Thích Ứng Là Gì – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Thích Ứng Là Gì đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Thích Ứng Là Gì trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Mục lục
- 1 Tiếng Việt
- 1.1 Cách phát âm
- 1.2 Động từ
- 1.2.1 Dịch
- 1.3 Tham khảo
Tiếng Việt[sửa]
Cách phát âm[sửa]
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
tʰïk˧˥ ɨŋ˧˥ | tʰḭ̈t˩˧ ɨ̰ŋ˩˧ | tʰɨt˧˥ ɨŋ˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
tʰïk˩˩ ɨŋ˩˩ | tʰḭ̈k˩˧ ɨ̰ŋ˩˧ |
Động từ[sửa]
thích ứng
- Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới.
- Lối làm việc thích ứng với tình hình mới.
- Phương pháp thích ứng để giáo dục trẻ em.
- (Id.) . Như thích nghi.
Dịch[sửa]
Tham khảo[sửa]
- “thích ứng“. Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
Lấy từ “/w/index.php?title=thích_ứng&oldid=1929582”
Thể loại:
- Mục từ tiếng Việt
- Mục từ tiếng Việt có cách phát âm IPA
- Động từ
- Động từ tiếng Việt
Khả năng thích ứng là gì?
Khả năng thích ứng là một trong những kỹ năng mềm giúp con người có thể thích ứng và hòa nhập một cách nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh để đạt được mục tiêu đề ra. Những người sở hữu kỹ năng thích ứng là đều là những người linh hoạt và có khả năng dễ dàng triển khai công việc ở nhiều môi trường khác nhau.
Khả năng thích ứng là gì?
Ví dụ trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp, những người sở hữu kỹ năng thích ứng đều là những ứng cử viên được doanh nghiệp săn đón. Bởi họ có thể làm việc trong môi trường thường xuyên thay đổi kể cả mọi thứ diễn ra không đúng theo kế hoạch đề ra.
Đặc biệt khả năng thích ứng còn được vận dụng trong kỹ năng chăm sóc khách hàng, để bạn có thể ứng biến linh hoạt và xử lý tình huống nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ gia tăng tỷ lệ khách hàng trung thành với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo: Kỹ năng chăm sóc khách hàng mà mọi nhân viên tư vấn nhất định phải biết
Giá trị mà khả năng thích ứng mang lại trong công việc
Đối với bất kể một công việc hay môi trường nào, sở hữu kỹ năng thích ứng sẽ mang đến những giá trị sau đây.
Sẵn sàng thử nghiệm cái mới
Những người sở hữu kỹ năng thích ứng là những người không ngại thử thách, họ đương đầu với cái mới giống như đó là chuyện thường ngày và họ không bao giờ bị phụ thuộc, trói buộc trong một hệ thống tư tưởng nào đó khi mà chính sách hay quy trình làm việc đã lỗi thời, cũ kỹ. Họ hiểu và chấp nhận những vấn đề xảy ra khi không tuân theo kế hoạch mà không hề nao núng.
Khả năng giải quyết những chỉ trích nhanh chóng
Đối với những người có kỹ năng thích ứng, việc tiếp nhận những chỉ trích trong cuộc sống, công việc đối với họ là điều quá bình thường. Thay vì giống như những người bình thường bị xuống tinh thần khi bị sếp, khách hàng khiển trách thì những cá nhân này lại luôn giữ được thái độ bình tĩnh.
Họ hiểu rằng việc bị sếp la mắng là do mình chưa làm tốt và sếp đang có ý muốn mình nhận ra sai lầm để hoàn thiện công việc một cách tốt hơn. Thái độ nghiêm túc, chuyên nghiệp và một tư duy đúng đắn của những con người này là những điều quan trọng để họ có thể phát triển tốt hơn trong sự nghiệp của mình.
Luôn tìm tòi và học hỏi kiến thức mới
Đối với những người có kỹ năng thích ứng, họ hiểu rằng việc cập nhật thông tin là vô cùng quan trọng. Dù bận rộn công việc đến đâu, họ vẫn luôn dành thời gian để trau dồi kiến thức chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước hay đơn giản là cập nhật kiến thức mới về ngành, kỹ năng mới… Không những vậy, có một số người còn dành thời gian nghỉ ngơi cuối tuần của mình để học thêm một ngành nghề mới để phục vụ cho nhu cầu phát triển sự nghiệp trong cuộc sống.
Luôn tìm tòi và học hỏi kiến thức mới
Kỹ năng làm việc nhóm
Trong một môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay thì làm việc nhóm là điều cần thiết giúp phát triển đội ngũ nhân sự hiệu quả. Các cá nhân sở hữu kỹ năng thích ứng sẽ luôn là người “đa di năng” và linh hoạt trong các nhiệm vụ mà nhà lãnh đạo giao phó. Bởi họ có khả năng kiêm nhiều vị trí, tiên phong trong việc khai phá ý tưởng mới và gắn kết mọi người lại với nhau.
Đây chính là một trong những kỹ năng quản lý công việc cần phải có để giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và chia sẻ khối lượng công việc hợp lý với đồng nghiệp. Ngoài ra để sắp xếp và phân bổ công việc tối ưu. bạn cũng cần nắm vững các kỹ năng khác, xem thêm tại đây: 7 kỹ năng quản lý công việc cần trang bị để đạt hiệu quả cao
Có cơ hội trở thành lãnh đạo
Những người sở hữu kỹ năng thích ứng với sự thay đổi đều là những ứng viên tiềm năng cho các vị trí quản lý và nhà lãnh đạo trong công ty. Họ là người có chuyên môn cao, khả năng làm việc nhanh chóng, hiệu quả và được sự tin tưởng của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Đặc biệt, khi một vấn đề bất ngờ xảy đến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, họ là những người dám đứng ra đương đầu, nắm bắt tình hình và đưa ra các quyết định có lợi và giảm thiểu tối đa thiệt hại của tổ chức.
Khả năng ứng phó với nghịch cảnh
Những trường hợp xấu xảy ra trong công việc và cuộc sống không thể tác động đến tâm lý của những người sở hữu kỹ năng thích ứng. Đối với mặt những nghịch cảnh, họ luôn có một tâm lý thoải mái, tự tin và thoải mái, không gặp phải trường hợp thất vọng khi mọi thứ trở nên xấu đi. Ở mặt ý nghĩa nào đó, họ là những con người kiên cường, mạnh mẽ trong cuộc sống.
Cách để rèn luyện khả năng thích ứng hoàn hảo
Có thể thấy việc sở hữu kỹ năng thích ứng mang lại rất nhiều giá trị cho công việc và cuộc sống của những người biết nắm bắt nó. Vậy một câu hỏi đặt ra là làm cách nào để có thể sở hữu và rèn luyện kỹ năng thích ứng hoàn hảo? Hãy cùng xem câu trả lời cho vấn đề này với những phương pháp sau đây.
Cách để rèn luyện khả năng thích ứng hoàn hảo
Không ngại thử thách cái mới
Hầu hết chúng ta đều sống trong vùng an toàn của bản thân mỗi ngày và không bao giờ muốn đi quá giới hạn của nó. Việc này vô hình giúp hạn chế khả năng thay đổi, thích nghi cũng như học hỏi những cái mới trong công việc và cuộc sống. Điều mà bạncần làm đó chính là bước ra khỏi ranh giới an toàn đó và thử nghiệm những phương thức mới, chấp nhận đối mặt với thử thách là cách để trau dồi thêm kỹ năng thích ứng nhanh và hiệu quả nhất.
Tập trung vào công việc
Khi tiếp nhận một công việc từ nhà lãnh đạo, bạn cần phải phân tích, suy nghĩ làm cách nào để hoàn thành tốt công việc được giao mà không để xảy ra thất bại và bài học từ nó. Những suy nghĩ này sẽ giúp bạn có một thái độ làm việc tích cực hơn và coi như các thử thách là cơ hội để mình trau dồi kinh nghiệm, kiến thức để chứng tỏ bản lĩnh với các nhà quản lý.
Đưa ra mục tiêu phù hợp
Việc đặt ra các mục tiêu phù hợp, vừa sức sẽ giúp bạn không bao giờ gặp phải tình trạng hoang mang, mất động lực khi thực hiện công việc. Đặc biệt, khi đặt mục tiêu cho chính bản thân mình, bạn cũng cần thay đổi suy nghĩ đừng chỉ tập trung vào sự cầu toàn, điều này khiến cho suy nghĩ trở nên cứng nhắc và dần dần ngại thay đổi.
Trên đây là toàn bộ kiến thức về kỹ năng thích ứng được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm thế nào để sở hữu cũng như rèn luyện kỹ năng thích ứng sự thay đổi hiệu quả. Qua đó bạn đã có thêm kiến thức cho mình để áp dụng và nâng cao chất lượng trong công việc và cuộc sống.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Bắt chước
1. Kỹ năng thích ứng là gì?
Kỹ năng thích ứng (adaptive skills) đề cập đến các kỹ năng và hành vi giúp một người có thể hòa hợp trong môi trường (đặc biệt là môi trường mới) và thích nghi, vượt qua những thách thức của công việc, cuộc sống. Ví dụ, các kỹ năng như bắt chuyện với người lạ, trẻ bắt đầu đi học hoặc luôn đúng giờ trong các buổi hẹn, hòa đồng với những người khác,… đều là biểu hiện của kỹ năng thích ứng.
2. Vai trò của kỹ năng thích ứng với công việc
Có kỹ năng thích ứng là yêu cầu bắt buộc với tất cả chúng ta, ngay từ khi còn nhỏ. Làm sao để đi lớp mẫu giáo, chuyển cấp, kết thân với bạn bè, giao tiếp với họ hàng,… Sau đó, khi đi làm, kỹ năng thích ứng sẽ giúp bạn hòa hợp với môi trường công việc, quen với đồng nghiệp và phong cách làm việc của từng công ty, từng bộ phận,…
Kỹ năng thích ứng trong công việc sở dĩ quan trọng và cần thiết là vì nó giúp:
– Nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với nhiệm vụ công việc và đồng nghiệp, quản lý.
– Tăng khả năng tiếp nhận, xử lý tình huống và giải quyết vấn đề phát sinh khi cần.
– Hòa đồng, được những người xung quanh quý mến, hỗ trợ.
– Phát triển kỹ năng giao tiếp, tương tác và làm việc nhóm (teamwork).
– Vượt qua áp lực công việc và các mối quan hệ.
– Thích ứng giúp bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp cho nhiều thách thức, từ đó đạt được thành tích, thành tựu ấn tượng.
– Thúc đẩy phát triển bản thân, thăng tiến sự nghiệp.
3. Cách rèn luyện kỹ năng thích ứng
Trong quan điểm của nhiều người, có một số nhóm tính cách được cho là thích ứng nhanh hơn, tốt hơn những người có nhóm tính cách khác. Ví dụ, nhóm tính cách quá hướng nội và hay ngại ngùng có thể vô cùng áp lực khi phải thay đổi công việc, môi trường làm việc (hoặc một số nhóm tính cách quá cá tính, khác biệt sẽ khó thích ứng khi phải hợp tác với người khác).
Rõ ràng, bạn có thể có tính cách không mấy hòa đồng hoặc không biết cách làm sao để kết giao, trò chuyện, hợp tác cùng người khác nhưng bạn có thể học. Rèn luyện qua thực tế, thay đổi từ tư duy sẽ giúp bạn hình thành và thành thạo kỹ năng thích ứng.
3.1. Hiểu rằng thích ứng là bắt buộc
Trước khi “ép” mình thích ứng với những sự thay đổi, có lẽ quan trọng nhất vẫn là bạn tự nhận thức được rằng dù là bản thân bạn hay bất cứ ai khác cũng đều phải thích ứng để học, để làm việc và tương tác với xung quanh. Bằng cách hiểu rằng mình không còn cách nào khác ngoài thích nghi với những thay đổi, bạn sẽ sẵn sàng hơn với những áp lực, thử thách mới.
3.2. Xin phản hồi (feedback) từ sếp, đồng nghiệp
Vì quản lý và đồng nghiệp của bạn làm việc với bạn hàng ngày, họ nhận thức rõ hơn về hành vi, cách ứng xử và làm việc tại văn phòng. Những phản hồi của họ có thể sẽ có giá trị, giúp bạn biết được rằng mình đã làm tốt gì và còn chưa tốt điều gì. Tất cả bạn phải làm là đề nghị, hỏi về việc những người xung quanh cảm thấy ra sao về bạn.
Việc đặt câu hỏi không chỉ thể hiện sự sẵn sàng cải thiện của bạn mà còn có thể nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng có thể giúp bạn cải thiện. Thông thường, chúng ta thường gặp khó khi mới bắt đầu, và sẽ trở nên thoải mái hơn, hòa nhập hơn với môi trường khi đã có thời gian hợp tác, điều chỉnh.
3.3. Thúc đẩy, thử thách bản thân
Thử thách bản thân đồng nghĩa với việc đặt câu hỏi về kỹ năng thích ứng của mình. Bạn cảm thấy thế nào khi giao tiếp, teamwork với đồng nghiệp? Bạn có áp lực khi được sếp yêu cầu phát biểu trong cuộc họp? Bạn có cảm thấy thoải mái và có động lực khi đi làm?
Đánh giá khách quan về bản thân, sau đó tìm cách cải thiện là một cách để bạn rèn luyện kỹ năng thích ứng. Bạn cũng có thể thử thách bản thân bằng cách chấp nhận thử thách ở nơi làm việc, chẳng hạn như sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới mà bạn không quen thuộc, đề xuất giải pháp bạn nghĩ ra, sôi nổi hơn trong cuộc họp,…
3.4. Thử sức trong các vai trò lãnh đạo, quản lý khi có cơ hội
Trao đổi, đề xuất với người quản lý của bạn về bất kỳ cơ hội lãnh đạo nào mà họ có thể cân nhắc khi bạn làm tốt. Ngay cả khi không có bất kỳ sự thăng tiến nào, bạn vẫn có thể chủ động là người dẫn dắt đồng nghiệp trong một dự án hoặc phụ trách một quy trình và tất cả các khóa đào tạo liên quan đến việc triển khai nó cho phần còn lại của công ty.
Vai trò lãnh đạo sẽ giúp bạn cải thiện nhiều kỹ năng thích ứng của mình. Nếu bạn dẫn dắt người khác, bạn có thể phát huy khả năng giao tiếp, cởi mở và đồng cảm. Nếu bạn phụ trách một dự án độc lập, bạn có thể làm việc dựa trên quyết tâm, lập ngân sách và tư duy chiến lược của mình. Nhờ đó, bạn sẽ trở nên tích cực hơn, có khả năng chịu trách nhiệm và nhanh thích nghi với hầu hết các nhiệm vụ, dù có khó hay phức tạp.
3.5. Duy trì thái độ tích cực
Khi bạn tích cực, bạn có nhiều khả năng cải thiện được kỹ năng thích ứng cũng như các kỹ năng khác. Bạn có thể nỗ lực hết mình để chứng tỏ khả năng của mình với bản thân và những người xung quanh. Hãy nghiêm túc suy nghĩ về vai trò, ảnh hưởng của bạn đối với cả nhóm và tại công ty, sau đó tìm ra động lực để tạo ra sự khác biệt tích cực tại nơi làm việc.
3.6. Lắng nghe và quan sát, học hỏi từ người xung quanh
Người xưa có câu “đi với Bụt mặc áo da, đi với ma mặc áo giấy”, khả năng thích ứng là điều kiện tiên quyết để bạn trở thành một phần của một tập thể. Lắng nghe điều mọi người nói, quan sát cách mọi người làm việc và tương tác, giao tiếp với nhau sẽ giúp bạn có cơ sở để điều chỉnh cách giao tiếp và hành vi tại nơi làm việc.
Không nhất thiết phải cố thay đổi để trở thành người khác nhưng nếu bạn làm việc trong một môi trường mà mọi người đều im lặng khi làm việc và sôi nổi vào giờ nghỉ, hãy tuân thủ – thay vì bạn thường xuyên hỏi trong giờ làm và im lặng khi mọi người trò chuyện. Chủ động quan sát và học hỏi từ những chi tiết nhỏ sẽ cực kỳ có ích để bạn thích ứng tốt hơn.
3.7. Quan tâm tới cảm xúc của bản thân
Thích ứng không phải kỹ năng mà ai cũng giỏi, và bạn có thể thực sự làm tốt việc thích ứng với công việc, môi trường, thay đổi,… điều đó không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Thời gian để thích nghi của mỗi người khác nhau, do đó, bạn không nhất thiết phải gây áp lực quá lớn cho bản thân. Tự cho mình và đồng nghiệp, quản lý thời gian để hiểu hơn về nhau, sau đó sự hòa hợp (hoặc không) sẽ đến.
Nếu liên tục ép mình, bạn sẽ có xu hướng đánh mất “bản sắc” cá nhân và càng áp lực hơn. Quan tâm hơn tới những gì bạn cảm nhận, một khi bạn nhận thức rõ cảm xúc của mình, bạn cũng có thể tinh tế và khéo léo hơn khi quan sát để thích nghi với môi trường và mọi người xung quanh.
Kỹ năng thích nghi là gì?
Kỹ năng thích nghi là khả năng làm quen với môi trường mới, đối phó với những tình huống khó khăn và thay đổi xảy ra trong cuộc sống và công việc. Người biết thích nghi có khả năng đánh giá, điều chỉnh kế hoạch, tìm ra giải pháp và linh hoạt vượt qua các rào cản hiện hữu. Ngoài ra, kỹ năng ứng biến cũng bao gồm khả năng quản lý cảm xúc và thích ứng khi phải đối mặt với những tình huống gây ra áp lực.
Ví dụ của khả năng thích nghi có thể kể đến:
- Tìm ra cách thực hiện, giải pháp cho dự án có tính chất mới lạ, không quen thuộc với công việc thường ngày
- Nhanh chóng làm quen với môi trường làm việc, môi trường học tập hoặc cuộc sống mới
- Học cách sử dụng ngôn ngữ mới, giao tiếp hiệu quả khi đi du học
- Thích nghi với công nghệ mới, phương tiện, ứng dụng làm việc mới
- Đối mặt với sự thay đổi trong chính sách công ty thay vì cáu giận, kêu ca, v.v.
Đọc thêm: Kiên Nhẫn Là Gì? Học Cách Kiên Nhẫn Để Đưa Sự Nghiệp Đến Tầm Cao Mới
Vai trò của khả năng thích nghi với sự thay đổi
Trong thế đại đầy mơ hồ và thay đổi liên tục (VUCA), kỹ năng thích nghi đang trở thành yếu tố quan trọng để một người có thể tồn tại và phát triển thật thành công về cả mặt sự nghiệp và cá nhân. Có được kỹ năng thích nghi sẽ giúp bạn sở hữu lợi thế cạnh tranh, vượt qua các thách thức và tạo ra cơ hội mới.
Lý do là bởi:
Đối mặt với sự biến đổi
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và không có sự chắc chắn. Từ những thay đổi trong công việc đến môi trường sống và những mối quan hệ xung quanh, khả năng thích nghi giúp chúng ta đối mặt với sự thay đổi một cách linh hoạt và tìm ra cách tận dụng những cơ hội mới.
Đó cũng là lý do mà trí tuệ AQ đang ngày càng được coi trọng, nhất là sau sự kiện Covid-19 với ảnh hưởng tiêu cực mang quy mô toàn cầu.
Đọc thêm: Các Chỉ Số IQ EQ AQ – Tìm Hiểu “Big3” Quyết Định Thành Công Của Bạn
Giải quyết vấn đề tốt hơn
Khi khả năng thích ứng không được tốt, bạn sẽ dễ bị lúng túng, loay hoay khi gặp phải những điều lạ, không quen thuộc. Nếu bạn biết thích nghi, điều đó cũng có nghĩa là bạn biết cân bằng cảm xúc của mình, từ đó bình tĩnh và xem xét tình hình một cách khách quan và đa chiều.
Mọi vấn đề hay sự kiện bất ngờ xảy ra cũng sẽ được giải quyết êm đẹp nếu bạn sở hữu kỹ năng này.
Trau dồi sự linh hoạt
Kỹ năng thích nghi giúp chúng ta trở nên linh hoạt và sẵn sàng thay đổi. Đây là yếu tố quan trọng vì công việc và cuộc sống thường ngày đều có những thay đổi bất ngờ mà chúng ta cần sẵn sàng để thích ứng thật nhanh chóng.
Kỹ năng thích ứng là gì?
Khả năng thích ứng tại nơi làm việc có nghĩa là khả năng linh hoạt và có thể thay đổi để đạt được mục tiêu. Khả năng thích ứng là một kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm khi tuyển dụng ứng viên. Nhân viên (đặc biệt là trò quản lý) thường phải giải quyết các tình huống bất thường khi không có hướng dẫn hay quy trình rõ ràng. Họ phải học cách dựa vào phán đoán của chính mình (thêm một chút sự tự tin) để đưa ra những quyết định trong thời khắc khó khăn.
Nếu bạn cảm thấy mình là người có khả năng học hỏi tốt, đó là biểu hiện của kỹ năng thích ứng. Bạn hãy nuôi dưỡng kỹ năng của mình bằng cách học hỏi những điều mới mẻ và thử thách khả năng giải quyết vấn đề của mình trong các tình huống khác nhau.
Các loại kỹ năng thích ứng
Là một loại kỹ năng mềm, kỹ năng thích ứng đòi hỏi một số kỹ thuật khác để có thể áp dụng thành công vào thực tế. Ví dụ, bạn cần phải có khả năng học hỏi nhanh và ứng dụng kiến thức vào thực tế. Ngoài ra, bạn cũng cần khả năng nhớ lại những gì bạn đã tiếp thu, để từ đó đưa đánh giá và quyết định phù hợp.
Sau đây là các dạng kỹ năng thích ứng
Học hỏi
Những người có kỹ năng thích ứng không bao giờ nản lòng trước thất bại—họ sẵn sàng đón nhận cả sự thay đổi tích cực và tiêu cực. Đối với họ, thất bại chỉ là một phần của quá trình học hỏi. Những nhà quản lý giỏi luôn học hỏi và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, miễn là điều đó đồng nghĩa việc bạn có thể phát triển bản thân và nghề nghiệp. Các kỹ thuật bạn cần rèn luyện để phát triển khả năng học hỏi gồm:
- Khả năng hợp tác
- Tư duy phản biện
- Khả năng nghiên cứu
- Tự cải tiến liên tục
- Chú ý đến các chi tiết
- Quan sát
- Hồi tưởng
Kiên trì
Những người thích nghi tốt hiếm khi cảm thấy áp lực đến mức từ bỏ. Mọi thử thách đối với họ đều thú vị và họ luôn tận tâm với công việc, đồng nghĩa với việc họ sẽ có khả năng vượt qua những tình huống khó khăn tốt hơn người khác. Tương tự, họ cũng có thể giữ thái độ tích cực và động viên các thành viên khác trong nhóm trong các thời điểm khó. Các kỹ năng tiêu biểu cho tính kiên trì bao gồm:
- Khả năng phục hồi tâm lý
- Suy nghĩ tích cực
- Khả năng chịu đựng căng thẳng
- Duy trì động lực
- Quản lý ky vọng
Giải quyết vấn đề
Mục tiêu rõ ràng nhưng con đường đạt được thì luôn khó khăn hơn. Đặc biệt với các mô hình kinh doanh “truyền thống” thì việc xuất hiện nhiều biến số là điều không tránh khỏi. Đó là nơi khả năng thích ứng là một “tài sản” thực sự. Một người có khả năng thích ứng sẽ tìm được các giải pháp hay kỹ thuật mới mà đồng nghiệp của họ chưa xem xét tới. Một người như vậy thường sẽ “tháo vát” và biểu hiện những kỹ năng sau:
- Nhìn ra quy tắc trong các sự kiện ngẫu nhiên
- Sáng tạo
- Đổi mới
- Giải quyết vấn đề
- Lập ngân sách
- Đưa ra sáng kiến
Tò mò
Người thích nghi tốt thường bị “quyến rũ” bởi những thứ mới lạ khiến họ tò mò. Những người này thích việc tìm hiểu, điều tra các sự việc mới lạ, đặt ra các câu hỏi mang tính xây dựng và đưa ra các ý tưởng mới mẻ. Tính tò mò thường được biểu hiện ở:
- Cởi mở
- Thích điều tra
- Lắng nghe tích cực
- Giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ
- Thích sự đa dạng
Nguồn tham khảo