doanh nghiệp

+ Tổ chức mời các báo cáo viên đang công tác tại DN về báo cáo thực tế cho sinh viên của chuyên ngành

+ Tổ chức thường niên cuộc thi “CFO- Giám đốc tài chính tương lai”

+ Tổ chức các hội thảo khoa học với các chủ đề liên quan đến TCDN

+ Phối hợp với CLB BSC tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp trẻ”  

+ Và nhiều hoạt động khác…   

*  Khả năng học tập nâng cao trình độ của người học sau khi tốt nghiệp

– Có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn trong nước và các cơ sở đào tạo nước ngoài.

– Có khả năng tự học, cập nhật kiến thức mới phục vụ công tác chuyên môn.

– Có khả năng học tiếp và đạt các chứng chỉ hành nghề quốc tế như: CFA, CPA, ACCA, ICAEW…

* Về vị trí công tác sau khi sinh viên chuyên ngành TCDN tốt nghiệp ra trường

Tính đến nay, Học viện Tài chính đã có gần 60 năm đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp với hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp hiện đang đảm nhiệm các vị trí then chốt ở các Cơ quan quản lý nhà nước,  các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty và các doanh nghiệp. Nhiều người đang giữ các trọng trách như: Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho Bạc nhà nước, Cục Trưởng Cục Thuế, Tổng giám đốc hoặc Kế toán Trưởng, Trưởng phòng Tài chính của nhiều Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp. Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Tài chính, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các quận – huyện; các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. thuộc các Bộ, Ban, Ngành; v.v.

– Làm việc tại khu vực các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Làm công tác quản trị tài chính tại Ban Tài chính – Kế toán; Ban đầu tư của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty; Phòng Tài chính – Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, làm kiểm soát viên Ban kiểm soát của các doanh nghiệp.

– Làm việc tại các doanh nghiệp tài chính như: Các Ngân hàng thương mại; Công ty Bảo hiểm; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán; Công ty Thẩm định giá; Sở Giao dịch chứng khoán,.. đảm nhận các công việc như: Thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn; quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp; triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng; trở thành các nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán; các chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán v.v.

Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như: Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng; làm Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế  – Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

Đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp do Học viện Tài chính đào tạo trong gần 60 năm qua, tính đến nay số sinh viên của chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp hiện đang công tác rải đều khắp tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, đặc biệt là có khả năng thăng tiến và thành đạt trên các cương vị công tác chuyên môn được giao.

Tập đoàn kinh tế – Nơi có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp

*Về triển vọng và cơ hội nghề nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp

Thực tế chứng minh rằng, vai trò của Giám đốc tài chính hoàn toàn khác với Kế toán trưởng; có rất nhiều nhiệm vụ của giám đốc tài chính mà kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, Giám đốc tài chính là một chức danh không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ, đối với những công ty có quy mô lớn, do các nghiệp vụ tài chính khá đa dạng, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên, nên các công ty này thường bổ nhiệm một Nhà quản trị tài chính chuyên trách được gọi là Giám đốc tài chính- CFO. Giám đốc tài chính là một thành viên trong Ban Giám đốc của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về quản lý tài chính của doanh nghiệp; cụ thể giám đốc tài chính sẽ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và điều hành các công việc của bộ phận kế toán và công việc của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Giám đốc tài chính giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc duy trì nền tảng tài chính vững mạnh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Giám đốc tài chính sẽ tham gia sâu vào việc hoạch định các chính sách và các chiến lược tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Ở thời điểm khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay, giữa những khó khăn tài chính ở cả môi trường kinh tế vĩ mô lẫn trong phạm vi doanh nghiệp, Giám đốc tài chính có vai trò quyết định trong chiến lược kiểm soát dòng tiền, quản trị rủi ro, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có chức danh Giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này và phần lớn các CFO đều chưa được đào tạo bài bản, ít được cập nhật thường xuyên kiến thức quản trị tài chính hiện đại. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các Giám đốc tài chính cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tại nhiều doanh nghiệp còn có sự nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc tài chính với chức danh Kế toán trưởng. Do đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp, nên trong cơ cấu bộ máy tổ chức của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không xác lập chức danh Giám đốc tài chính. Vai trò của Giám đốc tài chính được đặt lên vai của Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như: hàng tồn kho ứ đọng nhiều, nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp và mất cân đối dòng tiền… thì đã trở nên quá muộn. Ở góc độ doanh nghiệp, vai trò quan trọng của CFO ngày nay là không thể phủ nhận được, kể cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí, cho dù một doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến phá sản nếu không có một CFO làm tốt công tác quản trị tài chính.

  Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, với xu thế hội nhập kinh tế – tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới; cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã xác định phấn đấu đến năm 2021 cả nước sẽ có một triệu doanh nghiệp, cộng với với tinh thần quốc gia khởi nghiệp, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp ngày càng được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp; vậy nên nhu cầu nguồn nhân lực quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đây chính là cơ hội tiềm năng để các sinh viên chuyên ngành TCDN chẳng những không lo bị thất nghiệp mà còn có thêm cơ hội để tiếp cận với những đỉnh cao của một nghề nghiệp thuộc vào loại phức tạp nhất trong kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp giúp sinh viên được phát triển  một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng, về mức độ tự chủ và trách nhiệm. Sinh viên có kiến thức chuyên sâu, đồng bộ, có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo về công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp, có năng lực đánh giá tình hình tài chính và dự báo tài chính độc lập nhằm tư vấn cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Mặt khác, sinh viên có trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Đây là những tiền đề rất quan trọng cho sinh viên chuyên ngành tài chính doanh nghiệp vững bước trên con đường đi tới tương lai trong kỷ nguyên mới 4.0./.

                                                                  BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Số lượt đọc: 0

        2. Mục tiêu đào tạo đại trà chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp là đào tạo ra những Cử nhân có kiến thức cơ bản, toàn diện về Tài chính doanh nghiệp; biết ứng dụng một cách sáng tạo những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.

      3. Về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại trà chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn về Kiến thức chung và Kiến thức về ngành thì còn phải đáp ứng các yêu cầu sau đối với kiến thức của chuyên ngành:

3.1. Về kiến thức chuyên ngành

– Có kiến thức tổng hợp và toàn diện về tài chính doanh nghiệp, nắm vững các mối quan hệ tài chính phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hiểu biết về đặc điểm và tác dụng của các công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp.

– Nắm chắc kiến thức về các nội dung quản trị tài chính trong doanh nghiệp như quản trị đầu tư vốn, quản trị huy động vốn, quản trị phân phối lợi nhuận, quản trị rủi ro tài chính và lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

– Có kiến thức và khả năng nhận diện các yếu tố tác động đến tài chính doanh nghiệp, biết đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính cho doanh nghiệp.

– Có kiến thức và nắm vững các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính doanh nghiệp, về cơ chế giám sát tài chính doanh nghiệp, am hiểu pháp luật kinh tế – tài chính. Có khả năng tự cập nhật các kiến thức liên quan đến chế độ, chính sách trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

– Nắm vững kiến thức cơ bản về kế toán doanh nghiệp, thuế và quản lý thuế, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, thị trường tài chính, định giá tài sản, có kiến thức về kinh tế vĩ mô có tác động đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

3.2. Về công việc có thể đảm nhận và thực hiện sau khi được trang bị kiến thức chuyên ngành

– Biết lập và thẩm định tài chính các dự án đầu tư cho doanh nghiệp.

– Biết đánh giá và lựa chọn phương án huy động vốn, phương án phân phối lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Biết phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp.

– Biết lập kế hoạch tài chính và xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp;

– Có khả năng nhận diện rủi ro, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thiết lập hệ thống quản trị rủi ro tài chính, quản trị dòng tiền, có kiến thức về hoạt động định giá doanh nghiệp, mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

– Có khả năng tổ chức bộ máy quản trị tài chính của doanh nghiệp, tổ chức quy trình đánh giá và lựa chọn các chính sách tài chính của doanh nghiệp.

3.3. Về những kỹ năng được trang bị

3.3.1. Kỹ năng nghề nghiệp

– Có khả năng nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn để đánh giá và lựa chọn các quyết định tài chính của doanh nghiệp.

– Có tư duy logic, có kỹ năng trình bày, phản biện các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

– Có kỹ năng tổ chức triển khai công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, kỹ năng tổ chức làm việc nhóm khi hoạch định chính sách tài chính doanh nghiệp.

– Có kỹ năng cơ bản và thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp của chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp như: Kỹ năng đọc báo cáo tài chính, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; phát hiện ra những hạn chế trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Kỹ năng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kỹ năng hoạch định chính sách tài chính, kỹ năng dự báo tài chính, kỹ năng chuẩn bị báo cáo quản trị tài chính doanh nghiệp. 

– Biết cách sử dụng các phương tiện và phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính, hoạch định chính sách tài chính cho doanh nghiệp.

3.3.2. Kỹ năng sử dụng các công cụ

Về Ngoại ngữ: Sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, có khả năng khai thác và sử dụng các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh.

– Về tin học: Sử dụng thành thạo tin học cơ bản và các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.

        4. Về nội dung đào tạo chương trình đại trà chuyên ngành TCDN

Để đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cần thiết cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, ngoài phần kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì được trang bị thêm hai khối kiến thức: Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.

– Về khối kiến thức cơ sở ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học chủ yếu như: Nguyên lý kế toán, Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Tin học ứng dụng, Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc tế, Quản trị ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán, Định giá tài sản, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Quản trị kinh doanh, Thống kế doanh nghiệp, Quản lý dự án, Kiểm toán, Kinh tế lượng…

– Về khối kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học về chuyên ngành là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thực hành, Phân tích tài chính doanh nghiệp…

– Chương trình đào tạo chi tiết như sau:

I. PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG: 46 Tín chỉ

TT

Mã môn học (HP)

CÁC HỌC PHẦN

Số tín chỉ

Ghi chú

Phần bắt buộc

38

1

MLP001111

Triết học Mác- Lê nin

4

2

PEC002111

Kinh tế chính trị (hp 1)

3

3

PEC003111

Kinh tế chính trị (hp 2)

3

4

SSO004111

Chủ nghĩa Xã hội khoa học

3

5

VPH005111

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

3

6

HVE006111

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3

7

BFL007111

Ngoại ngữ cơ bản 1

3

8

BFL008111

Ngoại ngữ cơ bản 2

4

9

AMA009111

Toán cao cấp (hp 1)

2

10

AMA010111

Toán cao cấp (hp 2)

2

11

PAS011111

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

3

12

GLA012111

Pháp luật đại cương

2

13

GCO013111

Tin học đại cương

3

Phần tự chọn (8 Tín chỉ)

8

14

ETH014011

Lịch sử các Học thuyết kinh tế

2

15

SOC015011

Xã hội học

2

16

PAM016011

Quản lý hành chính công

2

17

EEC017011

Kinh tế môi trường

2

18

DEC018011

Kinh tế phát triển

2

19

IEC019011

Kinh tế quốc tế

2

II. PHẦN KIẾN THỨC GDTC & GDQP: 12 tín chỉ          

20

AED020111

Giáo dục thể chất (150 tiết)

4

21

MED021111

Giáo dục quốc phòng (165 tiết)

8

III. PHẦN KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP

3.1.Kiến thức cơ sở khối ngành: 6 Tín chỉ

22

MAE022111

Kinh tế vĩ mô

3

23

MIE023111

Kinh tế vi mô

3

3.2.Kiến thức cơ sở ngành: 24 Tín chỉ

24

ELA024111

Pháp luật kinh tế

3

25

QEC025111

Kinh tế lượng

3

26

SPR026111

Nguyên lý thống kê

3

27

APR027111

Nguyên lý kế toán

3

28

FAM028111

Tài chính tiền tệ

4

29

ACO029111

Tin học ứng dụng

2

30

SFL030111

Ngoại ngữ chuyên ngành 1

3

31

SFL031111

Ngoại ngữ chuyên ngành 2

3

3.3.Kiến thức ngành: 17 Tín chỉ

32

BMA032111

Quản trị kinh doanh

2

33

IFI033111

Tài chính quốc tế

3

34

AVA034111

Định giá tài sản

2

35

CBM035111

Quản trị ngân hàng thương mại

2

36

SMI036111

Thị trường chứng khoán và đầu tư chứng khoán

2

37

TAX037111

Thuế

2

38

PFM038111

Quản lý tài chính công

2

39

CST039111

Thống kê doanh nghiệp

2

3.4.Kiến thức chuyên ngành (CN): 14 Tín chỉ

Phần bắt buộc

12

40

CFI040111

Tài chính doanh nghiệp 1

3

41

CFI041111

Tài chính doanh nghiệp 2

2

42

CFI042111

Tài chính doanh nghiệp 3

2

43

CFI043111

Tài chính doanh nghiệp 4

2

44

CFA044111

Phân tích tài chính doanh nghiệp

3

Phần tự chọn (2 Tín chỉ)

2

45

IFM045111

Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

2

46

ICM046111

Quản trị tín dụng quốc tế và nợ nước ngoài

2

3.5.Kiến thức bổ trợ: 12 Tín chỉ

Phần bắt buộc

8

47

FAC047111

Kế toán tài chính 1

3

48

FAC048111

Kế toán tài chính 2

2

49

MAC049111

Kế toán quản trị

3

Phần tự chọn (4 Tín chỉ)

4

50

MMO050011

Mô hình toán kinh tế

2

51

SBU051011

Kinh doanh chứng khoán

2

52

ABU052011

Kinh doanh bất động sản

2

53

FAC053011

Kế toán tài chính 5

2

54

MAR054011

Marketing

2

55

PMA055011

Quản lý dự án

2

56

GAU056011

Kiểm toán căn bản

2

57

PRE057011

Quan hệ công chúng

2

58

ECF058011

Tài chính doanh nghiệp (giảng bằng tiếng Anh)

2

    IV.  THỰC TẬP CUỐI KHOÁ, KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP: 10 Tín chỉ

59

SPR059111

Thực tập cuối khoá

4

60

THE060111

Luận văn tốt nghiệp

6

Tổng cộng toàn khoá: 141 tín chỉ

(Trong đó: 129 tín chỉ học chuyên môn, 12 tín chỉ GDTC và GDQP).

         5. Về vị trí công tác sau khi tốt nghiệp ra trường

Tính đến nay (2018), Học viện Tài chính đã có 55 năm đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp với hàng vạn sinh viên đã tốt nghiệp các hệ đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Nhiều cựu sinh viên của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp hiện đang đảm nhiệm các vị trí then chốt ở các Cơ quan quản lý nhà nước,  các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty và các doanh nghiệp. Nhiều người đang giữ các trọng trách như: Bộ trưởng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho Bạc nhà nước, Cục Trưởng Cục Thuế, Tổng giám đốc hoặc Kế toán Trưởng các Tổng công ty (xem phụ lục 1). Sinh viên được đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường có khả năng lựa chọn nơi làm việc là rất rộng lớn, cụ thể có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công tác khác nhau như sau:

Làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước, như: Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Tài chính doanh nghiệp; Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Sở Tài chính, Cục Thuế và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các quận – huyện; các Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. thuộc các Bộ, Ban, Ngành; v.v.

– Làm việc tại khu vực các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Làm chuyên viên Ban Tài chính – Kế toán; Ban đầu tư; Ban kiểm soát của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty; Phòng Tài chính – Kế toán của các công ty, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

– Làm việc tại các doanh nghiệp tài chính như: Các Ngân hàng thương mại; Công ty Bảo hiểm; Công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư; Công ty Tài chính; Công ty Kiểm toán; Công ty Thẩm định giá; Sở Giao dịch chứng khoán,.. đảm nhận các công việc như: Thẩm định tài chính dự án đầu tư hoặc cho vay vốn; quản trị rủi ro của các hoạt động và dự án đầu tư của doanh nghiệp; triển khai các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính ở các tổ chức tài chính-tín dụng và ngân hàng; trở thành các nhà môi giới đầu tư trên thị trường chứng khoán; các chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán v.v.

Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như:  Làm Giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng; làm Nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Kinh tế  – Tài chính – Ngân hàng nói chung và Tài chính doanh nghiệp nói riêng.

6. Về triển vọng và cơ hội nghề nghiệp

          Thực tế chứng minh rằng, vai trò của Giám đốc tài chính hoàn toàn khác với Kế toán trưởng; có rất nhiều nhiệm vụ của Giám đốc tài chính mà Kế toán trưởng không thể thực hiện được. Ở các nước phát triển, Giám đốc tài chính là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính ngày càng mạnh mẽ, đối với những công ty có quy mô lớn, do các nghiệp vụ tài chính khá đa dạng, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính diễn ra thường xuyên, nên các công ty này thường bổ nhiệm một Nhà quản trị tài chính chuyên trách được gọi là Giám đốc tài chính- CFO để tổ chức, chỉ đạo và điều hành các công việc của bộ phận kế toán và công việc của bộ phận tài chính trong doanh nghiệp. Giám đốc tài chính sẽ tham gia sâu vào việc hoạch định các chính sách và các chiến lược tài chính, đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc tài chính là một thành viên trong Ban giám đốc của công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề về quản lý tài chính của doanh nghiệp.

          Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có rất ít doanh nghiệp có chức danh Giám đốc tài chính theo đúng nghĩa khoa học của vị trí này và phần lớn các CFO đều chưa được đào tạo bài bản, ít được cập nhật thường xuyên kiến thức quản trị tài chính hiện đại. Mặt khác, thị trường tài chính ở nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, nên các Giám đốc tài chính cũng chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng của mình. Tại nhiều doanh nghiệp còn có sự nhầm lẫn giữa chức danh Giám đốc tài chính với chức danh Kế toán trưởng. Do đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp, nên trong cơ cấu bộ máy tổ chức của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không xác lập chức danh Giám đốc tài chính. Vai trò của Giám đốc tài chính được đặt lên vai của Giám đốc và Kế toán trưởng của doanh nghiệp. Tình trạng thiếu Giám đốc tài chính đồng nghĩa với việc thiếu một cán bộ quản lý tài chính chuyên nghiệp nhằm thường xuyên đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Trong nhiều trường hợp, Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị hoàn toàn không nắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi phát hiện ra những dấu hiệu xấu như nợ khó đòi tăng lên quá mức cho phép, nợ phải trả cộng dồn quá cao, hiệu quả kinh doanh thấp… thì đã trở nên quá muộn.

          Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, với xu thế hội nhập kinh tế – tài chính ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới; cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các Tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng, công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài vào Việt Nam, vai trò của giám đốc tài chính doanh nghiệp đang dần được khẳng định và coi trọng đúng mức trong bộ máy quản trị doanh nghiệp; vậy nên nhu cầu nguồn nhân lực quản trị tài chính doanh nghiệp hiện nay là rất lớn. Đây chính là cơ hội tiềm năng, để các sinh viên chuyên ngành TCDN chẳng những không lo bị thất nghiệp, mà còn có thêm cơ hội để tiếp cận với những đỉnh cao của một nghề nghiệp thuộc vào loại phức tạp nhất trong kỹ năng quản trị doanh nghiệp.

          Đối với sinh viên chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp do Học viện Tài chính đào tạo trong 55 năm qua, theo thống kê sơ bộ của Khoa TCDN, tính đến nay số sinh viên của chuyên ngành TCDN hiện đang công tác rải đều khắp tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, đặc biệt là có khả năng thăng tiến và thành đạt trên các cương vị công tác chuyên môn được giao. Để minh chứng cho điều đó, dưới đây là danh sách một số cựu sinh viên tiêu biểu và thành đạt của chuyên ngành đào tạo Tài chính doanh nghiệp- Học viện Tài chính.

                                                              BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính

RCV, Hoc, Vien, Hanh, Chinh, 2009

Ngoài những thông tin về chủ đề Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Tài Chính Doanh Nghiệp Học Viện Tài Chính trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button