Trường Đại Học Và Đại Học – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Trường Đại Học Và Đại Học đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Trường Đại Học Và Đại Học trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
1. Đại học và trường đại học khác nhau như thế nào?
Tại Điều 4 Luật Giáo dục 2012, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 nêu rõ:
2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.
3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Theo định nghĩa trên, trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành nhưng không đào tạo nhiều lĩnh vực. Còn đại học là một cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực (trong mỗi lĩnh vực có thể có nhiều ngành).
Đại học là một tổ chức giáo dục có các trường đại học thành viên. Còn trường đại học có thể là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một đại học vùng, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học.
Điều này có nghĩa, đại học là cấp cao hơn, trong đại học sẽ bao hàm các trường đại học.
Thực tế, hiện nay Việt Nam có 2 đại học Quốc gia là đại học Quốc gia Hà Nội và đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 3 đại học vùng là đại học Thái Nguyên, đại học Huế và đại học Đà Nẵng.
Đại học và trường đại học (Ảnh minh họa)
2. Các trường đại học trực thuộc đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội bao gồm 06 trường đại học thành viên và 04 Khoa trực thuộc, cụ thể như sau:
– Trường đại học công nghệ;
– Trường đại học khoa học tự nhiên;
– Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn;
– Trường đại học ngoại ngữ;
– Trường đại học giáo dục;
– Trường đại học kinh tế;
– Khoa y dược;
– Khoa luật;
– Khoa quốc tế;
– Khoa quản trị và kinh doanh.
1. Đại học là gì?
– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018.
– Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018.
Các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Như vậy, đại học là tập hợp nhiều cơ sở giáo dục đại học đào tạo. Do đó, đại học có thể bao gồm nhiều trường đại học và một số các cơ sở giáo dục đại học khác.
Tại Việt Nam có một số đại học, đơn cử như: Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội,..
(Khoản 2, 3 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018)
2. Cơ sở giáo dục đại học
– Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
– Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
+ Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
+ Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức;
Phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
– Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.
– Căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, cơ sở giáo dục đại học xác định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động như sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;
+ Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.
– Chính phủ quy định chi tiết việc công nhận cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu trên cơ sở kết quả đào tạo, nghiên cứu;
Chuyển trường đại học thành đại học;
Liên kết các trường đại học thành đại học;
Việc chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
Nguyên tắc đặt tên, đổi tên cơ sở giáo dục đại học; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thành lập theo hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
(Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi 2018)
Những ngày qua, dư luận đang đặc biệt quan tâm và không ít băn khoăn với ý nghĩa của “đại học” với “trường đại học”.
Ảnh minh họa
“Đại học” bao gồm nhiều “trường đại học”
Trao đổi với PV báo ĐS&PL về hai thuật ngữ “đại học” và “trường đại học”, PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam đánh giá:
“Về mặt ngôn ngữ thì “đại học” và “trường đại học” không có khác biệt. Tuy nhiên, bộ GD&ĐT hiện tại đang có sự phân biệt “trường đại học” và một bậc cao hơn là “đại học vùng”, chẳng hạn, đại học Quốc gia Hà Nội, đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, đại học Vinh, đại học Huế, đại học Đà Nẵng… với nhiều trường đại học thành phần.
Tức là “đại học” bao gồm nhiều “trường đại học” trực thuộc Bộ. Điều này cũng đang khiến giới khoa học băn khoăn”.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, khái niệm này theo xu hướng chung, hiện nay, ở Việt Nam đang có hai cấp, trường đại học và đại học cấp to, lớn hơn (đại học vùng).
“Nếu gọi là trường đại học Quốc gia Hà Nội thì không đúng, mà là đại học Quốc gia Hà Nội bao hàm các trường đại học nằm trong đó. Sắp tới, có thể sẽ có thêm đại học Khoa học Sức khỏe như lời Bộ trưởng bộ Y tế đề xuất, bao gồm các trường về y, dược, kỹ thuật,… liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”, ông dẫn chứng thêm.
Tổng Thư ký hội Ngôn ngữ học Việt Nam cũng nhấn mạnh: “Tuy nhiên, cách gọi tên sao cho đúng và dễ hiểu, có lẽ, cần có một diễn đàn để bộ GD&ĐT cùng các chuyên gia ngôn ngữ luận bàn, chứ nếu giữ như hiện nay, dịch sang tiếng Anh cứ “University” với “University” thì dễ gây lẫn lộn. Nếu như đại học Quốc gia Hà Nội đã là một “University” thì bên dưới không thể có các “University” được, phải là các “College”, “Institute” hay “School” nằm bên trong”.
Gây nhầm lẫn, khó hiểu
Về vấn đề này, GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT nhận định: “Chính việc sử dụng các thuật ngữ “đại học” và “trường đại học” như hiện nay là gây khó hiểu! Không ai dùng từ “đại học” để dành riêng cho loại trường nào cả. Chẳng hạn, người ta vẫn gọi là đại học Bách khoa Hà Nội, chẳng mấy khi gọi là trường đại học Bách khoa Hà Nội. Vì vậy, nếu dùng từ “đại học” để chỉ một loại hình thì không nên, dễ gây nhầm lẫn”.
“Tuy nhiên, trước đây, khi chúng tôi đề xuất về vấn đề này, không dùng từ “đại học” để chỉ một loại hình thì lại không được nhất trí. Trước kia, loại hình trường mà hiện nay gọi là “đại học” được gọi là “viện đại học”. Đó là cách gọi được thừa hưởng dòng chảy lịch sử từ thời viện đại học Đông Dương, là một đại học đa lĩnh vực. Hồi đó, có cả viện đại học Sài Gòn, viện đại học Huế…
Chúng tôi cũng đề nghị dùng từ “viện đại học”, vì nếu chỉ dùng “đại học” không thì không rõ nghĩa. Từ “đại học” hiện nay chủ yếu thể hiện một trường đại học đa lĩnh vực, tức là đào tạo rất nhiều lĩnh vực, đa lĩnh vực chứ không phải đa ngành (lĩnh vực rộng hơn ngành).
Như trường đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành, vì có nhiều ngành: Kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật máy tính, điện,… nhưng lại không phải là đa lĩnh vực. Còn như đại học Quốc gia Hà Nội là đại học đa lĩnh vực, vừa có khoa học tự nhiên vừa có khoa học xã hội…”, GS. Lâm Quang Thiệp phân tích.
Ông cũng chỉ ra: “Thực tế, từ “đại học” hiện nay đang được dùng như “University” trong tiếng Anh, tuy nhiên, theo cách dùng hiện nay thì các “trường đại học” thành viên cũng là “University”, mục đích là để cho “oai”, ngay cả một ngành nhỏ cũng không muốn dịch thành “College” mà thôi.
Nhà nước thì không quy định rõ ràng phải dịch ra sao. Hiện nay, nếu sử dụng hai thuật ngữ này, đại học Quốc gia Hà Nội cũng là “University” mà một trường đại học “con” trong đó, ví dụ như đại học Công nghệ cũng là “University”. Như vậy, khi dịch, nước ngoài họ không hiểu nổi, tại sao trong một “University” lại có một “University”? Đó là một sự hỗn loạn! Những người không làm trong lĩnh vực giáo dục rất khó hiểu”.
Trao đổi với PV báo ĐS&PL, GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Viện trưởng viện Ngôn ngữ học cho rằng: “Trước hết, “đại học” là một cấp học, khi đó, bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào không phải phổ thông (trừ trung cấp, cao đẳng) là bậc đại học. Còn trường đại học là chỉ một đơn vị đào tạo bậc đại học cụ thể. Trong truyền thống của chúng ta, hiện nay vẫn có sự lẫn lộn trong việc dịch các đơn vị đào tạo”.
Ông cho biết: “Hiện nay, cách hiểu chung nhất là: “đại học” là cấp cao hơn, bao hàm các “trường đại học”. “Đại học” là thuật ngữ được bộ GD&ĐT hiểu với nội hàm như vậy. Tất nhiên, đây là những từ mang tính chất thuật ngữ, không phải từ phổ thông nên phải hiểu với cách hiểu khoa học, không thể hiểu dưới góc độ phổ thông, cảm tính. Chẳng hạn, trước đây, tôi làm việc ở viện Ngôn ngữ học, thuộc viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Nghe ra, nhiều người thắc mắc một “Viện con” nằm trong “Viện to”, nhưng để hiểu được thì phải nắm được bản chất”.
Phân tích từ bộ Giáo dục & Đào tạo
Theo PGS.TS Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng viện Ngôn ngữ học, đây là những thuật ngữ chuyên môn của hệ thống giáo dục. Thông thường, “đại học” hay “trường đại học” đều là trường cho một bậc học; nhưng tên các “đại học” có “trường” hay ko là do quyết định thành lập. Vì vậy, để hiểu rõ hơn, cần lắng nghe sự phân tích từ phía vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT.
Theo phân tích của trang Education in Ireland Vietnam, thì các thuật ngữ trên được giới thiệu như sau: “University College”: Giảng dạy bậc đại học trở lên, là trường đại học đa ngành (trong đó có các “School”, “College”…) giảng dạy nhiều lĩnh vực khác nhau.
“University”: Là một tổ chức giáo dục đại học có các trường đại học thành viên. Trong lịch sử và cho đến nay ở một vài trường hợp, một “University” cấp bằng cho các sinh viên tốt nghiệp các đại học thành viên của mình.
“College”: Có thể là một cơ sở giảng dạy đại học độc lập hoặc là thành viên của một tổ chức giáo dục đại học; cung cấp các chương trình đào tạo bậc đại học hoặc chương trình sau phổ thông 2 năm (cao đẳng).
Ở hệ thống của Hoa Kỳ, “College” là các trường đại học quy mô nhỏ hoặc đại học cộng đồng. Ở Ireland, trước đây các “College” chỉ cung cấp chương trình đào tạo bậc đại học, về bằng cấp, “College” sẽ cấp bằng của “University” mà mình là thành viên.
Có một số trường phổ thông tư thục vẫn giữ tên gọi là “College” từ trong lịch sử. “Institute of Technology” (IoT – học viện công nghệ) là cơ sở đào tạo từ bậc đại học trở lên trong các lĩnh vực ứng dụng, kỹ thuật hoặc công nghệ.
Trong khi các “University” là các cơ sở giáo dục thiên về lý thuyết, và trọng tâm là nghiên cứu lý thuyết thì các IoT có trọng tâm đào tạo ứng dụng. Ngày nay, sự khác biệt này cũng không còn quá lớn. Một số nước gọi IoT là các “Technical University”, “University of Technology”, hay “Polytechnic University”.
Hiện nay, ở Ireland, một số IoT còn đào tạo cả lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn. Chính vì vậy, không thể chỉ nhìn vào tên gọi của trường, mà cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về bậc học mà trường giảng dạy.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Viện Đại học Bologna thời Trung cổ, tập thể giảng viên được gọi là collegium, còn tập thể sinh viên được gọi là universitas. Tuy vậy một số sinh viên sống trong các collegium. Ở hầu hết các viện đại học cuối thời Trung cổ, collegium có nghĩa là một cư xá dành cho sinh viên, thường là những sinh viên sắp tốt nghiệp với bằng cử nhân hay các bằng cấp cao hơn. Các trường đại học (college) phát triển mạnh nhất ở các viện đại học Paris, Oxford, và Cambridge. Vào thế kỷ 13, những viện đại học (university) này đều có các trường đại học; đáng chú ý có Sorbonne của Viện Đại học Paris, Merton của Viện Đại học Oxford, và Peterhouse của Viện Đại học Cambridge. Đến năm 1500, có ít sinh viên sống bên ngoài các trường đại học. Các trường đại học có thư viện và dụng cụ nghiên cứu khoa học, và cấp lương bổng định kỳ cho các tiến sĩ và gia sư giúp các sinh viên chuẩn bị thi lấy bằng. Hoạt động giảng dạy của các trường đại học làm lu mờ hoạt động giảng dạy của viện đại học. Thực vậy, những người làm việc cho viện đại học không phải làm gì nhiều ngoài việc tổ chức các kỳ thi cho các sinh viên đã được đào tạo ở nhiều trường đại học khác nhau.[4]
Các trường đại học biến mất khỏi Paris và phần còn lại của châu Âu lục địa trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp và thời kỳ Napoleon. Còn ở Anh, các trường đại học vẫn còn giữ chức năng của mình ở Oxford và Cambridge, mặc dù với xu hướng các trường đại học chia sẻ giảng viên và tài nguyên với nhau và với viện đại học.[4]
Viện Đại học Dublin và trường đại học đầu tiên của mình – Trường Đại học Trinity – đều được thành lập vào năm 1591. Trường Đại học Trinity và Viện Đại học Dublin trở thành một vì không có trường đại học nào khác được thành lập.[4]
Ý tưởng cho rằng trường đại học đào tạo để lấy bằng và viện đại học cấp bằng trở nên rất phổ biến trong hệ thống giáo dục Anh thế kỷ 19. Có hai trường đại học được thành lập ở London vào thập niên 1820, nhưng đến năm 1836 Viện Đại học London mới được thành lập để cấp bằng cho các sinh viên của hai trường này. Nhiều trường đại học khác – hầu hết ở cách xa nhau – liên kết với Viện Đại học London. Viện Đại học Durham được thành lập vào năm 1837 theo mô hình của Viện Đại học Oxford với vài trường đại học để sinh viên sinh sống và học tập. Viện đại học này sau đó liên kết thêm với những trường đại học ở nơi khác – một số ở các thuộc địa của Anh. Các trường đại học liên kết với viện đại học trường thành lập bởi những người Công giáo Roma ở Ireland vào thập niên 1850; sinh viên của các trường đại học này thường thi lấy bằng ở các viện đại học đã được thiết lập trước đó cho đến khi Viện Đại học Quốc gia Ireland được thành lập vào năm 1908. Các viện đại học khác có các trường đại học cũng được thành lập. Nhưng các viện đại học ở Anh thành lập sau năm 1879 không có các trường đại học. Viện Đại học St. Andrews ở Scotland bao gồm hai trường đại học.[4]
Canada có các trường đại học ở các tỉnh New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island, và Ontario từ thế cuối thế kỷ 18, nhưng hầu hết các trường đại học ở phần Canada nói tiếng Anh liên kết với các viện đại học. Các trường đại học được thành lập ở Cape Province, Nam Phi, vào cuối thế kỷ 19; hầu hết sau đó trở thành các viện đại học. Ở Úc, các viện đại học không có trường đại học được thành lập vào thế kỷ 19. Nhưng các trường sư phạm và trường giáo dục bậc cao vẫn tồn tại – và cấp bằng cử nhân. Trường đại học duy nhất ở New Zealand không phải trường sư phạm là một cơ sở giáo dục đại học liên kết với một viện đại học. Các nước cựu thuộc địa Anh ở châu Phi trước đây có các trường đại học; sau khi giành được độc lập thì lập ra các viện đại học quốc gia, thường theo mô hình Viện Đại học London.[4]
Ở Hoa Kỳ, trường đại học có thể chỉ một cơ sở giáo dục đại học hệ bốn năm cấp bằng cử nhân, hoặc một trường đại học cộng đồng hay tư thục hệ hai năm cấp bằng associate. [Điều này không có nghĩa là trường đại học chỉ cấp bằng cử nhân hay associate. Một số trường đại học còn có các chương trình đào tạo sau đại học và cấp bằng thạc sĩ và tiến sĩ, ví dụ: Trường Đại học Boston[6] và Trường Đại học Dartmouth.[7]] Trường đại học hệ bốn năm thường nhấn mạnh đến giáo dục trong các ngành khai phóng hay giáo dục tổng quát, thay vì có tính huấn nghệ hoặc nhấn mạnh đến giáo dục kỹ thuật. Đây có thể là một trường đại học khai phóng tư thục độc lập, hoặc là một bộ phận chuyên về giáo dục bậc đại học của một viện đại học công lập hay tư thục. Bộ phận của viện đại học cung cấp giáo dục chuyên nghiệp hay sau đại học thường gọi là trường đại học (college), trường (school), hay trường sau đại học (graduate school) [Nhiều viện đại học Hoa Kỳ hiện nay có một trường sau đại học có chức năng điều phối các chương trình sau đại học trong các trường đại học cấu thành viện đại học, chứ không nhất thiết có các trường riêng cho các bậc đại học và sau đại học]. Từ college cũng được dùng để chỉ các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp có cấp bằng như các trường sư phạm và trường nông nghiệp công lập.[4]
Vào năm 1783, Hoa Kỳ có 9 trường đại học trước đó được phép cấp bằng cử nhân và lúc đó đôi khi được gọi là các viện đại học. Sau khi Hoa Kỳ giành được độc lập, các bang thiết lập các viện đại học tương tự như các trường đại học thời thuộc địa; các trường đại học sư phạm và các trường đại học nông nghiệp cũng được thành lập. Viện Đại học Cornell, ở Ithaca, New York, mở cửa đón sinh viên từ năm 1868 lúc đó là viện đại học Hoa Kỳ đầu tiên được chia thành các trường đại học có các chương trình đào tạo và trao các bằng cấp khác nhau. Khi Viện Đại học Johns Hopkins khai giảng vào năm 1876, về mặt quản trị nó được chia thành một trường đại học dành cho bậc đại học và một trường sau đại học. Nhiều viện đại học công lập sau đó nhanh chóng bắt chước mô hình này; vào thập niên 1890, Yale, Harvard, và những viện đại học tư thục khác cũng làm theo.[4]
1. Đại học là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 quy định về đại học với nội dung cụ thể:
” Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.”
Khái niệm cơ sở giáo dục đại học:
– Theo Luật Giáo dục đại học, “cơ sở giáo dục đại học” được biết đến là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
– Trong đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền và cả nước.
– Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) được hiểu cơ bản chính là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Đặc điểm của cơ sở giáo dục đại học:
– Trước hết, ta biết rằng, cơ sở giáo dục đại học là một pháp nhân. Tuy tại điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng có thể hiểu khái quát pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Đưa vào cơ sở giáo dục là gì? Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
– Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên mang những đặc điểm của pháp nhân như sau:
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có tên gọi bằng tiếng Việt; tên gọi thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự. Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải công bố công khai.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có cơ quan điều hành, cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản của mình. Pháp nhân có toàn quyền sử dụng những tài sản này mà không chịu sự chi phối, kiểm soát của bất kỳ ai. Tài sản này hoàn toàn tách biệt với tài sản của các thành viên.
+ Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân nên nó cũng có quyền nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật để nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật. Nếu người đại diện theo pháp luật bị bắt giam, bị bỏ tù, bị chết hoặc không còn đủ khả năng đại diện nữa thì pháp nhân đó có quyền bầu ra người đại diện theo pháp luật mới để tiếp tục hoạt động.
Cần lưu ý rằng, cơ sở giáo dục có tư cách pháp nhân nên cơ sở giáo dục đại học cũng có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Trường đại học trong tiếng Anh là: University.