Ulis Là Trường Gì – Thông tin tuyển sinh đào tạo Đại học Cao đẳng
Ulis Là Trường Gì đang là thông tin được nhiều người quan tâm tìm hiểu để lựa chọn theo học sau nhiều đợt giãn cách kéo dài do dịch. Website BzHome sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Ulis Là Trường Gì trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Lịch sử hình thành và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]
- Năm 1955, Trường được thành lập dưới tên là “Trường Ngoại ngữ ” với hai bộ môn là Nga văn và Trung văn; được Thứ trưởng Bộ Giáo dục lâm thời là Nguyễn Khánh Toàn trực tiếp làm Hiệu trưởng. Trường khai giảng khoá học đầu tiên ngày 5/9/1955 tại Khu Việt Nam học xá – Bạch Mai – Hà Nội.
- Năm 1958, phân khoa Anh văn được thành lập và Trường được sáp nhập vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trở thành Khoa Ngoại ngữ (tương đương quy mô của một trường Đại học), bao gồm có 3 phân khoa: Nga văn, Trung văn và Anh văn.
- Năm 1962, phân khoa Pháp văn được thành lập, là tiền thân của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp ngày nay do nhà thơ Vũ Đình Liên làm Chủ nhiệm khoa đầu tiên. Hiện nay, trong khu công trình khoa Pháp của trường Đại học Ngoại ngữ có một hội trường mang tên ông.
- Năm 1964, từ các phân khoa ngoại ngữ, Bộ Giáo dục ra quyết định thành lập 4 khoa: Khoa Nga văn, Khoa Trung văn, Khoa Anh văn và Khoa Pháp văn thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Ngày 14/8/1967, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 128/CP thành lập Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trên cơ sở của 4 khoa (Nga văn, Trung văn, Anh văn và Pháp văn).
- Năm 1969, khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Trung học phổ thông chuyên Ngoại ngữ.
- Năm 1978, khoa Tại chức được thành lập[2].
- Ngày 10/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sáp nhập ba trường đại học: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội chính thức mang tên “Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội” cho đến ngày nay.[3]
- Năm 1993, cùng với quyết định đổi tên trường, khoa Anh Văn đổi tên thành khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ.
- Năm 2001, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Tây được thành lập (năm 2016 đổi tên thành khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức).
- Năm 2001, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông được thành lập, bao gồm các Bộ môn tiếng Nhật, Bộ môn tiếng Hàn, tiếng Ả Rập (năm 2016, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông đổi tên thành khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản).
- Ngày 22/07/2009, khoa tiếng Anh được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị (Bộ môn Tiếng nước ngoài, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (1995 – 2009); Bộ môn Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (1995 – 2009); khoa Ngoại ngữ Chuyên ngành, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN (2002 – 2009) và Tổ Ngoại ngữ 2, Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN). Khoa tiếng Anh chịu trách nhiệm đào tạo tiếng Anh là ngoại ngữ 2 cho sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ và đào tạo tiếng Anh cho sinh viên của toàn Đại học Quốc gia Hà Nội ở bậc đại học và sau đại học.
- Năm 2009, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh được thành lập, chịu trách nhiệm đào tạo các môn chuyên ngành Đất nước và Văn hóa, Ngôn ngữ học và Quốc tế học cho các sinh viên năm 3, 4. Bên cạnh đó, khoa cũng đào tạo định hướng chuyên ngành Ngôn ngữ học ứng dụng và Quốc tế học cho sinh viên khoa Sư phạm tiếng Anh.
- Năm 2009, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh – Mỹ đổi tên thành khoa Sư phạm tiếng Anh.
- Năm 2012, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc được thành lập từ bộ môn tiếng Hàn của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông.
- Năm 2016, Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập được thành lập từ bộ môn tiếng Ả Rập của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông.
- Năm 2016, khoa Đào tạo và Bồi Dưỡng Ngoại ngữ được thành lập (nâng cấp từ khoa Tại chức trước đây).
- Năm 2019, khai giảng khóa học đầu tiên của Trường Trung học cơ sở Ngoại Ngữ.
ULIS là trường gì?
ULIS viết tắt của cụm University of Languages and International Studies. Đây là tên gọi viết tắt thường gặp của trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội. ULIS là một trong những trường đào tạo ngôn ngữ hàng đầu Việt Nam. Nhờ vậy, trong nhiều năm liền, trường nhận được sự tin tưởng của đông đảo học sinh khá, giỏi khắp mọi miền đất nước.
👉 Xem thêm: Sinh viên Học viện Ngoại giao ra trường làm gì? (Ulis Là Trường Gì)
Đại học Ngoại ngữ gồm những ngành nào, khoa nào?
Là một trường đào tạo ngoại ngữ có tiếng, Đại học Ngoại ngữ đem đến vô cùng nhiều lựa chọn khác nhau cho các bạn yêu thích ngôn ngữ. Cụ thể như sau:
Các khoa đào tạo
Tính đến thời điểm hiện tại, Đại học Ngoại ngữ là một trong những trường sở hữu số lượng khoa đào tạo đa dạng hàng đầu cả nước. Có thể điểm qua các khoa trực thuộc trường như sau:
- Khoa Sư phạm tiếng Anh
- Khoa tiếng Anh
- Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói tiếng Anh
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Đức
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản
- Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc
- Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập
- Khoa Đào tạo và Bồi dưỡng Ngoại ngữ
- Bộ môn Tâm lý – Giáo dục
- Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
- Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á
Ngoài ra, trường còn có một số khoa đào tạo khác như Đào tạo sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ); Đào tạo THPT (Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ) và Đào tạo THCS (Trường THCS Chuyên Ngoại ngữ).
👉 Xem thêm: Sinh viên ngành Ngôn ngữ học ra trường làm gì?
Các ngành Đào tạo
Hiện nay, đối với ngành Đào tạo Đại học, Đại học Ngoại ngữ chia thành các chương trình khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng.
- Chương trình Đào tạo chính quy: Sinh viên căn cứ vào điểm thi THPT Quốc gia và lựa chọn các ngành trực thuộc một trong các khoa kể trên. Đây là chương trình đào tạo tiêu chuẩn và có đông sinh viên nhất của trường.
- Chương trình Đào tạo chất lượng cao: Chương trình Đào tạo chất lượng cao ULIS được thiết kế với khung đặc biệt, đội ngũ giảng viên trình độ và điều kiện cơ sở vật chất cao hơn so với chương trình đại trà.
- Chương trình Đào tạo chính quy thứ hai: Sau khi hoàn thành chương trình học năm nhất, sinh viên có thể lựa chọn thêm một chương trình học trong hệ thống Đại học Quốc gia để học song song.
- Chương trình liên kết quốc tế: Được tổ chức giữa Đại học Ngoại ngữ và một số Đại học khác trên thế giới. Bằng cấp có giá trị quốc tế.
1. Giới thiệu
Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (Tên tiếng Anh: University of Languages & International Studies – ULIS) được mệnh danh là ngôi trường đào tạo ngoại ngữ hàng đầu trên cả nước, với chiều dài lịch sử trên 65 năm.
Nguồn: Fanpage Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiền thân của Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN là Trường Ngoại ngữ thành lập năm 1955 với 2 bộ môn là Nga văn và Trung Văn. Trải qua nhiều lần sáp nhập, tới năm 1993, trường trở thành một trong 3 trường đại học thành viên của ĐHQGHN với tên là trường Đại học Ngoại ngữ. Ngoài đào tạo đại học, sau đại học, trường còn thành lập trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vào năm 2009, trở thành một cơ sở đào tạo cán bộ ngoại ngữ uy tín hàng đầu trên dải đất hình chữ S.
2. Sinh viên nói gì về ULIS?
+ ULIS chưa từng ngán trường nào về đào tạo ngôn ngữ ở xứ Đông Dương nhé!
+ Trường Ngoại ngữ nên sinh viên ULIS có style ăn mặc, ăn uống đặc trưng theo từng văn hóa.
+ Thang máy luôn phải ưu tiên cho giảng viên và các cô lao công, vì thế bộ môn leo cầu thang bộ gần như gắn liền với mỗi ULIS-ers, nói chung là cũng rèn luyện cột sống, nâng cao tinh thần thể dục thể thao.
+ Như bạn thấy, chữ N tượng trưng cho sự “Nhàn Nhã”, còn ULIS thì không có chữ N nào cả. Chuyện bị deadlines đè đầu từ lâu đã chẳng còn gì xa lạ với các ULIS-er.
+ Trai ULIS hiếm như động vật sách đỏ ấy, nên các bạn nữ phải gồng mình bảo vệ ghê lắm, hở ra là bị các bạn Sư phạm, hay thậm chí là trai điện lực, công nghệ nhà bên bế đi mất.
+ Khoa Pháp của trường sở hữu những công trình đậm nét kiến trúc của miền đất Pháp lãng mạn, đầy sự quý tộc, ghé chơi ULIS thì đừng bỏ qua địa điểm check-in này nhé!
+ Năm nhất sợ không giỏi ngoại ngữ, tới năm 4 lại phải đi học lại tiếng Việt.
+ Con đường tình yêu là nơi chứng kiến những mối tình “Ngang – Trái” của trai ngoại ngữ với trai công nghệ, lâu lâu còn có vài anh trai Điện Lực nữa cơ.
A. GIỚI THIỆU
- Tên trường: Đại học Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)
- Tên tiếng Anh: University of Languages and International Studies (ULIS)
- Mã trường: QHF
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Tại chức – Văn bằng hai – Liên kết quốc tế
- Địa chỉ: Số 2 Đường Phạm Văn Đồng, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
- SĐT: (+8424).3754.7269
- Email: [email protected]
- Website: /
- Facebook: /vnu.ulis/
B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2023 (Dự kiến)
I. Thông tin chung
1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển
- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
3. Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trên cả nước.
4. Phương thức tuyển sinh
4.1. Phương thức xét tuyển
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
- Phương thức 3: Xét bằng kết quả bài thi ĐGNL.
- Phương thức 4: Xét bằng kết quả thi THPT.
4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT
a. Phương thức 1
Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nhóm đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.
– Nhóm đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
(1) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
(2) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;
(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;
(4) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
– Nhóm đối tượng 2: Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN
(1) Thí sinh là thành viên tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế;
(2) Thí sinh là thành viên trong đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế;
(3) Thí sinh là học sinh hệ chuyên thuộc ĐHQGHN và hệ chuyên/lớp chuyên của các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường THPT trọng điểm quốc gia đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:
a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;
c) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ.
d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
– Nhóm đối tượng 3: Ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
(1) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ;
(2) Thí sinh đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN (trừ môn Ngoại ngữ) và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7,0 trở lên;
(3) Thí sinh đạt giải Tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
– Nhóm đối tượng 4: Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN
Thí sinh có học lực Giỏi và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:
(1) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi Olympic bậc THPT của ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;
(2) Thí sinh là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;
(3) Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương các môn trong các tổ hợp xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN và điểm trung bình chung học tập 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên;
(4) Thí sinh là học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN và đáp ứng MỘT trong các tiêu chí sau:
a) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;
b) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN môn Ngoại ngữ;
c) Có kết quả thi Đánh giá năng lực bậc THPT do ĐHQGHN tổ chức đạt tối thiểu 90 điểm (thang điểm 150).
d) Có điểm trung bình chung học tập mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển mỗi năm trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.
Ghi chú:
- Học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả và được tuyển thẳng vào trường ĐHNN – ĐHQGHN khi đáp ứng đủ các tiêu chí hạnh kiểm Tốt 3 năm THPT và tốt nghiệp THPT.
- Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
b. Phương thức 2:
Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.
- Thí sinh có chứng chỉ VSTEP do Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN tổ chức riêng dành cho xét tuyển đại học đạt trình độ từ B2 trở lên (tương đương bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn); Riêng đối với ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm Tiếng Anh, kết quả bài thi VSTEP phải đạt trình độ từ C1 trở lên (tương đương bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam);
- Thí sinh có chứng chỉ A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh có kết quả 3 môn trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) đạt điểm từ 1100/1600 trở lên. Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT);
- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36;
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT đạt từ 79 điểm trở lên và có tổng điểm hai môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 14 điểm trở lên trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn);
- Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế ngoài Tiếng Anh đạt trình độ B2 trở lên hoặc tương đương và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi THPT năm 2023 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).
Ghi chú:
- Thí sinh có chứng chỉ năng lực Tiếng Anh được đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành học của Trường. Thí sinh có chứng chỉ năng lực các ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh đăng ký xét tuyển thẳng vào ngành học tương ứng.
Các chứng chỉ phải còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm (tính từ ngày dự thi chứng chỉ đến thời điểm xét hồ sơ). - Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của tất cả các phương thức xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
c. Phương thức 3:
Điều kiện tiên quyết: Yêu cầu bắt buộc cho tất cả các đối tượng dưới đây là Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT, ĐHQGHN và Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐHQGHN quy định.
- Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ đạt từ 6.0 điểm trở lên và điểm bài ĐGNL của ĐHQGHN phải đạt từ 80/150 điểm trở lên.
- Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển 01 hồ sơ duy nhất, thí sinh nộp từ 02 hồ sơ trở lên được coi như không hợp lệ và thí sinh không được xét tuyển. Hồ sơ đăng ký xét tuyển tối đa 01 nguyện vọng. HĐTS căn cứ vào kết quả thi ĐGNL của ĐHQGHN để xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
- Thí sinh phải đăng ký các nguyện vọng của phương thức xét tuyển bằng bài thi ĐGNL của ĐHQGHN trên hệ thống của Bộ GD&ĐT (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ GD&ĐT sẽ không được xét tuyển.
d. Phương thức 4:
- Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả kỳ thi THPT năm 2023.
5. Học phí
- Các chương trình đào tạo chất lượng cao: 3.500.000 đồng/ tháng (học phí không thay đổi trong cả khóa học).
- Các chương trình đào tạo chuẩn ngành Ngôn ngữ (dự kiến): 980.000 đồng/ tháng (theo quy định của Nhà nước).
- Các chương trình đào tạo chuẩn ngành Sư phạm: Theo quy định của Nhà nước.
- Chương trình đào tạo Kinh tế – Tài chính: 5.750.000 đồng/ tháng (bằng do trường Đại học Southern New Hampshire – Hoa Kỳ cấp).
II. Các ngành tuyển sinh
TT |
Tên ngành |
Mã ngành |
Chỉ tiêu |
Tổ hợp xét tuyển |
|
Theo KQ thi THPT | Theo phương thức khác | ||||
Chương trình đào tạo chuẩn | |||||
1. | Sư phạm tiếng Anh | 7140231 | 100 | 75 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
2. | Ngôn ngữ Anh | 7220201 | 225 | 225 | |
3. | Ngôn ngữ Nga | 7220202 | 35 | 35 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
4. | Ngôn ngữ Pháp | 7220203 | 50 | 50 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
5. | Sư phạm tiếng Trung Quốc | 7140234 | 15 | 10 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
6. | Ngôn ngữ Trung Quốc | 7220204 | 100 | 100 | |
7. | Ngôn ngữ Đức | 7220205 | 50 | 50 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
8. | Sư phạm tiếng Nhật | 7140236 | 15 | 10 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
9. | Ngôn ngữ Nhật | 7220209 | 100 | 100 | |
10. | Sư phạm tiếng Hàn Quốc | 7140237 | 15 | 10 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
11. | Ngôn ngữ Hàn Quốc | 7220210 | 100 | 100 | |
12. | Ngôn ngữ Ả Rập | 7220211 | 15 | 15 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
13. | Văn hóa và truyền thông xuyên quốc gia | 7220212 | 25 | 25 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
Chương trình đào tạo Liên kết quốc tế | |||||
14. | Kinh tế – Tài chính*** | 7903124 | 250 | 250 |
Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01) |
(***) CTĐT chính quy – liên kết quốc tế học hoàn toàn tại Việt Nam. Ngành Kinh tế – Tài chính do trường Southern New Hampshire – Hoa Kỳ cấp bằng.
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
1. Giới thiệu sơ lược về trường ULIS
ULIS là tên viết tắt của University of Languages and International Studies (Trường Đại học Ngoại ngữ) – một trong những ngôi trường thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội. ULIS là trường đại học công lập được hình thành từ năm 1955. Đến nay, ULIS được biết đến là trung tâm đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu nhiều loại ngôn ngữ với các cấp bậc khác nhau, bao gồm Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Trường được đặt trụ sở tại Số 2, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện tại, Hiệu trưởng của trường là Tiến sĩ Đỗ Tuấn Minh. Còn Phó hiệu trưởng gồm 3 thành viên: Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Lâm Quang Đông, Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Ngô Minh Thủy, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Long.
2. Các khoa, chuyên ngành đang được đào tạo tại ULIS
2.1. Các khoa đào tạo của ULIS
Tính đến thời điểm này, ULIS bao gồm 11 khoa, 4 bộ môn trực thuộc, 14 trung tâm nghiên cứu/chức năng và 1 trường THPT, 1 trường THCS trực thuộc.
– Các khoa đang được đào tạo: Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói Tiếng Anh, Ngôn ngữ và Văn hóa Đức, Ngôn ngữ và Văn hóa Nga, Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp.
– Các bộ môn trực thuộc: Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Nam Á, Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Ngôn ngữ và Văn hóa Ả Rập, Tâm lý – Giáo dục.
– Các trung tâm nghiên cứu và chức năng: Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ & Quốc tế học; Nghiên cứu Pháp ngữ; Nghiên cứu và dạy học tiếng Hán ULIS – Sunwah; Công nghệ thông tin – Truyền thông và Học liệu; Đảm bảo chất lượng; Khảo thí; Giáo dục Quốc tế; Tư vấn Tâm lý Học đường; Hợp tác Đông Á; Bồi dưỡng giáo viên; Hàn ngữ Sejong 2; Hợp tác và phát triển Việt – Nhật; Hỗ trợ sinh viên; Phát triển Nguồn lực.
– Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.
– Trường THCS Ngoại ngữ.
Việc làm giáo viên tiếng anh
2.2. Các chuyên ngành được đào tạo tại ULIS
ULIS có rất nhiều chuyên ngành đào tạo, được chia theo nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm: 15 ngành Ngoại ngữ được đào tạo chính quy, 6 ngành học chất lượng cao và 16 ngành học liên kết, đào tạo 7 ngành Thạc sĩ và 4 ngành Tiến sĩ cùng một số hệ đào tạo khác.
2.2.1. Đối với hệ Cử nhân
– Chương trình đào tạo chính quy:
Bao gồm các ngành: Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm tiếng Trung, Ngôn ngữ Nhật Bản, Sư phạm tiếng Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Sư phạm tiếng Hàn, Ngôn ngữ Nga, Sư phạm tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm tiếng Pháp, Ngôn ngữ Đức, Sư phạm tiếng Đức, Ngôn ngữ Ả Rập.
– Các ngành học chất lượng cao:
Theo thông tư 23 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CLC TT23), ULIS chỉ tuyển sinh 3 ngành chất lượng cao là Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức và Ngôn ngữ Nhật Bản. Chương trình chất lượng cao luôn thể hiện được ưu thế vượt bậc so với chương trình chất lượng đại trà thông qua cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cũng như các khung chương trình được đào tạo riêng. Học phí Ngành chất lượng cao dao động trong khoảng 3,5 triệu/tháng. Để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về đầu ra, các sinh viên học ngành Chất lượng cao phải học thêm ngôn ngữ thứ hai là Tiếng Anh (bắt buộc) và đạt C1 (bậc 5) theo khung năng lực ngoại ngữ cho cả Tiếng Anh và ngôn ngữ còn lại.
– Chương trình đào tạo chính quy thứ hai:
Sau khi học xong năm thứ nhất, sinh viên đã đáp ứng đủ điều kiện học lực có thể đăng ký học thêm chương trình đào tạo thứ hai nếu như có nhu cầu, nguyện vọng. Chương trình đào tạo thứ hai này phải nằm trong 16 ngành đào tạo thuộc 6 đơn vị của hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế quốc tế, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh.
+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Khoa học quản lý, Báo chí.
+ Trường Đại học Giáo dục: Quản trị trường học
+ Trường Đại học Ngoại ngữ (ULIS): Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản, Ngôn ngữ Anh.
+ Khoa Quốc tế: Hệ thống thông tin quản lý, Kinh doanh quốc tế, Kế toán, Phân tích kiểm toán.
+ Khoa Luật: Luật học.
Khi học ngành liên kết, các sinh viên có thể yên tâm về thời gian học của chương trình thứ hai. Chương trình thứ hai có thời gian đào tạo cùng lúc với chương trình đào tạo thứ nhất (6 năm học) để sinh viên có thể ra trường đúng hạn.
– Chương trình liên kết quốc tế
Khi người học theo học chương trình liên kết quốc tế, bằng được cấp sẽ do trường đại học nước ngoài cấp bằng. Các ngành được xét vào chương trình liên kết quốc tế bao gồm:
+ Kinh tế – Tài chính: học tại Việt Nam, được trường đại học Southern New Hampshire (Mỹ) cấp bằng.
+ Kinh tế – Quản lý: học tại Việt Nam, được trường đại học Picardie Jules Verne (Pháp) cấp bằng.
+ Khóa học tiếng Hàn 1 năm: được chọn 1 trong 22 chuyên ngành tại Hàn Quốc, được Đại học Kookmin (Hàn Quốc) cấp bằng.
+ Khóa học tiếng Trung 1 năm: được chọn 1 trong 22 chuyên ngành tại Đài Loan, được Đại học Chaoyang (Đài Loan) cấp bằng.
– Hệ Vừa làm vừa học:
Những ngành được cấp bằng Cử nhân hệ Vừa làm vừa học gồm có: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc và Ngôn ngữ Nhật Bản.
– Hệ Cử tuyển:
Những ngành được cấp bằng Cử nhân hệ Cử tuyển gồm có: Ngôn ngữ Anh và Ngôn ngữ Trung Quốc.
Việc làm Biên – Phiên dịch tại Hà Nội
2.2.2. Đối với Thạc sĩ
– Ngành Tiếng Anh: chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Anh.
– Ngành Tiếng Hàn: chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.
– Ngành Tiếng Nhật: chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản.
– Ngành Tiếng Đức: chuyên ngành Ngôn ngữ Đức.
– Ngành Tiếng Nga: chuyên ngành Ngôn ngữ Nga, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Nga.
– Ngành Tiếng Pháp: chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Pháp.
– Ngành Tiếng Trung: chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Trung Quốc.
2.2.3. Đối với Tiến sĩ
– Ngành Tiếng Anh: chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Trung Quốc.
– Ngành Tiếng Nga: chuyên ngành Ngôn ngữ Nga, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Nga.
– Ngành Tiếng Pháp: chuyên ngành Ngôn ngữ Pháp, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Pháp.
– Ngành Tiếng Trung: chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy bộ môn Tiếng Trung Quốc.