Cao đẳngĐại họcĐào tạo liên thôngThông tin tuyển sinh

Trường Đại Học Ufm – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng

Trường Đại Học Ufm đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Trường Đại Học Ufm trong bài viết này nhé!

Một số thông tin dưới đây về Trường Đại Học Ufm:

1. Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Mã ngành: 7340120

Kinh doanh quốc tế (International Business) là một lĩnh vực mang tính toàn cầu, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh doanh và giao dịch được thực hiện giữa hai hoặc nhiều quốc gia với nhau nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.

Ngành Kinh doanh quốc tế là ngành đào tạo các kiến thức và kỹ năng về kinh doanh quốc tế như kiến thức về chiến lược kinh doanh đa quốc gia, chiến lược kinh doanh toàn cầu. 

Hiện nay, vẫn còn nhiều bạn chưa phân biệt được Kinh doanh quốc tế với Kinh tế quốc tế và Kinh tế đối ngoại. Đây là 3 ngành học hoàn toàn khác nhau và mỗi ngành hướng đến một mục tiêu đào tạo riêng. Cụ thể:

– Đầu tiên, chúng ta sẽ phân biệt Kinh doanh quốc tế với Kinh tế quốc tế. Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn hai ngành này với nhau bởi họ không phân biệt được sự khác nhau giữa kinh doanh và kinh tế. Trong khi “kinh tế” là một phạm trù khoa học và mang tính vĩ mô thì “kinh doanh” là một hoạt động thiết thực của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích đạt lợi nhuận. Do đó, khi học ngành Kinh doanh quốc tế, người học sẽ được đào tạo về quản trị kinh doanh nói chung và chuyên sâu về quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng. Còn người học ngành Kinh tế quốc tế sẽ được cung cấp nền tảng tri thức và hệ thống về kinh tế, đặc biệt là hai lĩnh vực tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

– Để phân biệt Kinh doanh quốc tế và Kinh tế đối ngoại thì bạn có thể hiểu đơn giản là ngành Kinh tế đối ngoại có hàm lượng kiến thức về kinh tế nhiều hơn ngành Kinh doanh quốc tế. Còn ngành Kinh doanh quốc tế có hàm lượng về kinh doanh nhiều hơn ngành Kinh tế đối ngoại.

2. Học ngành Kinh doanh quốc tế tại UFM như thế nào?

Ngành Kinh doanh quốc tế của UFM hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành, đó là:

(1) Quản trị kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành này là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh. Nó bao gồm các công việc liên quan đến việc quản trị trong hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp, như việc lập kế hoạch và sử dụng các phương pháp để nâng cao hiệu suất và năng suất của hoạt động kinh doanh trong môi trường quốc tế.

(2) Thương mại quốc tế: Thương mại quốc tế là tất cả các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa hai hoặc nhiều quốc gia với nhau nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Chuyên ngành Thương mại quốc tế sẽ cung cấp cho người học các kiến thức về luật thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ, đầu tư thương mại, marketing quốc tế, giao thương hàng hóa, sở hữu trí tuệ trong thương mại…

(3) Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu: Chuyên ngành này cung cấp các kiến thức về hoạt động kinh doanh quốc tế, về các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, các hoạt động vận tải nội địa và quốc tế. Người học sẽ có khả năng tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu, có khả năng cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài, có khả năng khai thác kho hàng và tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa trên phạm vi toàn cầu.

Thời gian đào tạo của cả 3 chuyên ngành này là 4 năm. Tối đa là 7 năm – nghĩa là trong quá trình học, sinh viên có thể học chậm hoặc bảo lưu, tuy nhiên tổng thời gian không quá 7 năm tính từ lúc sinh viên nhập học, nếu quá 7 năm, kết quả học tập sẽ bị hủy và sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp.

Tổng khối lượng kiến thức đào tạo của chuyên ngành này là 121 tín chỉ (chưa kể kỹ năng mềm, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng).

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của từng chuyên ngành trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh quốc tế ngành Kinh doanh quốc tế Khóa 21D của UFM

Chương trình đào tạo Thương mại quốc tế ngành Kinh doanh quốc tế Khóa 21D của UFM

Chương trình đào tạo Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu ngành Kinh doanh quốc tế Khóa 21D của UFM

Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UFM còn có chương trình đào tạo Thương mại quốc tế chất lượng cao và chương trình quốc tế Kinh doanh quốc tế với nhiều lợi thế cho sinh viên. 

Khi học chương trình đào tạo chất lượng cao, sinh viên sẽ được hỗ trợ tốt hơn cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giảng viên đều có học vị từ thạc sỹ trở lên và là những người có nhiều năm kinh nghiệm và thực hành trong lĩnh vực giảng dạy. Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên cơ sở chương trình đào tạo chuẩn và có tham khảo các chương trình đào tạo quốc tế, do đó sinh viên sẽ được học các môn học có nội dung giảng dạy sâu rộng hơn, đồng thời được tăng cường kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành cũng như khả năng sử dụng Tin học và tiếng Anh.

Khi học chương trình đào tạo quốc tế, sinh viên được đào tạo 100% bằng tiếng Anh, điều kiện về việc học và cơ sở vật chất tốt hơn nhiều so với chương trình đại trà. Tất cả phòng học đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, máy lạnh và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại khác. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và thực tập thực tế tại các doanh nghiệp. Sĩ số mỗi lớp chỉ tối đa khoảng 30 sinh viên/lớp. 

Trong năm đầu tiên học chương trình quốc tế, các bạn sẽ chỉ học các môn dịch tiếng Anh để nâng cao khả năng tiếng Anh đạt trình độ từ 6.0 IELTS trở lên. Vào năm thứ 2 trở đi các bạn sẽ học các môn chuyên ngành. Trong trường hợp khả năng tiếng Anh của bạn đã đạt trình độ từ 6.0 IELTS trở lên thì sẽ được miễn hoàn toàn năm đầu và bước vào học năm 2 luôn, nghĩa là các bạn sẽ tiết kiệm được 1 năm học.

A. GIỚI THIỆU

  • Tên trường: Đại học Tài chính – Marketing
  • Tên tiếng Anh: University of Finance – Marketing (UFM)
  • Mã trường: DMS
  • Hệ đào tạo: Cao đẳng – Đại học – Sau Đại học – Liên thông – Liên kết quốc tế
  • Địa chỉ: Số 2/4 Trần Xuân Soạn, phường Tân Thuận Tây, quận 7, Tp.HCM
  • SĐT: 028 38726789 – 38726699
  • Email: [email protected]
  • Website: /
  • Facebook: /ufm.edu.vn/

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022 (Dự kiến)

I. Thông tin chung

1. Thời gian xét tuyển

  • Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch của trường.

2. Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

3. Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Phương thức xét tuyển

Trường xét tuyển theo 4 phương thức:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng.
  • Phương thức 2: Xét học bạ theo 2 diện ưu tiên xét tuyển thẳng và diện xét điểm học bạ thông thường.
  • Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 do ĐHQG TP HCM tổ chức.
  • Phương thức 4: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2022.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất luowjngd đầu vào, điều kiện ĐKXT

  • Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do trường quy định và không có bài thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống. Nhà trường sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT.

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.

6. Học phí

Học phí của trường Đại học Tài chính – Marketing như sau:

  • Chương trình đại trà: 18,5 triệu đồng/ năm.
  • Chương trình chất lượng cao: 36,3 triệu đồng/ năm.
  • Chương trình đặc thù:
    • Các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 22 triệu đồng/ năm.
    • Ngành Hệ thống thông tin quản lý: 19,5 triệu đồng/ năm.
  • Chương trình quốc tế: 55 triệu đồng/ năm.

II. Các ngành tuyển sinh

1. Chương trình đại trà

Ngành/ Chuyên ngành Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu dự kiến

Quản trị kinh doanh

Gồm các chuyên ngành:

– Quản trị kinh doanh tổng hợp
– Quản trị bán hàng
– Quản trị dự án

7340101 A00, A01, D01, D96 450

Marketing

Gồm các chuyên ngành:

– Quản trị Marketing
– Quản trị thương hiệu
– Truyền thông Marketing

7340115 A00, A01, D01, D96 240

Bất động sản

Chuyên ngành Kinh doanh bất động sản

7340116 A00, A01, D01, D96 120

Kinh doanh quốc tế

Gồm các chuyên ngành:

– Quản trị kinh doanh quốc tế
– Thương mại quốc tế
– Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu

7340120 A00, A01, D01, D96 270

Tài chính – Ngân hàng

Gồm các chuyên ngành:

– Tài chính doanh nghiệp
– Ngân hàng
– Thuế
– Hải quan – Xuất nhập khẩu
– Tài chính công
– Tài chính Bảo hiểm và Đầu tư
– Thẩm định giá

7340201 A00, A01, D01, D96 500

Kế toán

Gồm các chuyên ngành:

– Kế toán doanh nghiệp
Kiểm toán

7340301 A00, A01, D01, D96 200

Kinh tế

Chuyên ngành Quản lý kinh tế

7310101 A00, A01, D01, D96 70

Luật kinh tế

Chuyên ngành Luật đầu tư kinh doanh

7380107 A00, A01, D01, D96 50

Toán kinh tế

Chuyên ngành Tài chính định lượng

7310108 A00, A01, D01, D96 50

Ngôn ngữ Anh

Chuyên ngành Tiếng Anh kinh doanh

7220201 D01, D72, D78, D96 (điểm bài thi tiếng Anh nhân hệ số 2) 200

2. Chương trình đặc thù

Ngành/ Chuyên ngành Mã ngành  Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu dự kiến

Hệ thống thông tin quản lý

Gồm các chuyên ngành:

– Hệ thống thông tin kế toán
– Tin học quản lý

7340405D A00, A01, D01, D96 200

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Gồm các chuyên ngành:

– Quản trị lữ hành

7810103D D01, D72, D78, D96 140

Quản trị khách sạn

Chuyên ngành Quản trị khách sạn

7810201D D01, D72, D78, D96 220

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Chuyên ngành Quản trị nhà hàng

7810202D D01, D72, D78, D96 140

3. Chương trình chất lượng cao

Ngành đào tạo Chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu dự kiến

Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh tổng hợp

7340101C

A00, A01, D01, D96

320
Quản trị bán hàng

Marketing

Quản trị Marketing

7340115C

A00, A01, D01, D96

370
Truyền thông Marketing
Kế toán Kế toán doanh nghiệp 7340301C A00, A01, D01, D96 150

Tài chính – Ngân hàng

Tài chính doanh nghiệp

7340201C

A00, A01, D01, D96

320
Ngân hàng
Hải quan – Xuất nhập khẩu
Bất động sản Kinh doanh bất động sản 7340116C A00, A01, D01, D96 50
Kinh doanh quốc tế Thương mại quốc tế 7340120C A00, A01, D01, D96 350

4. Chương trình quốc tế

Ngành đào tạo Chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu dự kiến

Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101Q A00, A01, D01, D96 30
Marketing Marketing 7340115Q A00, A01, D01, D96 30
Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế 7340120Q A00, A01, D01, D96 30

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng

Lịch sử và hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 1/9/1976 Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước ký quyết định số 210/VGNN-TCĐT thành lập trường Cán bộ Vật giá Trung ương tại miền Nam với nhiệm vụ đào tạo, cung cấp cán bộ ngành Vật giá cho các tỉnh, thành phố phía Nam. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường hầu hết là cán bộ đang công tác tại Ủy ban Vật giá nhà nước kiêm nhiệm công tác giảng dạy cho các chương trình đào tạo ngắn hạn này.

Ngày 23/8/1978, trường Cán bộ Vật giá Trung ương tại miền Nam được chuyển thành trường Trung học Vật giá số 2 theo Quyết định số 175/VGNN-TCCB của Ủy ban Vật giá Nhà nước.

Qua những thành quả trường đạt được, ngày 04/11/1994, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 641/QĐ-TTg nâng cấp đào tạo trường lên Cao đẳng và thuộc hệ thống các trường đại học, cao đẳng quốc gia; có tên là trường Cao đẳng bán công Marketing, trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ, và từ năm 2002 trở đi thì trực thuộc Bộ Tài chính. Trường đào tạo cử nhân cao đẳng các ngành Marketing, Tin học ứng dụng trong kinh doanh, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Thẩm định giá và ngoại ngữ tiếng Anh kinh doanh. Thành tích đạt được trong đào tạo đó là trường đầu tiên ở phía Nam đào tạo ngành Marketing (năm 1991 hệ trung cấp, năm 1994 hệ cao đẳng) và là trường đầu tiên trong cả nước đào tạo ngành Thẩm định giá (năm 2000).

Ngày 25/7/2003 Cao đẳng bán công Marketing được chuyển vào trực thuộc Bộ Tài chính theo Quyết định số 116/2003/QĐ-BTC.

Đến ngày 5/3/2004, trường Đại học bán công Marketing được thành lập trên cơ sở Cao đẳng bán công Marketing theo Quyết định số 29/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 25/03/2009, trường Đại học bán công Marketing trở thành trường đại học công lập, được đổi tên thành Đại học Tài chính – Marketing theo Quyết định số 395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 23/3/2015, trường Đại học Tài chính – Marketing được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn giai đoạn 2015 – 2017 tại Quyết định số 378/QĐ-TTg, trở thành một trong năm trường đại học công lập đầu tiên được giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ.[1]

Đến ngày 31/8/2017, Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan được sáp nhập vào trường Đại học Tài chính – Marketing.[2]

Điểm chuẩn Đại Học Tài Chính Marketing năm 2023

Tra cứu điểm chuẩn Đại Học Tài Chính Marketing năm 2023 chính xác nhất ngay sau khi trường công bố kết quả!

Điểm chuẩn Đại Học Tài Chính Marketing năm 2023

Chú ý: Điểm chuẩn dưới đây là tổng điểm các môn xét tuyển + điểm ưu tiên nếu có

Trường: Đại Học Tài Chính Marketing – 2023

Năm:

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Ngoài những thông tin về chủ đề Trường Đại Học Ufm này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thông tin học phí khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Trường Đại Học Ufm trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Thông tin sự kiện để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button